Đề nghị báo giá Vật tư, hóa chất khám phụ khoa cho công nhân khu công nghiệp năm 2024

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Đề nghị báo giá Sửa chữa trang thiết bị

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Tiếp tục triển khai hoạt động tư vấn, khám, điều trị PrEP lưu động tại thành phố Bắc Giang

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Chiều ngày 3/10, Đội tư vấn, khám, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) lưu động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức buổi truyền thông, khám, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

Tại đây, Đội tư vấn, khám, điều trị PrEP lưu động của Trung tâm đã cung cấp thông tin về những lợi ích của PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV đối với nhóm MSM; tiêu chuẩn đối tượng tham gia điều trị PrEP, quy trình cung cấp PrEP tại tỉnh Bắc Giang.  Đồng thời, tư vấn cho khách hàng thông tin về các dịch vụ hỗ trợ, thuốc kháng HIV (thuốc ARV) điều trị PrEP; chi phí xét nghiệm sàng lọc, theo dõi điều trị PrEP; chi phí xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tư vấn, khám, điều trị PrEP lưu động cho khách hàng tại thành phố Bắc Giang.

Kết quả, Đội tư vấn, khám, điều trị lưu động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã đã tiếp cận khám, điều trị PrEP cho 20 khách hàng mới. Theo Kế hoạch số 82/KH-KSBT ngày 11/4/2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV trên địa bàn tỉnh, đến hết năm 2024, đơn vị phấn đấu giới thiệu được 360 khách hàng tham gia dịch vụ này.

Được biết hiện nay người nhiễm HIV thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang có dấu hiệu gia tăng. Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn tiếp tục là đường lây chính trong lây nhiễm HIV. Điều trị PrEP là một biện pháp can thiệp giảm lây nhiễm HIV một cách hữu hiệu với hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.

Tại Bắc Giang, ngành Y tế tỉnh xác định đối tượng ưu tiên cung cấp dịch vụ PrEP, mở rộng cung cấp thông tin PrEP cho thanh niên trẻ và nhân viên y tế; xây dựng kế hoạch và triển khai đa dạng mô hình, sáng kiến mới trong cung cấp dịch vụ PrEP như cung cấp dịch vụ lưu động, dịch vụ PrEP từ xa (Tele PrEP). Đồng thời nâng cao chất lượng điều trị, mở rộng độ bao phủ cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tới các khách hàng có nguy cơ lây nhiễm HIV.

 

Đỗ Tập

Hơn 500 khách hàng được xét nghiệm HIV online qua Website: tuxetnghiem.vn

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Xét nghiệm online trong điều trị dự phòng HIV/AIDS đang trở thành một công cụ quan trọng, giúp nâng cao nhận thức và tiếp cận dịch vụ y tế cho nhiều người. Thông qua các nền tảng trực tuyến, người dùng có thể dễ dàng đăng ký xét nghiệm, nhận tư vấn và kết quả một cách nhanh chóng và bảo mật. Điều này không chỉ giảm bớt rào cản về tâm lý, mà còn khuyến khích những người có nguy cơ cao tham gia xét nghiệm thường xuyên. Ngoài ra, xét nghiệm online cũng hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin giáo dục, giúp người dân hiểu rõ hơn về các biện pháp dự phòng như PrEP, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống HIV/AIDS.

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, xu hướng dịch HIV trong nhóm đối tượng khác (bạn tình nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV, quan hệ tình dục khác giới…) chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,5%. Tiếp đến là nhóm nghiện chích ma túy với 28,4%. Thấp nhất là đối tượng phụ nữ bán dâm với 1,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ HIV trong nhóm MSM có xu hướng tăng rõ rệt trong thời gian qua.

Xét nghiệm cho khách hàng PrEP tại cơ sở điều trị - Trung tâm KSBT tỉnh

Tại Bắc Giang, từ  tháng 4/2022, chương trình cung cấp test HIV bằng dịch miệng miễn phí với hình thức đặt test trực tuyến qua Website: tuxetnghiem.vn bắt đầu được triển khai tại tỉnh. Đây được xem là một trong những giải pháp rất ý nghĩa, phần nào tháo gỡ những rào cản trong xét nghiệm HIV. Đến nay đã có 523 khách hàng thực hiện dịch vụ này.

Sau khi nhận test, khách hàng tự làm xét nghiệm HIV tại nhà bằng dịch miệng theo hướng dẫn và gửi kết quả xét nghiệm lên tài khoản cá nhân của mình trên website để được tư vấn tiếp theo vào các dịch vụ phù hợp như Prep, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị ARV, điều trị Viêm gan C... Nếu kết quả có phản ứng, khách hàng sẽ được tư vấn làm xét nghiệm khẳng định. Nếu kết quả khẳng định dương tính, khách hàng sẽ được tư vấn, kết nối chuyển điều trị ARV. Khách hàng có kết quả âm tính, tiếp tục được tư vấn dự phòng HIV, điều trị PrEP.

