Tăng cường các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Trong những năm gần đây, Cục Phòng, chống HIV/AIDS ghi nhận báo cáo về tình trạng gia tăng các hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV trong một bộ phận người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi). Để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa thành niên.

Trong năm 2023, Sở Y tế Bắc Giang đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường công tác truyền thông, xây dựng, triển khai kế hoạch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người chưa thành niên về phòng, chống HIV/AIDS và những bệnh lây truyền qua đường tình dục đẩy mạnh công tác giám sát dịch, tư vấn và xét nghiệm HIV cho nhóm chưa thành niên. Đặc biệt, tiếp tục mở rộng triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm nguy cơ, bao gồm nhóm chưa thành niên như: tư vấn sử dụng bao cao su, chất bôi trơn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP).

Khởi động sự kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Bắc Giang tháng 6-2020

Trong thời gian qua, tại các trường phổ thông trung học, trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, ngành Y tế đã tích cực phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép vào chương trình giáo dục giới tính cho người chưa thành niên đảm bảo chuẩn bị đủ kiến thức về an toàn tình dục và phòng, chống HIV/AIDS. Tập huấn kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS cho các cán bộ Đoàn trường về tình hình dịch tễ HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, các kiến thức chung về HIV/AIDS, kỹ năng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, giới thiệu và cập nhật tình hình nhiễm trong nhóm người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV bao gồm cả nhóm nam quan hệ tình dục với nam. Tổ chức truyền thông trực tiếp thông qua trò chuyện với nội dung gần gũi, dễ hiểu, các tiết ngoại khóa, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, cuộc thi viết tìm hiểu về HIV/AIDS. Tổ chức truyền thông gián tiếp qua các tranh ảnh, tờ rơi, phối hợp với nhà trường xây dựng tiết mục kịch có nội dung tư vấn về sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS.  Triển khai các sự kiện thông tin, truyền thông về: Thực trạng, nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm học sinh, người chưa thành niên; Lợi ích và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm thực hiện hành vi tình dục an toàn (sử dụng bao cao su), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn trường, Hội cha mẹ học sinh; Quy định về sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp (nếu khách hàng không có cha mẹ) khi người chưa thành niên sử dụng dịch vụ PrEP. Tổ chức truyền thông, tư vấn cho người chưa thành niên các kỹ năng thực hiện hành vi an toàn để bảo vệ bản thân và dự phòng lây nhiễm HIV, kỹ năng bộc lộ nguy cơ nhiễm HIV của bản thân với cha mẹ, người giám hộ.

Song song với đó, ngành Y tế phối hợp với các tổ chức dựa vào cộng đồng triển khai hoạt động thông tin truyền thông về can thiệp dự phòng nhiễm HIV theo các mô hình, hình thức phù hợp. Thực hiện chiến lược tìm ca nhiễm mới thông qua PNS (xét nghiệm cho bạn tình bạn chích) và SNS (tiếp cận mạng lưới), mạng xã hội (Blued, Facebook, Zalo, TikTok). Đẩy mạnh công tác tìm ca nhiễm mới HIV thông qua mô hình tiếp cận tìm ca tại cộng đồng qua mạng lưới CBO (nhóm tiếp cận cộng đồng) và tại các cơ sở y tế, trại giam, tạm giam và các điểm nóng… Tiếp tục đẩy mạnh phát sinh phẩm tự xét nghiệm (trang web, nhà thuốc, phòng khám OPC, nhóm CBO…) tại các tỉnh có dự án quốc tế tài trợ.

Tại cơ sở y tế đang cung cấp dịch vụ PrEP, đối với những trường hợp khách hàng mới hoặc khách hàng đã từng sử dụng PrEP có nhu cầu sử dụng PrEP là người chưa thành niên sẽ được cán bộ y tế tiến hành sàng lọc các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và tư vấn về tác dụng, chỉ định của PrEP cho khách hàng theo Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS của Bộ Y tế tại Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021. Đối với những khách hàng đang sử dụng PrEP, tiến hành rà soát, phân loại khách hàng đang sử dụng dịch vụ PrEP theo độ tuổi. Đối với khách hàng là người chưa thành niên, chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV khi có sự đồng thuận của người đại diện hợp pháp theo quy định tại Điều 13 Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009. Cụ thể các nội dung cần thực hiện như sau: Thông báo cho khách hàng quy định về sự đồng thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp khi sử dụng thuốc ARV để dự phòng trước phơi nhiễm với nhiễm HIV ở người chưa thành niên; Tư vấn, thăm dò khả năng bộc lộ nguy cơ nhiễm HIV và mong muốn điều trị PrEP với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của khách hàng chưa thành niên; Trường hợp khách hàng sẵn sàng bộc lộ nguy cơ lây nhiễm HIV và mong muốn điều trị PrEP của bản thân với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp: Hướng dẫn khách hàng đi cùng cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn về nguy cơ lây nhiễm HIV; Thông tin về sự cần thiết và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV; Cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp sẽ ký cam kết đồng thuận để khách hàng điều trị PrEP. Trường hợp khách hàng chưa sẵn sàng bộc lộ nguy cơ lây nhiễm HIV với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, cán bộ y tế sẽ tiến hành tư vấn về nguy cơ lây nhiễm HIV nếu tiếp tục duy trì các hành vi không an toàn và các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV; Thông báo về việc không cung cấp dịch vụ PrEP khi chưa có sự đồng thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp; Tư vấn khách hàng tiếp tục liên hệ với các cơ sở y tế đang cung cấp dịch vụ PrEP trên địa bàn để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Pre-Exposure Prophylaxis - PrEP) là sử dụng thuốc ARV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV để dự phòng lây nhiễm HIV. Đây là biện pháp dự phòng chủ động và có hiệu quả cao trong dự phòng nhiễm HIV.

