Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường tại huyện Lục Nam và Yên Dũng.
Trước những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 và tình trạng mưa lũ tiếp tục kéo dài trên địa bàn tỉnh, sáng nay ngày 11/9, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh do đồng chí Ngô Thị Thu Hà làm Trưởng đoàn đến hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tại TTYT huyện Lục Nam và Yên Dũng.
Tại địa phương, Đoàn công tác đã tiến hành giám sát thực tế và hỗ trợ các hoạt động phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau bão số 3; các biện pháp ứng phó với tình trạng mưa lũ kéo dài; Công tác xây dựng kế hoạch và triển khai các văn bản chỉ đạo phòng chống lụt bão của tuyến trên; Công tác kiện toàn và hoạt động của đội cơ động phòng chống dịch/đội đáp ứng nhanh hay đội phòng chống thiên tai thảm họa tại đơn vị; Giám sát một số điểm ngập lụt và công tác đáp ứng của Trạm Y tế,…
Những ngày qua mua lũ kéo dài, nước trên các sông lên cao. Tại nhiều nơi, nước lũ đổ về gây úng ngập khu dân sinh và nhiều diện tích lúa, hoa màu. Hiện một số xã trên địa bàn nước chưa rút hết như Trường Giang, Huyền Sơn...
Bà Ngô Thị Thu Hà đề nghị các TTYT huyện theo dõi chặt chẽ tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế và cộng đồng, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân. Tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý chất thải y tế, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.
Chủ động rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ và ngập lụt; sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ và ngập lụt.
Tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa lũ và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn....
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng mưa lũ và ngập lụt triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Đồng thời, đảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ và ngập lụt.
Sau khi hỗ trợ huyện Lục Nam, đoàn công tác tiếp tục hỗ trợ huyện Yên Dũng về công tác phòng, chông dịch bệnh, xử lý môi trường.
Trần Việt Nga
Phó Giám đốc Sở Y tế Từ Quốc Hiệu kiểm tra, chỉ đạo Trung tâm Y tế Hiệp Hòa, Việt Yên ứng phó với tình hình mưa lũ
Ngày 11/9, đồng chí Từ Quốc Hiệu, Phó Giám đốc Sở Y tế đi kiểm tra, chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa và thị xã Việt Yên thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa lũ, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cùng đi có đại diện các phòng, khoa chuyên môn thuộc Sở và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Tại huyện Hiệp Hòa, Đoàn công tác đến trực tiếp Trạm Y tế xã Hợp Thịnh để nắm bắt tình hình. Theo báo cáo của lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, do ảnh hưởng của mưa lũ, trên địa bàn huyện Hiệp Hòa có nhiều nơi bị ngập úng. Trong đó xã Hợp Thịnh có hai thôn ngập toàn bộ là Đa Hội và Đồng Đạo. Các xã Mai Trung, Mai Đình có những nơi ngập cục bộ. Xã Đồng Tân có 5 thôn bị chia cắt. Trạm Y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện hiện vẫn đảm bảo an toàn, duy trì công tác khám chữa bệnh thường xuyên.
Trung tâm Y tế huyện đã chủ động triển khai các biện pháp để kịp thời ứng phó với tình hình mưa lũ. Đơn vị đã thành lập các tổ phản ứng nhanh sẵn sàng cấp cứu người bệnh. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền nhân dân thực hiện công tác vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước, bảo đảm an toàn thực phẩm để, phòng chống các dịch bệnh phát sinh trong mùa mưa bão.
Tại thị xã Việt Yên, Đoàn công tác của Sở đến nắm bắt tình hình thực tế tại Trạm Y tế xã Tiên Sơn. Báo cáo với Đoàn công tác, lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã cho biết đơn vị đã chủ động xây dựng các văn bản chỉ đạo và quán triệt tới các cơ sở y tế, cán bộ viên chức trong ngành về công tác ứng phó khẩn cấp với bão số 3.
Trung tâm đã thành lập, kiện toàn các tổ cấp cứu ngoại viện, các tổ phản ứng nhanh để kịp thời ứng phó với tình hình thiên tai, bão lụt; phân công cán bộ trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu người bệnh; chủ động bổ sung cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị để xử lý nguồn nước, môi trường.
Đơn vị cũng phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền nhân dân thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống các loại dịch bệnh.
Hiện tại, trên địa bàn thị xã có Trạm Y tế xã Vân Hà đang bị ngập úng. Đơn vị đã di chuyển máy móc, trang thiết bị, thuốc lên tầng hai của Trạm để duy trì công tác khám chữa bệnh cho người dân.
Đồng chí Từ Quốc Hiệu ghi nhận các đơn vị đã tích cực, chủ động ứng phó khẩn cấp với lụt bão, đảm bảo công tác y tế dự phòng và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Hiện nay tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, đồng chí đề nghị các đơn vị tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của ngành y tế cùng cấp ủy, chính quyền địa phương để có biện pháp ứng phó với mưa lũ hiệu quả. Với những trường hợp bệnh nặng như bệnh nhân phải chạy thận hoặc các trường hợp uống methadone hàng ngày đang sinh sống ở các vùng bị ngập úng, cô lập, các cơ sở y tế cần tham mưu với chính quyền địa phương để tạo điều kiện cho họ di chuyển đến các cơ sở điều trị.
Lãnh đạo Sở cũng yêu cầu các đơn vị có phương án bảo đảm an toàn cho các trang thiết bị, thuốc, hóa chất, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh; đồng thời hướng dẫn các Trạm Y tế cơ sở và người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt, khi nước rút đến đâu vệ sinh đến đó. Lưu ý khi phun hóa chất khử khuẩn Cloramin B cần phun tại các khu vực tập trung đông người như chợ, bến xe, trường học...
Sau lũ cần tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức phun thuốc muỗi đồng loạt, nhất là ở những nơi có nguy cơ cao để phòng bệnh sốt xuất huyết. Tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn nhân dân thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, đau mắt đỏ.