Tuy nhiên, ngoài sự thuận tiện mà xét nghiệm HIV online mang lại, thì dịch vụ này cũng gặp một số rào cản chính như: nhiều người, đặc biệt là ở vùng nông thôn hoặc những người có thu nhập thấp, có thể không có thiết bị điện tử hoặc kết nối internet ổn định; Người dùng có thể cảm thấy xấu hổ hoặc lo ngại về việc bị phát hiện khi tham gia xét nghiệm, dẫn đến việc họ không muốn sử dụng dịch vụ trực tuyến; Một số người có thể không biết về các dịch vụ xét nghiệm online hoặc không hiểu cách thức hoạt động của chúng, khiến họ không tham gia; Sự lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và dữ liệu sức khỏe có thể làm người dùng không yên tâm khi sử dụng dịch vụ xét nghiệm này…

Để vượt qua những rào cản này, cần có chiến lược truyền thông hiệu quả, nâng cao nhận thức của nhóm đối tượng nguy cơ cao, cùng với đó là đảm bảo tính bảo mật thông tin khách hàng để có thể tạo dựng lòng tin giúp cho dịch vụ xét nghiệm HIV online tiếp cận được khách hàng nhiều hơn.

Trần Huyền

Phát hiện 46 trường hợp nhiễm HIV mới trong 9 tháng đầu năm

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Tại tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 14/9/2024, số lũy tích người nhiễm HIV toàn tỉnh 3.726 người, trong đó người nhiễm HIV còn sống hiện đang quản lý tính đến thời điểm báo cáo là 1.590 người. Số người nhiễm HIV còn sống tập trung chủ yếu tại TP. Bắc Giang với 413 người, chiếm 26% tổng toàn tỉnh. Tiếp đến là các huyện Lạng Giang với 195 người, chiếm 12,3%; huyện Lục Ngạn với 181 người, chiếm 11,4%. Huyện Sơn Động có số người nhiễm HIV còn sống thấp nhất với 36 người, chiếm 2,3%.

Số người nhiễm HIV phát hiện mới và tử vong có xu hướng giảm qua các năm. Tính đến 14/9/2024, toàn tỉnh có 46 trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới có địa chỉ thường trú tại tỉnh Bắc Giang. Các trường hợp nhiễm HIV  phát hiện mới qua các năm thường tập trung nhiều nhất tại TP. Bắc Giang, Việt Yên, Lục Nam, Lục Ngạn, thấp nhất tại huyện Sơn Động.

Đường lây chủ yếu trong số người nhiễm HIV mới phát hiện là qua đường quan hệ tình dục, tiếp đến là lây qua đường máu, có xu hướng giảm dần qua các năm. Tính đến 14/9/2024, phát hiện 31 trường hợp nhiễm mới HIV lây qua đường quan hệ tình dục trong tổng số 46 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện.

Có thể thấy, hiện nay đường lây truyền HIV chủ yếu là qua đường quan hệ tình dục chiếm 62,45%; tiếp đến là lây qua đường máu, chiếm 29,18%. Trong đó nhóm đối tượng có bạn tình nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV, quan hệ tình dục khác giới… chiếm tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất với 60,5%. Tiếp đến là nhóm nghiện chích ma túy với 28,4%. Thấp nhất là đối tượng phụ nữ bán dâm (PNBD) với 1,2%.

Trần Huyền

Truyền thông tạo dựng lòng tin, nâng cao tỷ lệ tiếp cận và duy trì điều trị của khách hàng PrEP

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 14/9/2024, số lũy tích người nhiễm HIV toàn tỉnh 3.726 người, trong đó người nhiễm HIV còn sống hiện đang quản lý tính đến thời điểm báo cáo là 1.590 người.

Số người nhiễm HIV còn sống tập trung chủ yếu tại TP. Bắc Giang với 413 người, chiếm 26% tổng toàn tỉnh. Tiếp đến là các huyện Lạng Giang với 195 người, chiếm 12,3%; huyện Lục Ngạn với 181 người, chiếm 11,4%. Huyện Sơn Động có số người nhiễm HIV còn sống thấp nhất với 36 người, chiếm 2,3%. Hiện nay, đường lây truyền HIV chủ yếu là qua đường quan hệ tình dục chiếm 62,45%; tiếp đến là lây qua đường máu, chiếm 29,18%. Nhóm đối tượng khác (bạn tình nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV, quan hệ tình dục khác giới…) chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,5%. Tiếp đến là nhóm nghiện chích ma túy (NCMT ) với 28,4%. Thấp nhất là đối tượng phụ nữ bán dâm (PNBD) với 1,2%.