Việt Nga

PrEp – Giải pháp hiệu quả trong dự phòng lây nhiễm HIV tại Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

PrEp - là một chiến lược dự phòng HIV trong đó người chưa nhiễm HIV dùng thuốc kháng vi rút tenofovir/emtricitabine (TDF/FTC) để phòng lây nhiễm HIV, chương trình này được triển khai tại tỉnh Bắc Giang từ tháng 10/2020 đến nay. Sau 3 năm đã có 337 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ, số khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP ít nhất một lần năm 2022 đạt 68%, năm 2023 đạt 98,3%. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2023 toàn tỉnh có 320 người có nguy có cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất 1 lần đạt 107% kế hoạch năm.

Trong năm đã triển khai được trên 75% số cuộc tuyên truyền cho nhóm đồng đẳng viên MSM trên địa bàn tỉnh năm 2023 về PrEp và  thực hiện phần mềm tự xét nghiệm HIV Online được 100% số người xét nghiệm theo kế hoạch giao trong năm 2023.

Có thể nói, tại Bắc Giang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP) là biện pháp dự phòng hiệu quả trên 90% cho người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và tuân thủ  điều trị. PrEP là một trong số các dịch vụ y tế thiết yếu cần được duy trì liên tục trong mọi tình huống để đáp ứng nhu cầu của người dân trong dự phòng và điều trị HIV. Khi dùng PrEP hàng ngày, nó có thể ngăn chặn không cho HIV xâm nhập và nhân lên trong cơ thể lên đến hơn 90% qua đường tình dục và 70% qua đường tiêm chích.

Tại Việt Nam, điều trị PrEP được triển khai từ năm 2017 ngay sau khuyến cáo của WHO. Đến 31/12/2021, có 28/63 tỉnh, thành phố với gần 200 cơ sở điều trị PrEP cho gần 38.000 người. Nhằm đạt được mục tiêu kết thúc AIDS vào năm 2030 thì số người nhiễm HIV mới được phát hiện hằng năm cần dưới 1000 người. Năm 2021, Việt Nam phát hiện được gần 13.000 người nhiễm HIV, trong đó số người nhiễm HIV mới là khoảng 6.000 người. Điều này đặt ra vấn đề là các biện pháp dự phòng nhiễm HIV, bao gồm PrEP cần phải được triển khai mạnh mẽ, tăng số người được tiếp cận và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ được cung cấp.

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Trên thực tế chưa có trường hợp MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) nào trên thế giới bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc nếu họ không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ.

Để tiếp cận được rộng rãi hơn và tiết kiệm chi phí đi lại, một trong những giải pháp được đưa ra đó là khám chữa bệnh từ xa được Tổ chức Y tế Thế giới  khuyến cáo là một giải pháp phù hợp để các quốc gia thành viên áp dụng nhằm góp phần đạt được mức độ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế chất lượng, hiệu quả về chi phí, cho dù họ ở bất cứ đâu, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe ngày càng cao trong cộng đồng

Vì vậy, tất cả những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao và chưa nhiễm HIV đều có thể tham gia chương trình này. Cụ thể là: người nam có quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, người bán dâm, người tiêm chích ma túy, bạn tình của người nhiễm HIV và người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt ức chế vi rút (vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu); Những người đã điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) nhưng tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV cũng nên dùng PrEP.

Thuốc PrEP uống hàng ngày, mỗi ngày một viên. Có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn.  Nếu quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên không được uống quá 2 liều trong một ngày (trong 24 giờ). PrEP không tương tác với đa số các thuốc khác nên an toàn khi uống cùng với nhau.

Hiện tại thuốc PrEP tại Bắc Giang đang được cung cấp tại các cơ sở điều trị PrEP của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Trong thời gian tới, thuốc PrEP sẽ được cung cấp rộng rãi tại các điểm uống ARV, Methadone  của các huyện, thành phố khác trong tỉnh.

Trần Huyền

Để PrEp trở thành một công cụ mạnh mẽ trong cuôc chiến chống lại HIV/AIDS

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV-PrEP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Pre-Exposure Prophylaxis. Sử dụng thuốc kháng HIV cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của virus HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới. PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng virus là Tenofovir Disoproxil Fumarate (TDF) 300 mg và Emtricitabine (FTC) 200 mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên

Tại Việt Nam, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đã được triển khai thí điểm từ năm 2017 tại TP. Hà Nội và TPHCM. Kết quả thí điểm cho thấy điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là khả thi và được chấp nhận như là một biện pháp dự phòng trong các quần thể nguy cơ cao.

Tại Bắc Giang, hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) đã được khởi động và tháng 10 năm 2020, sau 3 năm đi vào hoạt động, dự án điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ( PrEp) đã chứng minh hiệu quả. Sau 3 năm đã có 337 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ, số khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP ít nhất một lần năm 2022 đạt 68%, năm 2023 đạt 98,3%. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2023 toàn tỉnh có 320 người có nguy có cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất 1 lần đạt 107% kế hoạch năm. Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang phấn đấu tỷ lệ người MSM được điều trị PrEP đạt 30%. Số khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị PrEP ít nhất 1 lần đạt 600 người. Tỷ lệ khách hàng duy trì điều trị PrEP sau 3 tháng đạt trên 80%. Hoạt động điều trị PrEP được lồng ghép vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS, các số liệu báo cáo về PrEP được lồng ghép vào hệ thống giám sát, báo cáo chung về HIV để theo dõi tình hình dịch HIV và đánh giá hiệu quả các hoạt động điều trị PrEP.