Được biết trước đó, ngày 10/9, Sở Y tế có công văn khẩn gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã về sẵn sàng công tác y tế trong tình huống khẩn cấp. Sở Y tế yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế các huyện, thị xã: Hiệp Hoà, Yên Dũng, Vệt Yên đảo đảm nghiêm túc nhân lực các cấp thường trực 24/24h; bố trí các Tổ Tìm kiếm - Cứu nạn, Tổ Y tế - Cấp cứu, Tổ chuyển thương…sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi được huy động trong tình huống khẩn cấp.
Chỉ đạo Trạm trưởng các Trạm Y tế thực hiện nghiêm túc công tác thường trực. Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn tính mạng con người, an toàn cơ số thuốc, trang thiết bị, vật tư hóa chất phục vụ công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh mội trường, tại Trung tâm y tế và nhất là tại các Trạm y tế có nguy cơ ngập lụt. Thường xuyên cập nhật trong tin, báo cáo kịp thời theo quy định về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Sở cũng yêu cầu Giám đốc các đơn vị tuyến tỉnh, các Trung tâm y tế khác sẵn sàng thường trực và ứng cứu khi có lệnh trong tình huống khẩn cấp.
Đỗ Tập
Sở Y tế: Kiểm tra, hỗ trợ khắc phục sau bão lụt do cơn bão số 3 tại Yên Thế và Yên Dũng
Sáng ngày 11/9/2024, ông Nguyễn Văn Bình -Phó Giám đốc Sở Y tế đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ tại huyện Yên Thế và Yên Dũng.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Yên Thế tại huyện hiện có 4 xã Đông Sơn, Bố Hạ, Tân Sỏi, Đồng Tâm đang bị ngập cục bộ. Trung tâm đã chỉ đạo các Trạm Y tế thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh sau bão. Thành lập các đội tổ, ứng phó nhanh sẵn sàng huy động lực lượng để ứng phó với dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh địa phương, thôn bản đảm bảo an toàn thực phẩm; cấp cho mỗi trạm y tế 25kg CloraminB để phun khử khuẩn. Kiến nghị với UBND huyện cấp thuốc muỗi phòng, chống dịch sốt xuất huyết xảy ra trên địa bàn.
Sau nghe báo cáo của Trung tâm và kiểm tra thực tế tại 2 Trạm y tế Bố Hạ, Đông Sơn, đồng chí Phó Giám đốc đề nghị lãnh đạo Trung tâm Y tế đảm bảo các biện pháp để cấp cứu cho người bệnh, đặc biệt đối với người dân tại các khu dân cư bị lũ lụt cô lập, phải có phương án phối hợp với BCH Quân sự cấp cứu người dân kịp thời. Đối với những bệnh nhân: chạy thận nhân tạo, Methadol, bà mẹ mang thai… đề nghị Trung tâm có phương án hỗ trợ chỗ nghỉ ngơi an toàn cho người bệnh, bè mẹ mang thai. Duy trì công tác kiểm tra giám sát bếp ăn tập thể đối với các trường học, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiệt tốt công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả sau bão lũ; Đề xuất với UBND huyện chuẩn bị cơ số thuốc côn trùng phòng chống sốt xuất huyết sau lũ. Duy trì chế độ thường trực tại cơ sở y tế đảm bảo sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên địa bàn.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Yên Dũng, hiện tại Yên Dũng có 4 xã có nguy cơ cao xảy ra lũ lụt cục bộ là, Trí Yên, Lãng Sơn, Đồng Việt, Đồng Phúc. Hiện Trung tâm đã ban hành 1 kế hoạch, 2 quyết định, 6 công văn, các Tổ từ Trung tâm tới Trạm y tế về phòng, chống khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3; Chỉ đạo các trạm y tế chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc vật tư hóa chất như Cloramin B để cấp cho các trạm y tế khử khuẩn sau lũ lụt. Công tác khám chữa bệnh lên phương án điều trị khi lụt xảy ra trên diện rộng tại các xã, đảm bảo cơ số thuốc đầy đủ cấp cho các trạm y tế điều trị cho các bệnh nhân mãn tính, bệnh nhân điều trị tại địa phương.
Đối với Trạm Y tế xã Trí Yên sau khi kiểm tra, đoàn đề nghị Trạm Y tế sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn về trang thiết bị máy móc nếu nước lụt tràn vào địa phương. Hiện tại địa bàn xã có hơn 1200 hộ dân, đa số hộ dân sử dụng nước khoan giếng, nếu xảy ra nước lụt tràn vào xã đoàn đề nghị Trạm di dời các trang thiết bị máy móc đến nơi an toàn. Sẵn sàng các phương án nếu bị cách ly do lũ lụt như công tác hậu cần, phương tiện đi lại, khắc phục xử lý tốt về công tác môi trường vệ sinh, khử khuẩn, phòng, chống dịch bệnh. Cử cán bộ hướng dẫn người dân khử khuẩn, khử trùng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng sản phẩm không rõ nguồi gốc, động vật chết trôi nổi gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối với Trung tâm đồng chí Phó Giám đốc đề nghị: đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa người bệnh không bị gián đoạn. Lên phương án, kịch bản hỗ trợ các trạm y tế bị lũ lụt cô lập, di chuyển các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn đến nơi an toàn, đảm bảo tốt công tác cấp cứu cho người bệnh tại các địa phương. Đối với phụ nữ chuẩn bị đến thời kỳ sinh nở nắm bắt thông tin, khuyến cáo người dân đến Trung tâm Y tế trước khi lũ về. Đối với các bệnh nhân cấp cứu, chạy thận nhân tạo, bệnh nhân nặng, phải có phương án hỗ trợ đi lại, hoặc đến Trung tâm y tế để điều trị. Sẵn sàng các phương án vệ sinh, phòng chống dịch bệnh sau lũ. Đề xuất địa phương, phương án đi lại nếu lụt xảy ra...