Độ tuổi nhiễm HIV cao nhất tập trung ở nhóm 30-39 tuổi (372 nam và 216 nữ). Nhóm tuổi thấp nhất là 0-14 tuổi (35 nam và 29 nữ).

Thống kê cho thấy, số người nhiễm HIV phát hiện mới tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng khác (bạn tình nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV, quan hệ tình dục khác giới…), với 71 trường hợp phát hiện trong năm 2020, giảm xuống còn 56 trường hợp trong năm 2023. Tính đến 14/9/2024 phát hiện mới 29 trường hợp đối tượng khác, 7 trường hợp MSM, 6 trường hợp NCMT, 1 trường hợp phụ nữ mang thai và 3 trường hợp vợ/chồng/bạn tình người nhiễm HIV.

Như vậy có thể thấy, đối tượng bạn tình nhóm nguy cơ cao và quan hệ tình dục khác giới có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất, lên đến 60,5%. Vì vậy, trong những năm gần đây, chương trình phòng, chống HIV tập trung vào các hoạt động can thiệp giảm hại được triển khai đầy đủ tới các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao như NCMT, PNBD và MSM. Đặc biệt trong số đối tượng MSM, có 720 người được nhận dịch vụ trên tổng số 870 đối tượng ước tính trên toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 83%.

Lập hồ sơ bệnh án mới cho khách hàng PrEP tại TTKSBT tỉnh

Tại Việt Nam, điều trị PrEP được triển khai từ năm 2017 ngay sau khuyến cáo của WHO. Đến 31/12/2021, có 28/63 tỉnh, thành phố với gần 200 cơ sở điều trị PrEP cho gần 38.000 người. Tại tỉnh Bắc Giang, hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cũng đã được khởi động và tháng 10 năm 2020, sau 3 năm đi vào hoạt động, dự án điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ( PrEp) đã chứng minh hiệu quả. Số khách hàng mới điều trị Prep và số khách hàng điều trị Prep ít nhất 1 lần tăng qua các năm. Tính đến 14/9/2024, số khách hàng điều trị Prep mới là 303, số khách hàng điều trị Prep ít nhất 1 lần là 327. Số khách hàng hiện đang điều trị Prep tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là 91 người. Tuy nhiên, số khách hàng PrEP duy trì từ 03 tháng trở lên còn thấp, cùng với đó là những khó khăn trong tiếp cận khách hàng mới tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận khách hàng trong nhóm nguy cơ cao còn hạn chế, tỷ lệ duy trì điều trị của các đối tượng này thấp do sự chủ quan vì nghĩ không thấy nguy cơ lây nhiễm, có những trường hợp thay đổi chỗ ở hoặc bận công việc chưa sắp xếp được thời gian…Cùng với đó có thể thấy, khó khăn lớn nhất trong tiếp cận đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm HIV là tâm lý e ngại, sợ bị kỳ thị, sợ bị lộ thông tin cá nhân, nên họ có tâm lý né tránh không muốn tiếp cận chương trình.

Tiếp xúc với chúng tôi bạn N.T cho biết “ Do tính chất công việc em đang làm công nhân ở dưới khu công nghiệp, biết việc quan hệ tình dục với nhiều người dễ lây nhiễm HIV, em cũng muốn tham gia chương trình điều trị của các anh chị nhưng do công việc bận rộn, em ngại đi lại và cũng ngại nhỡ mọi người biết thì xấu hổ, sợ mọi người nhìn em với ánh mắt khinh thường nên em lưỡng lự mãi tận hôm nay mới gặp các anh chị”. Đây có lẽ là tâm lý chung không chỉ của riêng bạn N.T, bởi vậy ngay từ những ngày đầu khi triển khai chương trình cung cấp dịch vụ PrEP, yếu tố bảo mật thông tin khách hàng luôn được Khoa Phòng, chống HIV/AIDS đặt lên hàng đầu và được cam kết mạnh mẽ nhằm tạo dựng lòng tin cho khách hàng, cùng với đó là việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm online để khách hàng có thể thuận tiện trong quá trình theo dõi và điều trị của mình.