Điều này làm cho PrEP trở thành một công cụ mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, việc sử dụng PrEP cần phải được thực hiện đúng cách, kết hợp với các biện pháp an toàn khác như sử dụng bao cao su, để đảm bảo hiệu quả tối đa. Điều này có thể giúp người dùng PrEP cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong việc duy trì một cuộc sống lành mạnh và tích cực.

Để đạt được hiệu quả trong việc triển khai sử dụng PrEP, cần có một kế hoạch và quy trình chặt chẽ, kết hợp sự hỗ trợ từ các tổ chức y tế, chính phủ và cộng đồng. Dưới đây là một số cách để triển khai PrEP một cách hiệu quả:

Giáo dục và Tuyên truyền: Cung cấp thông tin chi tiết và dễ hiểu về PrEP cho cộng đồng, bao gồm cả lợi ích, rủi ro và cách sử dụng đúng. Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng như truyền hình, radio, truyền thông mạng và các hoạt động tương tác trực tiếp với cộng đồng.

Tiếp cận và Dự đoán Nguy cơ: Xác định các nhóm nguy cơ cao như những người có quan hệ tình dục không an toàn, người dùng ma túy tiêm chung, và cung cấp PrEP một cách có mục tiêu đến những nhóm này.

Chương trình Thử nghiệm và Xác nhận: Cung cấp dịch vụ kiểm tra HIV định kỳ và xác nhận trước khi bắt đầu sử dụng PrEP, kèm theo tư vấn về hành vi an toàn và các tùy chọn điều trị khác.

Dịch vụ Hỗ trợ và Tư vấn: Đảm bảo rằng người sử dụng PrEP nhận được sự hỗ trợ và tư vấn liên tục từ các nhà cung cấp y tế, bao gồm cả kiểm tra sức khỏe định kỳ, hỗ trợ tinh thần và giáo dục về sức khỏe tình dục.

Cải thiện Tiếp cận và Chi phí: Tạo ra các chính sách và chương trình bảo hiểm y tế hoặc tài trợ để giảm thiểu chi phí cho việc sử dụng PrEP và tăng cơ hội tiếp cận cho mọi người.

Theo dõi và Đánh giá: Thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá định kỳ để đảm bảo việc triển khai PrEP được thực hiện đúng cách và hiệu quả, từ đó điều chỉnh và cải thiện các chiến lược khi cần thiết.

Bằng cách kết hợp những biện pháp này và tạo ra một hệ thống hỗ trợ và giám sát mạnh mẽ, việc triển khai PrEP có thể mang lại hiệu quả cao trong việc phòng tránh lây nhiễm HIV và cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Việc điều trị bằng PrEP mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người sử dụng như:

Bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV: PrEP có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên đến 99% khi sử dụng đúng cách, cung cấp một lớp bảo vệ mạnh mẽ cho người sử dụng.

Tự tin hơn trong mối quan hệ: Việc sử dụng PrEP có thể giúp người dùng cảm thấy an tâm hơn trong các mối quan hệ tình dục, giảm lo lắng và căng thẳng liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Kiểm soát sức khỏe cá nhân: PrEP cho phép người sử dụng có quyền kiểm soát sức khỏe của mình và quyết định về việc bảo vệ bản thân khỏi HIV.

Phòng tránh dịch bệnh: Sử dụng PrEP không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào nỗ lực phòng ngừa lây lan của HIV trong cộng đồng.

Tuy nhiên, sử dụng PrEp cần lưu ý một số điều để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị đó là: Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng, để đảm bảo hiệu quả, người sử dụng cần tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình sử dụng PrEP theo chỉ dẫn của bác sĩ; Kiểm tra thường xuyên, việc thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ là quan trọng để đảm bảo PrEP vẫn hoạt động hiệu quả và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào; Bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm khác, PrEP không bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm khác như các bệnh lây qua đường tình dục khác hoặc viêm gan B, vì vậy việc sử dụng bảo vệ bổ sung như bao cao su vẫn cần thiết

Để thực hiện mục tiêu giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội thì việc sử dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP) sẽ và luôn là một công cụ mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại dịch HIV/AIDS.

Trần Huyền

Đại hội Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2027.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Chiều ngày 8/5/2024, Chi đoàn Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội Chi đoàn lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2027. Dự đại hội có Đồng chí Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Các đồng chí trong Ban Giám đốc của đơn vị; Đồng chí Thân Quang Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan tỉnh, cùng các đại biểu và toàn thể đoàn viên của Trung tâm.

Quang cảnh Đại hội Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lần thứ IV,

nhiệm kỳ 2024-2027

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang hiện tại có 36 đoàn viên. Trong nhiệm kỳ vừa qua Chi đoàn đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của đoàn viên được giữ vững, nhận thức ngày càng tiến bộ, góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ, viên chức. Chi đoàn đã tổ chức được nhiều phong trào thiết thực, ý nghĩa phù hợp với đặc điểm, tình hình của Chi đoàn và nhu cầu của cộng đồng như:  “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo” “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”... Các phong trào đều thu hút được sự tham gia đông đảo của các đoàn viên thanh niên.