Nguyễn Hòa
THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Trung tâm kiểm soát bệnh tật xin thông báo kết quả thử nghiệm nước sạch tại các đơn vị như sau:
Nhà máy nước sạch Nam Sơn /documents/1085139/1267745/1726020055113_TM+%26DV+NAM+S%C6%A0N.PDF/15292319-f9a1-43fe-bada-4c98fff6fb1a
Hệ thống cấp nước SHTT xã Xuân Cẩm- Công ty TNHH nước sạch Hiệp Phát: /documents/1085139/1267745/1726020137975_H%E1%BB%86+TH%E1%BB%90NG+C%E1%BA%A4P+N%C6%AF%E1%BB%9AC+SHTT+X%C3%83+XU%C3%82N+C%E1%BA%A8M.PDF/e236b9f1-fe40-47b9-aff2-146560914a10
Công ty cổ phần D.H.C Vinas: /documents/1085139/1267745/1726020202862_D.H.C+VINAS.PDF/184823c1-489a-49ec-81d0-2bd49fe1612
Trạm cấp nước sạch Quang Minh: /documents/1085139/1267745/1726020395323_TR%E1%BA%A0M+C%E1%BA%A4P+N%C6%AF%E1%BB%9AC+S%E1%BA%A0CH+QUUANG+MINH.PDF/b2d2098e-ff87-47bc-9eba-a1d03ac5591b
CDC Bắc Giang
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ
Trong những ngày qua do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có mưa to và mưa rất to gây ra mưa lũ và ngập lụt tại nhiều nơi là điều kiện thuận lợi có thể làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại các vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.
Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các KCN tỉnh thực hiện tốt việc theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ trên địa bàn, đặc biệt là nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các khu vực ảnh hưởng của mưa lớn sau bão để chủ động nắm bắt tình hình, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ”; bảo đảm công tác cấp cứu, sẵn sàng thu dung, điều trị và phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.
Tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong và sau mưa lũ như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.... Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt từ 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng, đảm bảo người dân có nước sạch an toàn để sử dụng trong và sau mưa lũ.
Tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng tránh côn trùng đốt, đảm bảo vệ sinh an toàn phực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và công tác đảm bảo y tế trên địa bàn; triển khai các hoạt động về vệ sinh môi trường, hướng dẫn người dân biết cách xử lý nước ăn uống và vệ sinh môi trường theo tình hình thực tế tại địa phương. Tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ cao.
Các đơn vị y tế cần đảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.
Trần Huyền
10 BIỆN PHÁP CẤP BÁCH ĐỐI VỚI Y TẾ TUYẾN TỈNH ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO LỤT
Sau bão lụt, vấn đề trọng tâm trước mắt đối với y tế là xử lý môi trường, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nước ăn uống sinh hoạt, phát hiện sớm và ngăn ngừa không để dịch bệnh xảy ra. Có kế hoạch chủ động bao vây và dập tắt dịch kịp thời. Để làm tốt công tác trên, ngành y tế các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh thường xuyên bị lũ lụt cần thực hiện tốt 10 biện pháp sau đây:
Một là, hướng dẫn và vận động nhân dân ăn chín, uống chín, dùng Cloramin B hoặc viên Aquatabs 67mg và những hoá chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước trước khi sử dụng. Hướng dẫn rộng rãi các biện pháp xử lý môi trường và xử lý nước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ở nơi nước rút, phải tổ chức thau rửa bể nước, giếng nước và dùng viên sủi Aquatabs 67mg hoặc Cloramin B hoặc những hoá chất đã được Bộ Y tế khuyến cáo.
Hai là, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý và chôn cất xác người và động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hoá chất được Bộ Y tế chỉ định xử lý khi chôn cất.
Ba là, giám sát và quản lý các kho hoá chất sử dụng trong nông nghiệp hoặc trong y tế tránh để phát tán ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.
Bốn là, tăng cường công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất với UBND tỉnh có biện pháp tích cực nhằm tăng cường kiểm soát việc giết mổ, bán thịt gia súc, gia cầm.
Năm là, kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn...
Sáu là, tổ chức phun hoá chất diệt côn trùng tại các vùng có nguy cơ để đề phòng dịch sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh dịch khác do côn trùng truyền.
Bảy là, triển khai sử dụng các loại vắcxin phòng bệnh khi có chỉ định.
Tám là, khôi phục các cơ sở y tế, sửa chữa các nhà, trạm bị hỏng, có kế hoạch xây dựng mới các trạm bị nước cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng. Nhanh chóng khôi phục hoạt động của hệ thống y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng.
Chín là, hồi phục các máy móc và thiết bị ở các cơ sở y tế nhất là các bệnh viện.
Mười là, củng cố tủ thuốc thiết yếu tại các cơ sở y tế nhất là ở những nơi bị trôi hoặc hư hỏng do ngập ướt, đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhân dân.
CDC Bắc Giang
Cơ cấu tổ chức 2022
BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC GIANG |
||
|
||
Bà Ngô Thị Thu Hà Giám đốc Trung tâm |
||
Trình độ học vấn: Thạc sỹ Răng hàm mặt Trình độ lý luận chính trị: - Quản lý chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động của đơn vị. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. - Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực: +Công tác bảo vệ chính trị nội bộ; Công tác tổ chức bộ máy và biên chế; quy hoạch, bổ nhiệm; tuyển dụng, điều động công chức, viên chức; vị trí việc làm; thi đua, khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học; Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; Công tác quản trị, hành chính. + Công tác Kế hoạch nghiệp vụ; Trực tiếp chỉ đạo hoạt động dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS; Tài chính kế toán; Dược – Vật tư y tế; + Thông tin y tế, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý truyền thông về y tế tại địa phương;Thực hiện quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin y tế theo quy định; + Tham gia các ban chỉ đạo do UBND Tỉnh, Sở Y tế phân công. - Xử lý các tình huống đột xuất liên quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị và ngoài thẩm quyền hoặc khả năng giải quyết của các Phó Giám đốc. - Quản lý, chỉ đạo, điều hành chung, toàn diện các hoạt động của đơn vị theo quy định. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và các cơ quan có thẩm quyền.
