PHÒNG LÂY NHIỄM KHI SỐNG CHUNG VỚI F0 TẠI NHÀ

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Sơn Động, từ ngày 26/10/2021 đến ngày 02/3/2022, trên địa bàn huyện ghi nhận 3.288 ca bệnh F0, số F0 điều trị tại nhà là 2.990 người, chiếm tỷ lệ 90,9%.

Nhiều người cho rằng, khi phải sống chung một nhà với người mắc Covid-19 (F0), đặc biệt đối với các nhà khép kín, có diện tích hẹp thì việc giữ tuyệt đối cho bản thân không bị lây nhiễm Covid-19 là điều rất khó. Việc bạn có bị lây nhiễm Covid-19 khi sống cùng nhà với F0 sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, đảm bảo cách ly y tế, vệ sinh bề mặt, thu gom và xử lý rác tại hộ gia đình…

Theo Phó giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, để tránh lây nhiễm khi sinh sống cùng F0 thì phải ở riêng phòng, phòng ở phải thường xuyên mở cửa để đảm bảo thoáng khí, mọi sinh hoạt như tắm giặt, ăn uống phải tách biệt với những người mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi chung nhà thì dù là F0 hay F1 cũng phải đeo khẩu trang. Đồng thời, F1 phải tự theo dõi sức khoẻ của bản thân trong quá trình cách ly chung với F0…Để hạn chế tối đa lây chéo, ông Nga khuyến cáo mọi thành viên trong gia đình nếu có F0 cần hạn chế nói chuyện với nhau, có thể trao đổi qua điện thoại hoặc tin nhắn. Đặc biệt, cần lưu ý ở những vị trí như bếp nấu, nhà vệ sinh, tay nắm cửa... Nếu phải sử dụng chung nhà vệ sinh thì cả F0 và F1 phải có ý thức không khạc nhổ bừa bãi, chú ý vệ sinh thường xuyên các vị trí như tay nắm cửa nhà vệ sinh, công tắc điện để tránh virut lây lan, thu gom và xử lý rác thải của người bệnh F0 theo hướng dẫn của trạm y tế./.

 

                                Tác giả: Mông Xuân Luyện- Phòng KHNV

User Online:3012

Total visited: 34025563