Đảng ủy Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tặng hoa chúc mừng Đại hội

Chi Đoàn luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội trong học tập nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường nâng cao năng lực số, năng lực sử dụng ngoại ngữ để thanh niên chủ động tham gia, nắm bắt và tận dụng tối đa cơ hội của chuyển đổi số, tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao trong lĩnh vực phòng chống bệnh tật.

Chi đoàn thường xuyên đồng hành với thanh niên trong rèn luyện phát triển kỹ năng cuộc sống, nâng cao sức khoẻ, đời sống văn hoá tinh thần. Ban Chấp hành Chi đoàn đã tổ chức những sân chơi lành mạnh bổ ích, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu với các đơn vị trong ngành nhằm rèn luyện sức khỏe, đồng thời là dịp để đoàn viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cũng như kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa ..., tạo được sự gắn kết giữa đoàn viên trong và ngoài đơn vị.

Đoàn Các Cơ quan tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội

Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn,  tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên cũng được Chi đoàn đặc biệt chú trọng. Chi đoàn rất hăng hái tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng hệ thống chính trị. Chi đoàn đã triển khai Cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trong giai đoạn 2022-2024 Chi đoàn đã tham mưu cho Đảng uỷ Trung tâm giới thiệu 08 đồng chí đoàn viên ưu tú tham gia các lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng. Chi đoàn cũng đã thành lập “Tổ đấu tranh tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới giai đoạn 2022-2025” trên mạng xã hội. Tổ đấu tranh được hoạt động thường xuyên dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 35 Đoàn Các cơ quan tỉnh.

Với những nỗ lực và thành tích đạt được trong nhiệm kỳ qua, Chi đoàn và nhiều đoàn viên thanh niên được Đoàn cấp trên khen thưởng, tuyên dương.

Nhiệm kỳ 2024-2027, Chi đoàn tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn thực sự vững mạnh, chú trọng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 100% đoàn viên được học tập, nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật mới của nhà nước, các Nghị quyết, Chương trình do các cấp bộ Đoàn phát động, triển khai, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 100% đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó trên 95% đoàn viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, danh hiệu đoàn viên xuất sắc, không có đoàn viên trung bình và yếu kém, đoàn viên mắc sai phạm, khuyết điểm. Thường xuyên phát động phong trào thi đua sáng tạo, động viên đoàn viên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghiệp vụ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu của Chi Đoàn với Đảng uỷ, lãnh đạo Trung tâm, phát huy vai trò tham gia xây dựng tổ chức Đảng, cơ quan trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh phong trào văn nghệ, thể thao, tham gia tích cực vào các phong trào xã hội do các cấp, các ngành phát động.

Đồng chí Thân Quang Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan tỉnh 

phát biểu tại Đại hội

Phát biểu tại Đại hội, Đồng chí Thân Quang Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Các cơ quan tỉnh đánh giá cao những kết quả mà Chi đoàn đã đạt được. Mặc dù trong thời gian vừa qua có nhiều biến động cả về tổ chức, kinh tế xã hội và dịch bệnh nhưng Chi đoàn CDC đã đã vượt qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chi đoàn đã có nhiều đóng góp to lớn trong các hoạt động của Đoàn cấp trên. Đồng chí mong rằng thời gian tới, Chi đoàn tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đồng thời cần gắn kết các hoạt động của đoàn với các hoạt động chuyên môn, và tăng cường truyền thông các hoạt động của đoàn thanh niên.

Đồng chí Lê Tiến Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phát biểu tại Đại hội

Tại Đại hội, Đồng chí Lê Tiến Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng mong muốn Đoàn thanh niên tiếp tục phát huy những những thành quả đã đạt được, tiếp tục thực hiện tốt chức năng của mình góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh.

Ban chấp hành Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nhiệm kỳ 2024-2027

Đại hội đã bầu 5 đồng chí đoàn viên ưu tú vào Ban chấp hành Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhiệm kỳ 2024-2027.

Một số hình ảnh của Đại hội:

 

Tác giả: Bích Hợp

Lợi ích của PrEP và những đối tượng chỉ định, chống chỉ định trong điều trị

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.

Theo số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực châu Á về việc triển khai chiến lược sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) với số lượng người sử dụng PrEP vượt quá 65.000 người vào năm 2023, đồng thời, trong giai đoạn từ 2020 đến 2023, đã có tổng cộng 96.500 người tham gia chương trình. Cả nước duy trì hơn 70% người dùng PrEP trong 3 tháng. Bên cạnh đó, những mô hình linh hoạt và đa dạng để triển khai PrEP, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.

Tại Bắc Giang, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2023, toàn tỉnh có 320 người có nguy có cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất 1 lần đạt 107% kế hoạch năm.

Lợi ích của PrEP đã được chứng minh và ngày càng có nhiều khách hàng mong muốn được sử dụng. Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được ban hành kèm theo Quyết định số 5968/QĐ – BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế nêu rõ, những người người đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây sẽ được chỉ định PrEP: HIV âm tính; không có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp.

Cùng với đó, người có nguy cơ cao nhiễm HIV, cụ thể là có một trong các yếu tố dưới đây trong vòng 6 tháng qua: Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng bao cao su với từ hai bạn tình trở lên; có bạn tình có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ yếu tố nguy cơ nhiễm HIV; có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV > 200 bản sao/ml hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV; có tiền sử mắc hoặc đang điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đƣờng tình dục, đã từng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) và vẫn có hành vi nguy cơ cao, dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích, yêu cầu sử dụng PrEP2 .

PrEP cũng được chỉ định với người mong muốn sử dụng PrEP và đồng ý xét nghiệm HIV định kỳ.