Ông Lê Tiến Cương Phó Giám đốc Trình độ học vấn: Bác sỹ chuyên khoa cấp II- Y tế công cộng Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
|
||
- Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của đơn vị khi được ủy quyền, phân công. Ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và các văn bản khác khi được Giám đốc đơn vị ủy quyền. - Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Phòng chống dịch, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, quản lý vắc xin sinh phẩm phòng bệnh; phòng chống suy dinh dưỡng; phòng chống Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng; phòng chống các bệnh thuộc chuyên khoa Mắt, Da liễu và bệnh Phong; công tác sức khỏe môi trường – y tế trường học; công tác truyền thông giáo dục sức khỏe; hoạt động của các chương trình, dự án liên quan đến các nhiệm vụ trên. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc phân công.
|
||
Bà Phan Thị Thi Phó Giám đốc Trình độ học vấn: Bác sỹ chuyên khoa cấp I - Chuyên ngành Nhi Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp lý luận chính trị
|
||
- Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của đơn vị khi được ủy quyền, phân công. Ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và các văn bản khác khi được Giám đốc đơn vị ủy quyền. - Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Khám bệnh, chữa bệnh; phòng chống các bệnh không lây nhiễm; chăm sóc sức khỏe sinh sản; Vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; xét nghiệm; phòng chống HIV/AIDS; Điều trị nghiện chất; Các chương trình, dự án liên quan đến các nhiệm vụ trên. - Phụ trách công tác vì sự tiến bộ của Phụ nữ; sinh hoạt tại phòng phòng khám đa khoa. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc đơn vị phân công. |
||
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
|
||
Phòng Tổ chức – Hành chính |
Phòng Tài chính – Kế toán |
Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ |
CÁC KHOA PHÒNG CHUYÊN MÔN
|
||
Phòng khám đa khoa |
Khoa xét nghiệm |
Khoa dược – Vật tu y tế |
Khoa dinh dưỡng |
Khoa Ký sinh trùng – Côn trùng |
Khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm |
Khoa Mắt – Da liễu |
Khoa bệnh nghề nghiệp |
Khoa sức khỏe môi trường – Y tế trường học |
Khoa sức khỏe sinh sản |
Khoa phòng, chống bệnh không lây |
Khoa phòng, chống HIV |
Khoa truyền thông giáo dục sức khỏe |
|
|
CDC hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Sơn Động vật tư xử lý môi trường sau mưa bão
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 đến đời sống của nhân dân huyện vùng cao Sơn Động, trong đó có vấn đề bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ngày 9/9, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bắc Giang đến trao vật tư hỗ trợ và hướng dẫn Trung tâm Y tế huyện Sơn Động xử lý môi trường sau mưa bão.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trao đổi, hướng dẫn chuyên môn cho Trung tâm Y tế huyện Sơn Động.
Theo đó, CDC Bắc Giang hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Sơn Động 2 tạ cloramin B, 1000 đôi găng tay cao su và 3 máy phun khử khuẩn (cho mượn). Ngay sau khi trao vật tư hỗ trợ, cán bộ CDC hướng dẫn cán bộ Trung tâm Y tế huyện Sơn Động phương án tổ chức nhân lực, dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị để khắc phục, xử lý vệ sinh môi trường, phòng tránh dịch bệnh sau bão lũ.
Trước đó, ngày 8/9, CDC đã có văn bản hỏa tốc gửi các bệnh viện công lập, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã về tăng cường công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ứng phó khẩn cấp với tình hình lũ lụt.
Theo đó, khi có ngập lụt xảy ra, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã tổ chức hướng dẫn các đơn vị y tế và người dân triển khai ngay các biện pháp thu gom, xử lý rác thải đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe nhân dân tại các khu vực bị ngập lụt.
Sau bão lụt cần hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý chất thải y tế, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.
Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra vệ sinh chất lượng nước hộ gia đình; kiểm tra giám sát việc thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế đảm bảo thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh, các đơn vị chủ động rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ và ngập lụt; sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm.
Tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.
Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ và ngập lụt.
Đỗ Tập
Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường mùa mưa lũ
Xử lý nước sinh hoạt trong khi bão lụt
Trong mùa lũ lụt, trường hợp giếng bị ngập không có nước dự trữ thì phải lấy nước ngập lụt xử lý để sử dụng sinh hoạt theo 2 bước sau:
Bước 1: Làm trong nước
Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.
-Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
-Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).
Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước. Dùng 1 gam phèn chua (tương đương một hạt ngô to) cho vào 20 lít nước, đánh tan phèn chờ 30 phút nước lắng cặn đến trong, nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc.
Bước 2: Khử trùng nước
Sau khi nước đã được làm trong cần được tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi
a. Khử trùng bằng hóa chất
Đã làm trong bằng hoá chất Chloramine: dùng Chloramine B loại 250mg cho vào 25 lít nước. Khuấy đều cho tan hết lượng hoá chất, sau 30 phút mới sử dụng.
* Trong trường hợp khẩn cấp không có phèn chua làm trong nước thì tăng hàm lượng Chloramine B:
-Nếu nước đục vừa: 15 - 20mg Chloramine B hoà tan trong 1lít nước hay 15-20gam Chloramine B (tương đương khoảng 1,5 - 2 thìa cà phê) hoà tan trong 1m3 nước.
-Nếu nước đục nhiều: 20 - 50mg Chloramine B hoà tan trong 1lít nước hay 20-50 gam Chloramine B (tương đương khoảng 2 - 5 thìa cà phê hoà tan trong 1m3 nước.
Lưu ý : Không tiến hành đồng thời vừa làm trong nước vừa khử trùng bằng hoá chất.
-Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.
-Nếu sử dụng các các chế phẩm có hoạt chất khử trùng là Clo thì sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi rồi mới sử dụng.
-Việc khử trùng nước bằng hóa chất bột cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các cán bộ y tế có chuyên môn.
-Trước khi tiến hành khử trùng cần kiểm tra hạn sử dụng của hóa chất, nên sử dụng hóa chất còn hạn sử dụng để đảm bảo liều lượng và hiệu quả khử trùng.
b. Đun sôi nước
- Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi.
- Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.
- Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
- B. Xử lý nước và vệ sinh môi trường sau bão lụt
- 1. Xử lý môi trường
Nước rút đến đâu huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó. Vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.
Khi nước rút hết môi trường bị ô nhiễm nặng, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối chết thối rữa... Do đó, cần phải khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật và tẩy uế.
Về xử lý xác súc vật chết: Khảo sát, ước lượng xác súc vật chết cần xử lý.
-Chọn vị trí chôn xác súc vật ở ngoài đồng cách xa nguồn nước ít nhất 50m. Đào hố chôn xác súc vật ở độ sâu ít nhất phải trên 0,8m, đổ 3-5kg vôi bột hoặc phun Chloramine B nồng độ cao rồi lấp đất lèn chặt, rào kỹ lại tránh súc vật đào bới.