Để đạt được các mục tiêu đề ra của chương trình PrEP tại tỉnh Bắc Giang là  tỷ lệ khách hàng duy trì điều trị PrEP sau 3 tháng đạt trên 80%, cần đẩy mạnh công tác truyền thông chống kỳ thị, phân biệt đối xử, cung cấp thông tin chi tiết và dễ hiểu về PrEP cho cộng đồng, bao gồm cả lợi ích, rủi ro và cách sử dụng đúng. Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng như truyền hình, truyền thông qua mạng xã hội và các hoạt động tương tác trực tiếp với cộng đồng, đồng thời tạo ra các chính sách và chương trình bảo hiểm y tế hoặc tài trợ để giảm thiểu chi phí cho việc sử dụng PrEP và tăng cơ hội tiếp cận cho mọi người…Nhằm giúp cho những người có nguy cơ cao có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ điều trị dự phòng PrEP, nâng cao tỷ lệ tiếp cận và duy trì điều trị của khách hàng, qua đó hoàn thành các mục tiêu trong Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Trần Huyền

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Theo báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm tuần 37 năm 2024 của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 3.711 trường hợp sốt phát ban nghi sởi (1.458 trường hợp xác định dương tính), 01 ca tử vong; so với cùng kỳ năm 2023, số trường hợp sốt phát ban nghi sởi cao hơn 12,8 lần, số trường hợp xác định dương tính cao hơn 42 lần. Từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 14 tr.h nghi/mắc Sởi (02 tr.h Dương tính tại TP Bắc Giang), tăng 07 tr.h so với cùng kì năm 2023.

Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu công nghiệp (KCN) triển khai một số nội dung sau:

Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng và sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, các khu vực tập trung đông người), đặc biệt truyền thông về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và vận động người dân đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đảm bảo đủ mũi và đúng lịch.

Phối hợp chặt chẽ với Phòng Giáo dục và Đào tạo tại địa phương chỉ đạo các trường Mầm non và Tiểu học, tích cực giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi/mắc sởi, cách ly, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh đầu tiên, không để bùng phát dịch bệnh sởi ra cộng đồng. Khi phát hiện có trường hợp nghi/mắc sởi, thực hiện điều tra ca bệnh, lấy mẫu xét nghiệm (huyết thanh 3ml), bảo quản, vận chuyển và gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để xét nghiệm chẩn đoán xác định (mẫu phiếu điều tra kèm theo).

Tăng cường giám sát, phát hiện bệnh nghi/mắc sởi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng, tổ chức tốt công tác thu dung, cách ly, cấp cứu, điều trị bệnh nhân sởi, hạn chế vận chuyển bệnh nhân trong khả năng điều trị. Thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tăng cường thực hiện tiêm vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hàng tháng cho trẻ đủ 09 tháng tuổi và 18 tháng tuổi (vắc xin sởi, sởi-rubella). Rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm vắc xin sởi, sởi-rubella hoặc tiêm chưa đầy đủ trên địa bàn, tổ chức tiêm bù, tiêm vét vắc xin sởi, sởi-rubella đảm bảo đạt tỷ lệ ở quy mô xã, phường, thị trấn, đặc biệt chú trọng tại khu vực có mật độ tập trung dân cao và sự di biến động dân cư lớn, các thôn, bản vùng sâu, vùng xa.

Củng cố Đội/Tổ chống dịch cơ động tại đơn vị, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, phòng chống dịch, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch xảy ra, hỗ trợ kịp thời cho các địa phường triển khai các biện pháp đáp ứng xử lý ổ dịch và công tác thu dung, điều trị, cấp cứu bệnh nhân. Thực hiện nghiêm túc quy định về việc thông tin, báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế./.

Nguyễn Hòa

Thư mời báo giá Dịch vụ thuê tài sản tại trụ sở chính và cơ sở 1 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá phục vụ lập dự toán: Dịch vụ thuê tài sản tại trụ sở chính và cơ sở 1 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang kính mời các nhà cung cấp dịch vụ quan tâm báo giá dịch vụ cho thuê tài sản theo yêu cầu tại phụ lục kèm theo. Chi tiết đề nghị báo giá xem tại đây: /documents/1085139/1273090/1727920839112_1.+Thu%CC%9B+mo%CC%9B%CC%80i+ba%CC%81o+gia%CC%81+thue%CC%82+ta%CC%80i+sa%CC%89n-+co%CC%82%CC%89ng_signed_signed_signed_signed_signed+%281%29+%281%29.pdf/44aec767-68f2-4a3d-bc8d-4e7d520e3cba

CDC Bắc Giang

Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế để an toàn cho mẹ, mạnh khỏe cho con

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Đây là chủ đề của tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 được Bộ Y tế triển khai từ ngày 1 - 7/10/2024, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

Làm mẹ an toàn là một trong các nội dung quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Mục tiêu của làm mẹ an toàn là nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhằm giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Các nội dung giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn đã được Tổ chức Y tế thế giới và nhiều nước quan tâm, trở thành nội dung quan trọng của chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn cầu.