Bênh cạnh đó, hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ, không chỉ định PrEP nếu có một trong các tiêu chí dưới đây: HIV dương tính; người có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV; dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.  

Không sử dụng phác đồ có TDF khi độ thanh thải creatinin <60 mL/phút và/hoặc cân nặng dưới 35 kg.

Để nâng cao hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP), khách hàng cần tìm hiểu kỹ với ích của PrEP và tuân thủ điều trị tốt theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Càng tuân thủ tốt, càng bảo vệ tốt cho bản thân và cộng đồng.

 

Đỗ Tập

 

Kiểm tra công tác y tế tại 61 trường học: Nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe học sinh

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh vừa phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị liên quan hoàn thành việc kiểm tra công tác Y tế trường học (YTTH) đợt 1 năm 2024 tại 61 trường học ở 6 huyện, thành phố, thị xã gồm: Bắc Giang, Việt Yên, Sơn Động, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên.

Về nội dung kiểm tra việc bảo đảm các điều kiện trang thiết bị, thuốc thiết yếu và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, các trường đã có sự quan tâm, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ hoạt động sơ cấp cứu ban đầu. Cùng với đó, các trường xây dựng kế hoạch phối hợp với Trạm y tế, các đoàn thể tại địa phương tư vấn cho học sinh các vấn đề liên quan đến bệnh tật, yếu tố nguy cơ đến sức khỏe, nâng cao sức khỏe học đường

Các y bác sỹ TTKSBT khám sức khỏe cho học sinh tại Trường Tiểu học Võ Thị Sau- TP Bắc Giang

Có 58/61 trường học được kiểm tra đã bố trí được phòng y tế riêng, đảm bảo diện tích triển khai hoạt động chuyên môn và đặt tại vị trí thuận tiện cho công tác sơ cấp cứu.

52/61 trường có phòng y tế đảm bảo: Có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân; có bàn, ghế, tủ dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường; tủ thuốc và các loại thuốc thiết yếu phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe học sinh trong thời gian học tập và sinh hoạt tại trường; có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu thuốc theo quy định; 36/61 trường có cán bộ chuyên trách YTTH có trình độ từ trung cấp y trở lên.

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đủ 2 lần/năm học và phân loại sức khỏe cho học sinh, lưu sổ khám bệnh, hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe học sinh cho cả cấp học, có 50/61 trường thực hiện.

Bên cạnh đó, qua công tác kiểm tra cũng cho thấy một số trường chưa có cán bộ YTTH chuyên trách có trình độ từ trung cấp y trở lên do vậy còn nhiều hạn chế trong công tác tham mưu và triển khai công tác YTTH.

Đoàn kiểm tra đã có đề xuất, kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các Sở, ngành có liên quan tiếp tục thực hiện lộ trình bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách YTTH theo hướng ưu tiên bố trí đối với các trường có tổ chức bán trú; các trường phổ thông có nhiều cấp học; trường có vị trí ở xa Trạm y tế xã (những nơi y tế cơ sở không thể can thiệp, chăm sóc y tế kịp thời cho học sinh) để việc thực hiện các nội dung công tác YTTH được kịp thời và thuận lợi.

Đối với Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Trạm y tế tuyến xã phối hợp cùng các trường học trên địa bàn triển khai hiệu quả công tác YTTH và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, đặc biệt đối với các trường học không có nhân viên YTTH chuyên trách.

Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố đề xuất với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên YTTH thực hành tại cơ sở y tế và đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề nhằm đảm bảo các hoạt động về YTTH tại các nhà trường.

 

Đỗ Tập

Tăng cường công tác phòng chống bệnh dại

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận 33 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã ghi nhận 01 trường hợp tử vong do bệnh dại, 3.080 trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn đến các cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người bị chó, mèo cắn nhưng không đi tiêm phòng huyết thanh kháng dại, không tiêm vắc xin phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định, trong khi đó số lượng chó, mèo trên địa bàn tỉnh chưa tiêm vắc xin phòng dại còn nhiều, khoảng trên 30.000 con. Để chủ động ngăn chặn nguy cơ gia tăng số người phải điều trị dự phòng bệnh dại, giảm số ca tử vong do bệnh dại;

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Y tế: Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh dại ở người: Tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở người, cách sơ cứu khi bị chó, mèo nghi dại cắn, tác dụng của việc tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, không chữa bệnh dại bằng thuốc đông y hoặc các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận…

Tổ chức tập huấn về chuyên môn, chỉ định, kỹ thuật tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại cho cán bộ y tế; kỹ năng điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định, xử lý ổ dịch.

Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng dự trù đầy đủ vắc xin và huyết thanh kháng dại để phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn. Tổ chức tiêm phòng và điều trị dự phòng bệnh dại kịp thời cho người bị động vật cắn.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại cho người. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người nghi bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố - Chỉ đạo đẩy nhanh công tác tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo, hoàn thành sớm chỉ tiêu được giao; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo trên địa bàn (Qua Sở NN&PTNT). Đẩy mạnh giám sát, cảnh báo và áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh dại. Phát hiện sớm các ổ dịch dại hoặc nghi dại trên động vật để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây nhiễm bệnh dại sang người. - Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người nuôi chó, mèo với cộng đồng do tính chất nguy hiểm của bệnh dại chó, mèo; coi phòng bệnh dại cho chó, mèo là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho người. Khi phát hiện chó, mèo có triệu chứng nghi dại phải báo ngay chính quyền địa phương, cơ quan Thú y để kịp thời xử lý ổ dịch dại. Chỉ đạo phối hợp liên ngành y tế - thú y trong việc giám sát, lấy mẫu bệnh dại trên động vật dựa vào người bị động vật cắn đi tiêm phòng. Tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Nguyễn Hòa

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khai trương Phòng Tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh, sáng ngày 8/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khai trương Phòng Tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao.