-Khử trùng nơi có xác súc vật chết: Sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử trùng hoặc rải vôi bột nơi có xác súc vật chết. Nếu không có vôi, hoá chất khử trùng thì dùng rác khô đốt nơi súc vật chết. Hằng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại ngay.
Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo, mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.
2. Xử lý nước sinh hoạt Gồm 4 bước:
Làm trong nước bằng phèn chua ---------> Khử trùng nước bằng Chloramine----------> Đun sôi----------> Uống.
a. Đối với Giếng khơi: Tiến hành theo 3 bước:
* Bước 1: Thau rửa giếng:
- Làm vệ sinh thành và nền giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng.
- Trước khi làm trong và khử trùng nước, phải thau vét giếng, lấy hết bùn, rửa thành giếng.
- * Bước 2: Biện pháp làm trong nước:
- Dùng phèn chua liều lượng 50gam/1m3 nước, (1 gam phèn chua tương đương một hạt ngô to) nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng tối đa 100gam/1m3.
- Tán nhỏ, hoà tan hết phèn chua trong chậu.
- Cho nước phèn chua vào gàu múc nước thả mạnh xuống giếng rồi kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần, đợi 30 phút sau mới khử trùng nước.
- * Bước 3: Biện pháp Khử trùng nước giếng:
- Ước lượng nước trong giếng khoảng bao nhiêu m3 (1 bi tương đương 1m3) cứ 1m3 hoà tan 10 - 20gam Chloramine B tương đương 1 đến 2 thìa canh (tuỳ thuộc vào độ đục của nước).
- Múc một gàu nước.
- Hoà lượng hoá chất nói trên vào nước, phải khuấy đều cho tan hết hoá chất.
- Thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần.
- Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Clo là dùng được. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B quấy đều rồi cho vào giếng đến khi nào nước có mùi Clo mới đảm bảo.
- Dùng nước giếng này tưới lên thành giếng để khử trùng
- Sau 30 phút mới sử dụng nước (phải đảm bảo lượng Clo dư (0,3 -
0,5mg/lít)).
(Nếu lỡ cho quá nhiều choloramine B thì đợi đến khi nào bay hết mùi chlo mới sử dụng).
Lưu ý:
- Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn.
- Sau khi khử trùng nếu ngửi có mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
- Nước sau khi đã làm trong, khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được.
- b. Đối với giếng khoan:
- Tháo dây cao su và ni lông bịt miệng giếng khoan.
- Cọ rửa vòi, cần và nền giếng khoan.
- Khơi thông cống rãnh quanh giếng.
- Bơm hết nước đục, sau đó bơm liên tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó mới sử dụng.
- CDC Bắc Giang
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: ( Hỏa tốc) Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ứng phó khẩn cấp với tình hình lũ lụt
Trước tình hình lũ lụt xảy ra diện rộng trên địa bàn một số huyện trong tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã thành phố chủ động triển khai và thực hiện công tác vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước.
Khi có ngập lụt xảy ra cần: Theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân.
Trong trường hợp không có nguồn nước sạch để sử dụng mà phải lấy nước ngập để xử lý: Cán bộ y tế cần chủ động cấp hóa chất xử lý nước, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp xử lý nước nhanh để có nguồn nước sạch an toàn cho sức khỏe.
Tổ chức hướng dẫn các đơn vị y tế và người dân triển khai ngay các biện pháp thu gom, xử lý rác thải đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe tại các khu vực bị ngập lụt.
Sau bão lụt: Các đơn vị tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý chất thải y tế, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.
Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra vệ sinh chất lượng nước hộ gia đình; kiểm tra giám sát việc thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế đảm bảo thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Đối với công tác phòng chống dịch bệnh, các đơn vị y tế cần thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, chính quyền các cấp và Sở Y tế về công tác phòng chống bão số 3.
Theo dõi thông tin, cập nhật kịp thời tình hình diễn biến của bão tình hình mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rà soát kế hoạch, điều chỉnh các phương án chuẩn bị phòng, chống bão, lụt.
Chủ động rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ và ngập lụt; sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ và ngập lụt.
Tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa lũ và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn....
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng mưa lũ và ngập lụt triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Đồng thời, đảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ và ngập lụt.
Đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế và lượng tồn kho khẩn trương có văn bản đề xuất điều chuyển hóa chất Cloramin B từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho việc triển khai phòng, chống dịch bệnh khắc phục hậu quả của lụt, bão, thiên tai ứng phó bão số 3 và mưa lũ tại địa phương. Văn bản đề xuất gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước 18h00 ngày 8/9/2024.