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời vận động các cấp chính quyền đoàn thể từ trung ương đến địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế triển khai Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 trên phạm vi toàn quốc, thời gian từ ngày 1/10 đến ngày 7/10/2024.

Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế là an toàn nhất cho mẹ và bé (nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế).

Các hoạt động chủ yếu trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn bao gồm truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kết hợp hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, thông qua đó thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách với công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại địa phương.

Bộ Y tế đề ra một số chỉ tiêu trong tuần lễ Làm mẹ an toàn như mỗi địa phương, đơn vị tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn; Cũng cấp thông tin về làm mẹ an toàn cho 100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương, ít nhất 30% số phụ nưữ trong độ tuổi sinh đẻ tại địa phương, ít nhất 30% số gia đình, đặc biệt là người chồng của phụ nưữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã.

Hưởng ứng tuần lễ Làm mẹ an toàn, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn, tập trung vào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ về Làm mẹ an toàn (chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh), tăng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao, hợp lý, an toàn. Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị lựa chọn các hoạt động cụ thể như tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ…để triển khai tại đơn vị mình theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đỗ Tập

Mở rộng điều trị PrEP góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Tình hình dịch HIV tại Việt Nam còn diễn biến phức tạp với số người nhiễm HIV đang có xu hướng trẻ hóa, người nhiễm HIV thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang có dấu hiệu gia tăng. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm sẽ góp phần tích cực để giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, trong 03 năm trở lại đây, số người nhiễm HIV được phát hiện có xu hướng tăng lên, trong đó gần 60% là nam quan hệ tình dục đồng giới. Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn tiếp tục là đường lây chính trong lây nhiễm HIV và tỷ lệ này có xu hướng gia tăng.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là một biện pháp can thiệp giảm lây nhiễm HIV một cách hữu hiệu với hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi lây truyền HIV do quan hệ hình dục không an toàn là nguyên nhân chính tại Việt Nam.

Kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm vào năm 2017, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Việt Nam đang dẫn đầu khu vực châu Á về việc triển khai chiến lược sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) với số lượng người sử dụng PrEP vượt quá 65.000 người vào năm 2023, đồng thời, trong giai đoạn từ 2020 đến 2023, đã có tổng cộng 96.500 người tham gia chương trình. Duy trì hơn 70% người dùng PrEP trong 3 tháng. Bên cạnh đó, những mô hình linh hoạt và đa dạng để triển khai PrEP, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh truyền thông, tư vấn cho khách hàng tại huyện Lục Nam điều trị PrEP.

PrEp được triển khai tại Bắc Giang từ tháng 10/2020. Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Bắc Giang đã cơ bản triển khai tốt và có những kết quả bước đầu trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được từ chương trình PrEP, năm 2024, ngành Y tế tỉnh đặt mục tiêu 300 khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị PrEP ít nhất 1 lần. Với sự nỗ lực của các đơn vị trong ngành, tính đến tháng 9, số khách hàng được điều trị PrEP là 327 người, đạt 109% so với kế hoạch.

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS, tỉnh Bắc Giang tiếp tục mở rộng, đổi mới các biện pháp can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV. Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) ở các cụm công nghiệp, khu công nghiệp lớn và cả hệ thống công lập và tư nhân.

Rà soát, xác định đối tượng ưu tiên cung cấp dịch vụ PrEP, mở rộng cung cấp thông tin PrEP cho thanh niên trẻ và nhân viên y tế; xây dựng kế hoạch và triển khai đa dạng mô hình, sáng kiến mới trong cung cấp dịch vụ PrEP như cung cấp dịch vụ lưu động, dịch vụ PrEP từ xa (Tele PrEP).

Duy trì và nâng cao chất lượng điều trị PrEP tại cơ sở điều trị, kết nối khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị PrEP. Mở rộng độ bao phủ cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tới các khách hàng có nguy cơ lây nhiễm HIV bao gồm: Người có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển đổi giới tính; người sử dụng ma túy; người bán dâm; vợ/chồng của người nhiễm HIV, người có quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển đổi giới tính và người sử dụng ma túy, người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.

Cùng với đó, các cơ sở y tế sẽ tăng cường chuyển gửi, kết nối điều trị giữa điều trị PrEP với chẩn đoán, điều trị các bệnh phối hợp như viêm gan B, C, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đỗ Tập

Hiện có 750 bệnh nhân được quản lý điều trị ARV tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Tính đến ngày 30/9/2024, đã có 750 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc ARV tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Tính trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận khám, điều trị và cấp phát thuốc cho gần 40 người.

Điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) mang lại nhiều lợi ích quan trọng  việc phòng chống HIV như, giúp kiểm soát virus ARV, giảm tải lượng virus HIV trong cơ thể xuống mức không phát hiện được, giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và bảo vệ hệ miễn dịch. Khi tải lượng virus thấp (dưới 200 bản sao/ml máu), nguy cơ lây truyền HIV sang người khác giảm đáng kể. Điều này có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng. Người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn và có thể duy trì cuộc sống bình thường hơn khi được điều trị kịp thời và hiệu quả. Điều trị bằng ARV làm giảm nguy cơ mắc bệnh đồng nhiễm, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể của người sống với HIV. Việc kiểm soát bệnh và giảm tải lượng virus có thể cải thiện tâm trạng và sự tự tin của người bệnh, giảm lo âu và trầm cảm.

Xét nghiệm máu cho bệnh nhân ARV tại cơ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Có thể thấy việc sử dụng ARV không chỉ mang lại lợi ích cho người nhiễm HIV mà còn góp phần vào sự bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc giảm nguy cơ lây nhiễm. Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có đủ sức khỏe, thể lực, sống và lao động bình thường như những người khác, nhờ đó, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bởi đa phần người mắc HIV đều trong độ tuổi lao động, theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát thì hiện tại có trên 92% bệnh nhân đang điều trị ARV tại đơn vị có độ tuổi từ trên 16 đến dưới 60 tuổi, độ tuổi dưới 16 tuổi chỉ có 24 bệnh nhân, trên 60 tuổi có 34 bệnh nhân.

Như vậy, nêu bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt thì hoàn toàn có đủ sức khỏe và thể lực để lao động bình thường như những người khác, giúp người sống với HIV có cuộc sống khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ lây truyền cho người khác. Ngoài ra, bệnh nhân điều trị ARV còn được điều trị miễn phí bệnh viêm gan C, từ đầu năm đến nay đơn vị cũng đã điều trị cho 31 bệnh nhân đồng nhiễm HIV - Viêm gan C, Methadone - Viêm gan C.

Khám bệnh ngoài da cho bệnh nhân điều trị ARV tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Vì vậy, điều trị ARV luôn được coi là một phần quan trọng trong chiến lược phòng chống HIV, giúp người sống với HIV có cuộc sống khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ lây truyền cho người khác.

Trần Huyền

Khám, tư vấn, lập hồ sơ bệnh án mới cho 10 khách hàng về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) trong buổi sáng 1/10

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Sáng nay, ngày 1/10/2024, Phòng Khám cơ sở 2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tiếp nhận khám, tư vấn và lập hồ sơ bệnh án mới( lần đầu) cho 10 khách hàng về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ( PrEP).

Tại đây, khách hàng được cung cấp thông tin về những lợi ích quan trọng của PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV, cách lây lan, cách phòng tránh, và cách điều trị, đặc biệt với những người có nguy cơ cao nhiễm HIV trong đó có nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); thông tin về tiêu chuẩn đối tượng tham gia điều trị PrEP, quy trình cung cấp PrEP tại tỉnh Bắc Giang và tính bảo mật thông tin khách hàng điều trị.

Khách hàng PrEp được tư vấn và lập hồ sơ bệnh án tại Trung tâm KSBT tỉnh

Điều này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về bệnh, giảm thiểu sự lo lắng và lo âu, và thúc đẩy hành động tự bảo vệ. Đồng thời, buổi tư vấn cũng giúp khách hàng đánh giá được nguy cơ cá nhân dựa trên lối sống và hành vi tình dục của họ.

Để đảm bảo hiệu quả, người sử dụng cần tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình sử dụng PrEP theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời cần kiểm tra thường xuyên, việc thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ là quan trọng để đảm bảo PrEP vẫn hoạt động hiệu quả và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Khách hàng cũng được tư vấn rõ ràng về việc điều trị PrEP không thể giúp khách hàng bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm khác như các bệnh lây qua đường tình dục khác hoặc viêm gan B, vì vậy việc sử dụng bảo vệ bổ sung như bao cao su vẫn rất cần thiết

Trần Huyền

Tập huấn dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Ngày 1/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức lớp tập huấn dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con năm 2024.

Hơn 40 học viên tham gia lớp học này là những cán bộ Khoa Sức khỏe sinh sản thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cán bộ khoa Sản thuộc Trung tâm Y tế thị xã Việt Yên, huyện Yên Dũng cùng cán bộ chuyên trách công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của các trạm y tế tuyến xã trên địa bàn hai đơn vị nêu trên.

Quang cảnh lớp tập huấn.

Tại đây, học viên được nghe đồng chí Phan Thị Thi, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh truyền đạt các nội dung của lớp tập huấn như triển khai văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về chăm sóc trước sinh, dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai; các hướng dẫn kỹ thuật can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con; Kế hoạch của tỉnh, của Sở Y tế về triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con.