Đến dự Lễ Khai trương có Ths.Bs Ngô Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đồng chí trong Ban lãnh đạo Trung tâm; Trưởng, phó các khoa, phòng.

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân tặng hoa chúc mừng khai trương Phòng Tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao.

Hiện nay, tình hình dịch, bệnh diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều dịch, bệnh nguy hiểm có xu hướng gia tăng. Vì vậy công tác phòng bệnh càng thể hiện vai trò quan trọng, hạn chế lây lan, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Vắc-xin là một phát minh vĩ đại của loài người, nhiều dịch, bệnh nguy hiểm đã được đẩy lùi như bại liệt, uốn ván sơ sinh, viêm gan siêu vi B, C… Hiểu được tầm quan trọng và mong muốn trở thành cơ sở chăm sóc sức khoẻ uy tín, chất lượng cho người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và các vùng lân cận, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã triển khai, đầu tư phát triển Phòng Tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao.

Phòng Tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho người lớn và trẻ em, có nguồn gốc rõ ràng. Hệ thống giá được niêm yết cụ thể và ổn định mang đến cho khách hàng giá cả hợp lý. Phòng tiêm được thiết kế hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn Y tế. khu vui chơi dành riêng cho trẻ nhỏ được trang trí đẹp mắt, ngộ nghĩnh giúp bé quên đi cảm giác sợ hãi. Đội ngũ y, bác sĩ đều được huấn luyện và đào tạo theo các quy trình chuẩn, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thực hiện quy trình tiêm chủng tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định Bộ Y tế. 

Tiêm vắc xin phòng dại cho bé 18 tháng tuổi bị mèo cắn

Việc triển khai Phòng Tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao sẽ giúp người dân được tiếp cập ngày càng nhiều với các dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn và hiệu quả, đặc biệt sẽ cung cấp một số loại vắc xin mà chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia chưa triển khai; người dân có thêm nhiều sự lựa chọn đối với dịch vụ tiêm chủng phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe. 

Phòng Tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/5/2024, làm việc vào tất cả các ngày trong tuần (từ 7 giờ 30 đến 17 giờ hàng ngày).

Một số hình ảnh tại buổi khai trương:

Việt Nga

 

LỢI ÍCH CỦA VẮC XIN PHÒNG CÚM ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh nền và có hệ miễn dịch yếu, điều này làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nặng khi mắc cúm mùa. Cúm mùa đóng vai trò như tác nhân thúc đẩy, làm trầm trọng thêm các bệnh nền có sẵn, tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở nhóm đối tượng này.

Thường bước vào giao mùa và mùa đông giá lạnh, nhiều người cho rằng chỉ có trẻ em mới cần tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, người lớn tuổi cũng nên tiêm vaccine phòng cúm vì điều này sẽ giúp ngăn mắc cúm mùa hoặc nếu mắc cúm thì triệu chứng nhẹ hơn rất nhiều. Ngoài ra, tiêm phòng cúm còn giúp hạn chế bộc phát các đợt cấp bệnh hô hấp mạn tính, giảm nguy cơ bộc phát cơn đau tim và đột quỵ, giúp giảm số lần nhập viện ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, và nghiên cứu mới đây còn cho thấy giảm phát triển bệnh Alzheimer.