Trần Huyền
Thông báo kết quả thử nghiệm hệ thống nước sạch tại huyện Hiệp Hòa, Thành phố Bắc Giang và xã An Hà - Lạng Giang
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thông báo kết quả thử nghiệm mẫu nước sạch tại 1 số đơn vị cụ thể như sau:
Công ty cổ phần nước sạch Bắc Giang: /documents/1085139/1267745/1725873201841_C%C3%B4ng+ty+c%E1%BB%95+ph%E1%BA%A7n+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+s%E1%BA%A1ch+B%E1%BA%AFc+Giang.PDF/f149c57b-bac8-4f16-b197-6275d513b275
Công trình cấp nước huyện Hiệp Hòa: /documents/1085139/1267745/1725873238934_C%C3%B4ng+tr%C3%ACnh+c%E1%BA%A5p+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+huy%E1%BB%87n+Hi%E1%BB%87p+H%C3%B2a.PDF/4cdd4d6b-8cb3-424a-ac4f-774fe421efbd
Hệ thống nước sạch liên xã Hiệp Hòa: /documents/1085139/1267745/1725873267401_h%E1%BB%87+th%E1%BB%91ng+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+s%E1%BA%A1ch+li%C3%AAn+x%C3%A3+Hi%E1%BB%87p+H%C3%B2a.PDF/fb2e3d5d-31f5-4ced-aa3c-61e4710f98b9
Nhà máy nước sạch Hiệp Hòa: /documents/1085139/1267745/1725873300549_Nh%C3%A0+m%C3%A1y+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+s%E1%BA%A1ch+Hi%E1%BB%87p+H%C3%B2a.PDF/efb98372-6f3c-40e8-8c1b-cc87480418e6
Hệ thống cấp nước tập trung xã An Hà: /documents/1085139/1267745/1725873331097_H%E1%BB%87+th%E1%BB%91ng+c%E1%BA%A5p+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+t%E1%BA%ADp+trung+x%C3%A3+An+H%C3%A0.PDF/2a4e061d-e489-4f8c-9449-fdc5e4d338b7
CDC Bắc Giang
Tập Huấn sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vắc xin HBC80
Nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng, bảo quản và sửa chữa tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vắc xin HBC80 do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) viện trợ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Trong ba ngày từ 9/9-11/9/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và UNICEF triển khai 3 lớp tập huấn về lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tủ lạnh chuyên dụng HBC80 cho 89 học viên đến từ 89 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vắc xin HBC80 được Tổ chức UNICEF viện trợ cho tỉnh Bắc Giang từ năm 2021, đến nay sau 3 năm hỗ trợ đã có 89 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh được UNICEF cấp tủ để bảo quản các vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Đây là tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vắc xin từ 20C – 80C, có chế độ cảnh báo nhiệt độ, dễ dàng quản lý, sử dụng, bảo quản vắc xin, có kích thước nhỏ gọn phù hợp với tuyến trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Tại lớp tập huấn các chuyên gia đến từ Công ty Cổ phần dịch vụ Y tế Orimed- Đơn vị cung cấp tủ lạnh HBC80 đã truyền đạt và hướng dẫn các nội dung: Thông tin chung và giới thiệu về tủ lạnh bảo quản vắc xin chuyên dụng HBC80; Hướng dẫn thực hành trực tiếp cách lắp đặt, vận hành, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng định kỳ hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng trên tủ lạnh HBC80; Cách phát hiện và xử lý một số lỗi thường gặp, thực hành sửa chữa; bảo quản tủ lạnh khi tạm dừng hoạt động…
Sau buổi tập huấn, các học viên tham gia tập huấn có thể sử dụng hiệu quả tủ lạnh HBC80 trong bảo quản vắc xin, đảm bảo công tác tiêm chủng tại trạm được an toàn, hiệu quả.
Đỗ Thị Phú
Đồng chí Từ Quốc Hiệu – Phó Giám đốc Sở Y tế kiểm tra công tác y tế trong và sau bão số 3 (bão YAGI)
Sau khi bão YAGI đổ bộ vào tỉnh Bắc Giang, gây ra mưa gió lớn và ngập lụt tại nhiều nơi, sáng nay ngày 8/9/2024, đoàn công tác của Sở Y tế do ông Từ Quốc Hiệu – Phó Giám đốc Sở dẫn đầu đã tổ chức kiểm tra công tác y tế trong và sau cơn bão số 3 tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn.
Kiểm tra việc sắp xếp, bố trí hóa chất, vật tư tại TTYT Lục Ngạn
Tại đây, đồng chí đánh giá cao công tác ứng phó với cơn bão số 3 của các đơn vị, đơn vị đã chủ động triển khai các phương án đảm bảo nguồn nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mùa mưa lũ, chủ động di chuyển trang thiêt bị, vật tư máy móc lên tầng cao hơn, nỗ lực giảm thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Bố trí đầy đủ nhân lực đảm bảo trực đủ quân số 24/24 giờ; làm tốt việc bảo vệ tài sản của đơn vị, đã bố trí máy máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện trong và sau bão.
Đồng chí Từ Quốc Hiệu - Phó Giám đốc sở Y tế kiểm tra hệ thống máy phát điện tại TTYT Lục Ngạn
Tuy nhiên, đồng chí Từ Quốc Hiệu cũng nhẫn mạnh, mặc dù bão đã đi qua nhưng mưa lớn vẫn còn có khả năng kéo dài, lũ lụt và sạt lở đất có khả năng cao xảy ra, đề nghị đơn vị tiếp tục đảm bảo đủ quân số trực 24/24h, luôn sẵn sàng di chuyển để kịp thời ứng cứu trong trường hợp cần thiết. Đồng thời có kế hoạch tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm trong và sau bão; sắp xếp, ổn định các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sau mưa lũ. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề cấp thoát nước và xử lý chất thải y tế trong ngày mưa bão, lũ lụt xảy ra.
Trần Huyền
Xử lý nước ăn uống và vệ sinh môi trường sau bão lụt
- Giếng khơi: Dù đã dùng nilông và nắp bịt kín miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và nilông chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng. Quá trình xử lý nước được tiến hành theo 3 bước sau đây:
Bước 2. Làm trong nước giếng
Dùng phèn chua (loại thường dùng làm phèn nhôm) với liều lượng 50g/1m3 . Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.
Bước 3. Khử trùng giếng nước
Về nguyên tắc nước giếng sau khử trùng cần có nồng độ Clo thừa 0,5-1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo).
Tính lượng Cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g/m3 . Có thể dùng một số hóa chất khác như: Clorua vôi 20% (13g/m3 ) hoặc Clorua vôi 70% (4g/m3 ).
Múc một gầu nước hòa lượng hóa chất nói trên vào nước, lưu ý phải khuấy tan cho hết. Tưới đều gầu nước này vào giếng. Thả gầu chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất nói trên vào giếng và khuấy đều, cho thêm đến khi nước giếng có mùi Clo thì thôi. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được.
- Nếu nước chưa được làm trong hoàn toàn thì thường phải cho thêm bột Cloramin B.
- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
- Nước đã khử trùng bằng Cloramin như trên vẫn phải đun sôi mới được uống.
5 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão lụt
Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp sau bão lụt, thiên tai như: bệnh tả, thương hàn, lỵ trực trùng, bệnh than, bệnh tiêu chảy do virus (Rotavirus, Enterovirus...), viêm gan A, E.
Vậy bão, lũ ảnh hưởng như thế nào đến thực phẩm?
Thứ nhất, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế.
Thứ 2, lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng, sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Thứ 3, nguồn nước có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến ô nhiễm thực phẩm và nước uống dùng để chế biến thức ăn.