Đồng chí Phan Thị Thi, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh truyền đạt các nội dung lớp tập huấn.

Việc mở lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế về chăm sóc trước sinh, dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con. Đồng thời giúp cho đội ngũ cán bộ y tế chuyên trách nắm vững kỹ thuật can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc trước sinh, giảm tỷ lệ lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh.

Lớp tập huấn giúp cán bộ y tế chuyên trách nắm vững kỹ thuật can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con.

Theo kế hoạch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ mở 6 lớp tập huấn ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện cho tổng số hơn 200 cán bộ y tế khoa Sản, thuộc trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã; cán bộ chuyên trách công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của các trạm y tế tuyến xã các bệnh viện ngoài công lập.

Đỗ Tập

Đề nghị báo giá Sửa chữa trang thiết bị

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Sửa chữa trang thiết bị từ nguồn Nguồn kinh phí Giám sát nước sạch nông thôn và nguồn thu dịch vụ của đơn vị, nội dung cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1267745/1727694078929_1.+Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+S%E1%BB%ADa+ch%E1%BB%AFa+TTBYT_signed_signed_signed_signed.pdf/4c44e741-1705-4370-942d-20309145af22

Phụ lục: /documents/1085139/1267745/1727694095165_2.+Ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+b%C3%A1o+gi%C3%A1++S%E1%BB%ADa+ch%E1%BB%AFa+TTBYT_signed_signed_signed.pdf/e5444a7b-0296-4151-a921-05797060ad53

CDC Bắc Giang

Đề nghị báo giá Hiệu chuẩn trang thiết bị.

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Hiệu chuẩn trang thiết bị từ nguồn Nguồn kinh phí Giám sát nước sạch nông thôn và nguồn thu dịch vụ của đơn vị, nội dung cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1267745/1727693869735_1.+Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+Hi%E1%BB%87u+chu%E1%BA%A9n+TTB_signed_signed_signed_signed.pdf/5f33fbb3-1774-4423-88ff-a0639f5b62e3

Phụ lục: /documents/1085139/1267745/1727693886981_2.+Ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+b%C3%A1o+gi%C3%A1+Hi%E1%BB%87u+chu%E1%BA%A9n+TTB_signed_signed_signed.pdf/5b185df9-d096-4cbc-908c-dbe869107620

CDC Bắc Giang

THƯ MỜI Báo giá in tranh Poster các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: In tranh Poster các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung để phục vụ hoạt động chuyên môn, từ nguồn kinh phí thực hiện hoạt động dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung năm 2024. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kính mời các nhà cung cấp quan tâm báo giá hàng hoá, dịch vụ chi tiết xem tại đây: /documents/1085139/1267745/1727614508900_Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+BG+Tranh+Poster+2%28nguyettt_ttksbt%29%2826.09.2024_15h47p32%29_signed_signed_signed_signed.pdf/f58ff891-0844-47eb-bbce-85b49764f308

CDC Bắc Giang

Đề nghị báo giá hóa chất, sinh phẩm, vật tư phục vụ công tác xét nghiệm phòng, chống dịch

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hóa chất, sinh phẩm, vật tư phục vụ công tác xét nghiệm phòng, chống dịch từ nguồn phòng chống dịch năm 2024, nội dung cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1267745/1727360899524_1.+Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+MUA+H%C3%93A+CH%E1%BA%A4T%2C+SINH+PH%E1%BA%A8M%2C+V%E1%BA%ACT+T%C6%AF+PH%E1%BB%A4C+V%E1%BB%A4+C%C3%94NG+T%C3%81C+X%C3%89T+NGHI%E1%BB%86M+PCD_signed_signed_signed_signed.pdf/1e868c04-23a8-45e7-b560-2a54dc957ef5

Phụ lục tại đây: /documents/1085139/1267745/1727360917556_2.+Ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+b%C3%A1o+gi%C3%A1+MUA+H%C3%93A+CH%E1%BA%A4T%2C+SINH+PH%E1%BA%A8M%2C+V%E1%BA%ACT+T%C6%AF+PH%E1%BB%A4C+V%E1%BB%A4+C%C3%94NG+T%C3%81C+X%C3%89T+NGHI%E1%BB%86M+PCD_signed_signed_signed.pdf/1a6791f0-f05a-4a6e-b858-a4756c91db03

CDC Bắc Giang

Thông báo Kết quả thử nghiệm mẫu nước sạch: Hệ thống cấp nước tập trung thị trấn Cao Thượng

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Thông báo Kết quả thử nghiệm mẫu nước sạch: Hệ thống cấp nước tập trung thị trấn Cao Thượng.