vắc xin cúm


Lợi ích khi tiêm phòng Cúm với người lớn tuổi
 Bảo vệ người lớn tuổi khỏi bệnh cúm và giảm biến chứng do cúm gây ra
Tiêm phòng cúm giúp ngăn ngừa mắc cúm. Nếu bạn không may mắc cúm, nguy cơ biến chứng vì cúm cũng rất thấp. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, trong số những bệnh nhân nhập viện do cúm mùa, người đã tiêm vắc xin có nguy cơ vào phòng chăm sóc đặc biệt ICU thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong thấp hơn 31% so với người chưa tiêm phòng.
Đối với người mắc bệnh nền mạn tính, vắc xin cúm giúp giảm nguy cơ các cơn đau tim từ 15 - 45%, giảm 48% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch >65 tuổi, 70% ở các bệnh nhân COPD, 58% ở nhóm bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, vắc xin cúm mùa có thể giúp giảm nguy cơ tử vong, nhồi máu cơ tim và tắc nghẽn stent ở những người mới bị nhồi máu cơ tim gần đây hoặc mắc bệnh mạch vành nguy cơ cao.
Giảm rõ bộc phát đợt cấp bệnh hô hấp mạn tính có sẵn ở người lớn tuổi
Cúm mùa là một trong những tác nhân hàng đầu gây khởi phát các đợt cấp tính ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, viêm phế quản mạn tính… Thống kê cho thấy, với bệnh nhân COPD, trong 50% những đợt cấp do vi rút thì có đến 25-28% nguyên nhân đến từ mắc cúm. Và 1/4 các trường hợp COPD nhập viện là do cúm mùa. Một khi đã bị nhập viện do cúm mùa và tiến triển thành suy hô hấp thì tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COPD có thể lên đến 50%. Với bệnh nhân hen phế quản, khi bị vi rút cúm mùa tấn công, các cơn hen cấp dễ xuất hiện và khó kiểm soát, đồng thời bệnh hen cũng tiến triển nặng hơn sau khi nhiễm bệnh.
Khả năng bảo vệ của vắc xin cúm sau khi tiêm ngừa lên đến 98%, sẽ giúp giảm khả năng mắc bệnh, giảm thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng và tử vong. Nhất là với những người dễ gặp biến chứng của cúm mùa như bệnh nhân hen phế quản, COPD, khí phế thũng…
Tiêm ngừa cúm cho người bệnh hô hấp mạn tính cũng là một trong khuyến cáo quan trọng trong phác đồ điều trị các bệnh lý mạn tính tại phổi như COPD, hen phế quản, viêm phế quản mạn tính...
Giảm 12% nguy cơ cơn đột quỵ ở người lớn tuổi
Một nghiên cứu mới đây tại Tây Ban Nha được đăng tải trên Tạp chí Neurology cho thấy, những người được tiêm phòng cúm hàng năm có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 12% so với những người không được tiêm phòng cúm, ngay cả khi có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác được xem xét cùng.
Giảm 34% nguy cơ cơn đau tim ở người lớn tuổi
Trong một phân tích tổng hợp các nhà khoa học Đại học Toronto, Canada, phát hiện ra rằng việc tiêm phòng cúm mùa có thể làm giảm 34% nguy cơ cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Cơ chế sinh bệnh là do cúm gây tăng tình trạng viêm toàn thân, tác động làm căng thẳng cho tim và hệ thống mạch máu liên quan đến phản ứng viêm của cơ thể đối với bệnh nhiễm trùng, làm bộc phát cơn đau tim cấp.
Bệnh cúm cũng có thể dẫn đến viêm phổi, gây thêm tình trạng viêm và căng thẳng cho cơ thể, đặc biệt là tim, làm trầm trọng thêm bất kỳ bệnh tim nào đã có từ trước. Ngoài ra, cúm có thể làm người bệnh khó nhận biết được các cơn đau tim.
Giảm 79% nguy cơ nhập viện do cúm ở bệnh nhân tiểu đường - hay gặp ở người lớn tuổi
Khi đường máu cao làm suy giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng. Người bệnh tiểu đường sẽ rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây nhiễm trùng, gồm nhiễm cúm. Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, có khoảng 30% người bệnh nhập viện do cúm là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Tiêm phòng cúm mùa có thể bảo vệ người bệnh tiểu đường trước những nguy cơ này. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ nhập viện do cúm ở bệnh nhân tiểu đường giảm đến 79% khi được tiêm phòng cúm.
Nguy cơ của các biến chứng viêm phổi, suy tim, đột quỵ cũng giảm theo. Người bệnh tiểu đường được tiêm phòng cúm có tỷ lệ tử vong do tất cả nguyên nhân thấp hơn 24% so với người không tiêm chủng.
Ở người lớn tuổi, giảm 40% nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer trong 4 năm tiếp sau tiêm phòng cúm
Nghiên cứu mới nhất liên quan đến một cỡ mẫu rất lớn gồm gần 2 triệu người Mỹ trưởng thành từ 65 tuổi trở lên. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trong thời gian theo dõi gần 4 năm, khoảng 5% số người đã tiêm phòng cúm mắc bệnh Alzheimer so với 8,5% số người chưa được tiêm phòng cúm. Kết luận của nghiên cứu vừa nêu cho thấy rằng, tiêm vaccine phòng cúm có thể làm giảm 40% nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer trong thời gian 4 năm sau khi tiêm.
Đối với người cao tuổi, vắc xin cúm mùa không chỉ là sự bảo vệ sức khỏe mà còn là cách để họ tham gia vào cuộc sống một cách tích cực và đáng giá. Đối với trẻ em và người trưởng thành, tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt là trong mùa lễ hội và dịp Tết là cách hiệu quả để trực tiếp bảo vệ bảo vệ bản thân, và gián tiếp bảo vệ ông bà, người cao tuổi trong nhà khỏi những tác động và hậu quả nghiêm trọng của cúm mùa. Vì những lợi ích thiết thực đó, tiêm phòng cúm mùa hằng năm là biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo nhằm chủ động tăng cường "lá chắn" bảo vệ người cao tuổi nói riêng và cả cộng đồng nói chung trước sự tấn công của cúm mùa.

                                                                            Châu Anh

Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ y tế trường học cho cán bộ phụ trách công tác y tê trường học năm 2024

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế trường học cho cán bộ phụ trách công tác y tế trường học (YTTH) . Sáng ngày 7/5/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn cho 96 học viên gồm: Đại diện lãnh đạo khoa và cán bộ chuyên trách khoa YTCC&ATTP của Trung tâm Y tế thành phố); chuyên viên phụ trách công tác YTTH của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Giang; Trạm trưởng và cán bộ phụ trách công tác YTTH của Trạm Y tế xã/phường thuộc thành phố và Các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (mỗi đơn vị mời 01 đại biểu là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác YTTH ).

Tại lớp tập huấn, các học viên được nghe ông Vương Kỳ Hùng – Trưởng khoa Sức khỏe Môi trường- Y tế trường học của CDC Bắc Giang trao đổi về các nội dung như: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của YTTH; hệ thống tổ chức quản lý và các văn bản quy định về công tác YTTH. Vận dụng các văn bản hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật trong việc thực hiện công tác y tế trường học. Khái niệm và tầm quan trọng của công tác vệ sinh trường học. Các yêu cầu về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học. Đánh giá các điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học; đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Đồng thời, các học viên sẽ được thực hành việc vận dụng các văn bản hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật trong việc thực hiện công tác y tế học đường; thực hành đánh giá các điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học…

Dự kiến sau lớp tập huấn này đơn vị sẽ tổ chức các lớp tiếp theo với nội dung trên tại các huyện, thị xã còn lại trong toàn tỉnh.