Vì vậy cần bảo đảm vệ sinh sau mùa bão lụt
Tổng vệ sinh các công trình nhà ở và công cộng (nhà bếp, giếng nước...).
Đủ nước sạch cho ăn uống, đặc biệt chú ý việc đảm bảo đun sôi nước trước khi uống.
Xử lý, khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng, nhất là nước trong ăn uống.
Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng.
Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, do ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm
Nên bổ sung thức ăn tươi, giàu vitamin.
Thực hiện triệt để việc ăn chín, uống chín.
Mọi người có thể tự bảo vệ mình và gia đình bằng cách tuân thủ 5 nguyên tắc về an toàn thực phẩm.
Nguyên tắc 1: Giữ gìn vệ sinh tốt
Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; Trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; Sau mỗi lần đi vệ sinh.
Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến.
Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.
Nguyên tắc 2: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín
- Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.
- Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.
- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống.
- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ôn nhiễm giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Nguyên tắc 3: Đun nấu kỹ
- Đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản.
- Đun sôi thực phẩm và đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ.
- Đun kỹ lại thực phẩm chín và chỉ đun lại một lần.
Nguyên tắc 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
- Tránh vùng nhiệt độ không đảm bảo an toàn: từ 5-60 độ C.
- Làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay.
- Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ > 60 độ C trước khi ăn.
Nguyên tắc 5: Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn
- Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm.
- Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn.
- Rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.
- Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo.
Trần Huyền ( Tổng hợp)
Phòng chống dịch bệnh trong bão lụt và mưa lũ
Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết... trong điều kiện bão lũ, thiên tai.
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong bão lụt và mưa lũ, cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc
a) Thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão và khi xảy ra bão, lũ lụt.
b) Tìm hiểu thông tin và chủ động thực hiện khuyến cáo về các biện pháp giữ an toàn trong bão, lũ lụt, các biện pháp phòng chống tai nạn, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão lũ của các cơ quan y tế và chính quyền.
2. Khuyến cáo về biện pháp phòng chống dịch chung
a) Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
b) Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
c) Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
d) Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
đ) Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
e) Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
g) Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế
h) Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
3. Phòng chống các bệnh thường gặp
3.1. Phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa
Các bệnh thường gặp: Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A. Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm
Phòng bệnh:
- Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc"Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết.
- Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.
3.2. Phòng chống bệnh đường hô hấp
Các bệnh thường gặp: Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp
Phòng bệnh:
- Giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già
- Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng
- Chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong
3.3. Phòng chống bệnh về mắt
Các bệnh thường gặp: Đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ.
Phòng bệnh:
- Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn.
- Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn.
- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.
- Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ.
- Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.
- Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.
3.4. Phòng chống bệnh ngoài da
Các bệnh thường gặp: Nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt.
Phòng bệnh:
- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát.
- Không mặc áo quần ẩm ướt.
- Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn.
- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.
3.5. Phòng chống bệnh do muỗi truyền
Bệnh thường gặp: Sốt xuất huyết
Phòng bệnh:
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.
- Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng.
- Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
rang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng
Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong bão số 3
Để góp phần phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân trong mưa lũ, Cục Quản lý môi trường Y tế đã có hướng dẫn về đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong mùa mưa lũ.
Bão số 3 (YAGI) được dự báo là siêu bão với sức gió cấp 16, giật cấp 17, nhiều khả năng gây ra thương vong hàng loạt do các nguyên nhân chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp sau sập đổ, vùi lấp.
Để góp phần phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân trong mưa lũ, Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong mùa mưa lũ
Bộ Y tế hướng dẫn ngành y tế các tỉnh, thành cần xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường, đảm bảo nước sạch và quản lý chất thải y tế trước mùa bão lũ.
- Các tỉnh, thành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp chuẩn bị, sẵn sàng với ứng phó với tình trạng mưa lớn, bão, lũ, chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng cụ xử lý môi trường, xử lý nước; thu gom, quản lý chất thải y tế, đảm bảo vệ sinh cá nhân... theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Các đơn vị có liên quan bố trí nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường. Xây dựng các phương án chuẩn bị xử lý nước, vệ sinh môi trường; phương án bảo đảm an toàn các công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế và thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định hiện hành.
Khi có bão, lũ xảy ra
Bộ Y tế hướng dẫn cần tổ chức các đoàn công tác của ngành y tế thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân.
- Các đơn vị chức năng chủ động cấp hóa chất xử lý nước, môi trường; triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt.
-Tổ chức hướng dẫn các đơn vị y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các khu vực bị ngập lụt.
Sau khi có bão, lũ xảy ra
Ngành y tế các địa phương cần hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý chất thải y tế, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.
Sở Y tế Bắc Giang: Kiểm tra, chỉ đạo công tác y tế ứng phó với bão số 3 tại Trung tâm Y tế Lục Ngạn và TTYT huyện Lục Nam
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3- tên quốc tế là YAGI, chiều nay, ngày 6/9/2024, Tổ kiểm tra số 2 do ông Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Y tế làm Tổ trưởng đã tiến hành đi kiểm tra, chỉ đạo công tác y tế ứng phó với bão số 3 tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn và TTYT huyện Lục Nam.
Tại các đơn vị được kiểm tra, tổ công tác ghi nhận các đơn vị đã chủ động thực hiện việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời đã kiện toàn thành lập các tổ, đội cấp cứu lưu động phòng, chống thiên tai. Có kế hoạch phân công tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân.
Tổ kiểm tra làm việc với TTYT huyện Lục Ngạn về công tác ứng phó với bão số 3
Các đơn vị đã chủ động triển khai các phương án đảm bảo nguồn nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mùa mưa lũ, chủ động di chuyển trang thiêt bị, vật tư máy móc lên tầng cao hơn tại các cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, lũ quét, sạt lở đất.
Tuy nhiên, tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Bình- Phó Giám đốc Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị cần rà soát lại kế hoạch, xây dựng phương án ứng phó với cơn bão số 3 một cách cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Đồng thời cần chủ động bố trí phòng lưu trú cho những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, đảm bảo họ không bị gián đoạn trong quá trình điều trị.
Có kế hoạch tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm trong và sau bão; sắp xếp, ổn định các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sau mưa lũ. Lưu ý đến vấn đề thoát nước và xử lý chất thải y tế trong ngày mưa bão.