Chi tiết xem tại đây

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, virus này được truyền từ người sang người thông qua muỗi đốt. Bệnh đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương có thể dẫn tới sốc và tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Hiện nay đang là cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước trong những tuần gần đây, tại khu vực miền Bắc dịch sốt xuất huyết chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh...

 Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (YAGI) nhiều địa phương có mưa to, đến rất to gây lũ lụt, ngập úng nhiều nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi, lăng quăng/bọ gậy phát triển, bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân tăng cao, trong đó ý thức và hành vi vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Dự báo số mắc sốt xuất huyết thời gian tới có thể tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.  

Tại tỉnh Bắc Giang từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 61 trường hợp sốt xuất huyết Dengue (SXHD) phân bố rải rác ở 10/10 huyện, thị xã, thành phố, các trường hợp đa số có yếu tố dịch tễ chủ yếu là từ các địa phương đang có dịch về như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh,…đã ghi nhận 04 ổ dịch SXHD quy mô từ 2 – 11 ca tại huyện Lạng Giang, Lục Nam, Hiệp Hòa và Lục Ngạn, đến nay không có trường hợp nào tử vong.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng và kéo dài trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã triển khai nhiều hoạt động như điều tra dịch tễ ca bệnh, xuống tận nơi xuất hiện ca bệnh để hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, đồng thời ban hành công văn đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu công nghiệp tỉnh (KCN)  chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue để người dân hiểu và hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue cho cá nhân và cộng đồng, như chủ động tham gia vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, dọn dẹp sạch sẽ, tạo không gian thoáng đãng ở nơi làm việc, sinh sống, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng/bọ gậy, muỗi . Đồng thời hướng dẫn người dân lật úp các xô, lọ, chai cũ chứa nước không dùng đến, cọ rửa và thay nước lọ hoa thường xuyên…để tránh muỗi đẻ trứng.

Ảnh: Internet

Các đơn vị cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ dịch tễ các trường hợp nghi/mắc sốt xuất huyết tại cộng đồng và tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, doanh nghiệp, đồng thời giám sát véc tơ (mật độ nhà có muỗi Aedes và chỉ số (BI) bọ gậy Aedes để có chỉ định phun hóa chất diệt muỗi).

Khi phát hiện ca nghi/mắc SXHD phải điều tra, lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm (Sử dụng test nhanh để sàng lọc trong chẩn đoán và giám sát vi rút) và gửi mẫu huyết thanh về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm xét nghiệm định týp vi rút Dengue.

Tiến hành giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ và mới phát sinh tại địa phương, xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài. Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình có ca bệnh, ổ dịch SXHD, đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật; vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun hóa chất diệt muỗi.

 Khi có 1 ổ dịch SXHD xử lý khu vực phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân.

 Khi có từ 3 ổ dịch SXHD trở lên tại một thôn/xóm/tổ dân phố hoặc tương đương trong vòng 14 ngày: Xử lý quy mô thôn/xóm/tổ dân phố và có thể mở rộng khi dịch lan rộng.

 Thời gian thực hiện: Các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD phải được triển khai trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch được xác định.

Một ổ dịch được xác định là chấm dứt khi: Không phát hiện được ca bệnh mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng. 3. Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân theo Quyết định số 2760/QĐ-BYT ngày 04/7/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue, hạn chế tối đa các trường hợp nặng, tử vong do sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh. 

Cùng với đó là tăng cường củng cố, duy trì đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống sốt xuất huyết Dengue từ xã đến huyện và đội ngũ cộng tác viên phòng, chống sốt xuất huyết tại các xã, phường, thị trấn; Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất diệt muỗi, máy phun hóa chất, để sẵn sàng đáp ứng kịp thời khi có dịch xảy ra. Thường xuyên cập nhật và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế./. 

Trần Huyền

THƯ MỜI Về việc báo giá thuê hội trường

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê hội trường cho học viên tham dự tập huấn ngày 9 tháng 10 năm 2024, thuộc chương trình: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức Nha học đường cho cán bộ chuyên trách y tế trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2024. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kính mời các đơn vị có đủ năng lực tham gia báo giá dịch vụ cho thuê hội trường. Chi tiết đề nghị báo giá xem tại đây: /documents/1085139/1267745/1727263302733_Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+BG+Thu%C3%AA+h%E1%BB%99i+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%28nguyettt_ttksbt%29%2824.09.2024_09h56p54%29_signed_signed_signed_signed.pdf/703eb1b2-3194-4a5e-ab23-4f5e258dc295

CDC Bắc Giang

User Online:19297

Total visited: 52629400