Tổ kiểm tra làm việc tại TTYT huyện Lục Nam
Tại Trung tâm Y tế Lục Nam, đoàn yêu cầu đơn vị cần có phương án, kế hoạch cụ thể để ứng phó với cơn bão số 3, thành lập và kiện toàn các tổ, đội cấp cứu ngay trong chiều nay.
Trần Huyền
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Hưởng ứng “Ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại” năm 2024
Tính đến hết tháng 7/2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 01 trường hợp tử vong do dại tại xã Dương Hưu, huyện Sơn Động, đồng thời ghi nhận 3.169 trường hợp bị chó, mèo cắn đã đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin phòng dại.
Để hưởng ứng “Ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại” lần thứ 18 vào ngày 28/9/2024 với chủ đề “Chung tay phá vỡ rào cản- phòng chống bệnh dại”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã có công văn đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, các KCN tỉnh triển khai thực hiện phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh dại nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và chính quyền các cấp về bệnh dại, giảm thiểu các ca tử vong do bệnh dại gây ra và giảm thiểu người bị tai nạn do động vật cắn, nhằm hướng tới mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh dại vào năm 2030.
Thực hiện tuyên truyền trên Website của đơn vị hoặc treo băng rôn tuyên truyền hưởng ứng “Ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại” từ ngày 25-30/9/2024, thông điệp truyền thông đã được Bộ Y tế và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe khuyến cáo như: “Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất để phòng bệnh dại. Vì sức khỏe cộng đồng, mọi người cùng chung tay loại trừ bệnh dại”; “Tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo để ngăn ngừa bệnh dại”; “Tiêm vắc xin phòng dại cho chó mèo của bạn hàng năm để bảo vệ bạn và gia đình của bạn tránh nguy cơ bệnh dại”; “Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt”; “Toàn dân hưởng ứng ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại 28 tháng 9”.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Chi Cục chăn nuôi thú y tỉnh, Phòng Nông nghiệp các huyện và Phòng kinh tế TP Bắc Giang, thị xã Việt Yên và Chính quyền địa phương tăng cường giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch dại trên người và động vật, triển khai thực hiện tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn trong giai đoạn 2022-2025 theo Chỉ thị số 5804/CT-BNN-TY ngày 06/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật; khi phát hiện chó mèo xuất hiện triệu chứng nghi/mắc bệnh dại phải báo ngay chính quyền địa phương, cơ quan y tế và thú y để kịp thời xử lý ổ dịch, tiến hành điều tra những người tiếp xúc với chó, mèo trong ổ dịch, tư vấn những người bị cắn, tiếp xúc có nguy cơ lây bệnh phải đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại; nghiêm cấm mua bán súc vật ở vùng đang có dịch.
Tăng cường công tác giám sát các trường hợp nghi/mắc bệnh dại theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt hướng dẫn, giám sát phòng chống bệnh dại trên người, đặc biệt là các địa phương đã có người tử vong do bệnh dại; chủ động có kế hoạch dự trù vắc xin và huyết thanh phòng dại để phục vụ nhu cầu của người dân, không để tình trạng thiếu vắc xin, cùng với đó là tổ chức trực tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại các điểm tiêm vắc xin của đơn vị tất cả các ngày trong tuần, nhất là các ngày nghỉ Thứ 7, Chủ nhật và ngày Lễ, Tết (coi đây là một trường hợp cấp cứu), không để người bị động vật nghi dại cắn đến tiêm mà không được tiêm.
Đồng thời báo cáo kịp thời các trường hợp mắc, tử vong do bệnh dại theo đúng quy định.
Trần Huyền
Trao quyết định điều động và bổ nhiệm Trưởng Phòng Tài chính – kế toán, Trưởng Phòng khám đa khoa, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe
Chiều ngày 05/9/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức trao quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm các đồng chí Trưởng Phòng Tài chính – kế toán, Trưởng Phòng khám đa khoa, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe của Trung tâm. Tham dự buổi trao quyết định có đồng chí Ngô Thị Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Kiếm soát bệnh tật tỉnh; các đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm; Trưởng, phó các khoa, phòng, cùng toàn thể cán bộ viên chức, người lao động Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
Ban Giám đốc CDC chụp ảnh cùng các đồng chí được điều động và bổ nhiệm
Tại buổi trao quyết định, thay mặt Sở Y tế, đồng chí Ngô Thị Thu Hà đã trao Quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Ngọc Nam – Trưởng phòng Tài chính kế toán – Trung tâm Y tế huyện Tân Yên đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng Phòng Tài chính kế toán - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật từ ngày 01/9/2024. Đồng thời trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Phùng Tiến Hải – Phó trưởng Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giữ chức Trưởng Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và bổ nhiệm đồng chí Trần Văn Huân – Phó trưởng Khoa Truyền thông Giáo dục sức khỏe - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giữ chức Trưởng khoa Truyền thông Giáo dục sức khỏe - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật từ ngày 05/9/2024.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Ngô Thị Thu Hà mong muốn và tin tưởng rằng trên cương vị, nhiệm vụ mới, các đồng chí được bổ nhiệm đợt này sẽ tiếp tục phát huy năng lực, trí tuệ và bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, góp phần cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn, tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao, đưa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ngày càng phát triển.
Thay mặt các đồng chí được bổ nhiệm đợt này, đồng chí Trần Văn Huân đã cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng, giao nhiệm vụ của lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng như cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ của ban Giám đốc, trưởng phó các khoa phòng và đồng nghiệp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Đồng thời hứa trên cương vị mới sẽ đem hết khả năng, trí tuệ, tận tụy với công việc, tích cực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tinh thần đoàn kết, dẫn dắt khoa phòng ngày càng tiến bộ, phát triển, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Tác giả: Đỗ Phú
- Sở Y tế: Kiểm tra, hỗ trợ khắc phục sau bão lụt do cơn bão số 3 tại Yên Thế và Yên Dũng 11/09/2024
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường tại... 11/09/2024
- THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT LƯỢNG NƯỚC 11/09/2024
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ 10/09/2024
User Online:17972
Total visited: 45115035