Trần Huyền

Bắc Giang hơn 500 người được tiếp cận xét nghiệm HIV online

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Tại Bắc Giang, sau 2 năm triển khai mô hình xét nghiệm HIV online trên địa bàn đã có 521 khách hàng được trải nghiệm dịch vụ này. Từ tháng 4/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang đã đưa Website (https://tuxetnghiem.vn) phân phối bộ dụng cụ tự xét nghiệm bằng dịch miệng đi vào hoạt động. Ðây là Website đầu tiên tại Bắc Giang triển khai thí điểm mô hình này.

 Từ khi đi vào hoạt động, Website được vận hành tốt không để tình trạng nhỡ dịch vụ cung cấp đến khách hàng. Trang Web cung cấp các dịch vụ: Các vật dụng can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như: bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm, test tự xét nghiệm HIV bằng dịch miệng (Test Oral Quick); Tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP); Chuyển gửi điều trị ARV. Ðồng thời, kết nối các dịch vụ đi kèm như: xét nghiệm khẳng định HIV, Methadone, các cơ sở điều trị ARV, các cơ sở điều trị PrEP…

Trang Web đã được giới thiệu, quảng bá tới người dân qua nhiều hình thức truyền thông như: truyền thông trực tiếp tại các cuộc hội thảo, hội họp, truyền thông qua tờ rơi, áp phích, thông qua báo, đài, loa phát thanh... Trang Web cũng được thiết kế với các thông điệp, hình ảnh sinh động, cụ thể, dễ hiểu. Khách hàng có nhu cầu, vào trang Web thao tác theo hướng dẫn để xác định nguy cơ nhiễm HIV và đăng ký nhận test xét nghiệm miễn phí. Khách hàng có thể đến CDC Bắc Giang để nhận hoặc nhận qua dịch vụ vận chuyển.

Tính từ tháng 4/2022 đến nay số khách hàng truy cập trang Web tự xét nghiệm là 625 lượt người, số khách hàng giao dịch thành công và nhận test tự xét nghiệm là 521 người, số lượt người đăng kí tư vấn online là 5 người. Kết quả xét nghiệm được gửi lên hệ thống là 102 ca. Trong đó có 10 ca có phản ứng. Số ca có phản ứng đã được nhân viên y tế tư vấn làm xét nghiệm khẳng định, trong đó đã có 4 ca được chuyển điều trị ARV.

Tác giả: Bích Hợp

Đề nghị báo giá Kiểm định thiết bị X-Quang gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang lập Nội dung công việc kiểm định thiết bị X-Quang gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ đề nghị các cá nhân, đơn vị cung ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật, có khả năng cung ứng cho Trung tâm gửi báo giá với các yêu cầu chi tiết phụ lục kèm theo. 

Xem chi tiết tại đây: /documents/1085139/1245451/1714822676784_1.+Thu%CC%9B+mo%CC%9B%CC%80i+Kie%CC%82%CC%89m+%C4%91i%CC%A3nh+X-Quang_signed_signed_signed_signed.pdf/66b6325e-6bc6-4878-acd1-681b7e166673

Phụ lục tại đây:/documents/1085139/1245451/1714822695681_2.+Phu%CC%A3+lu%CC%A3c+ba%CC%81o+gi%CC%81a+Kie%CC%82%CC%89m+%C4%91i%CC%A3nh+X-Quang_signed_signed_signed.pdf/bebec39e-2a35-4d72-aae0-e8a673f68ffc

CDC Bắc Giang

Chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay ở nước ta bệnh tay chân miệng có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Sau đây là một số thông tin về bệnh tay chân miệng:

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, khi sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua các giai đoạn như:

- Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 3-7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

+ Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

+ Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

+ Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

(Ảnh Internet)

Dịch tay chân miệng có thể gặp quanh năm. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng cao và khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh tay chân miệng thường là một bệnh nhẹ, hầu hết tất cả bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể diễn biến nặng như: Viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, thường do vi rút đường ruột tuýp EV71 gây ra.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, người dân cần thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

 

Đỗ Tập

Tự xét nghiệm HIV tại nhà – mô hình mới trong phát hiện và điều trị sớm nhiễm HIV

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Mô hình tự xét nghiệm và tư vấn xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng thông qua Webside được triển khai tại tỉnh Bắc Giang từ đầu tháng 4/2022, đến nay sau 2 năm triển khai mô hình đã góp phần không nhỏ giúp cho các đối tượng có nguy cơ nhiễm nhiễm HIV tiếp cận sớm với các dịch vụ phòng ngừa HIV để phát hiện sớm, phòng ngừa kịp thời và điều trị sớm cho người nhiễm HIV.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiếm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, sau gần 2 năm triển khai mô hình, toàn tỉnh đã thực hiện được 521 đơn hàng, trong đó có 421 đơn hàng thành công. Các đơn hàng được giao đến khách hàng thông qua bưu điện hoặc khách hàng tự đến nhận test. Sau khi nhận test, khách hàng tự làm xét nghiệm HIV bằng dịch miệng theo hướng dẫn và gửi kết quả xét nghiệm về hệ thống. Nếu kết quả có phản ứng, khách hàng sẽ được tư vấn làm xét nghiệm khẳng định. Nếu kết quả khẳng định dương tính, khách hàng sẽ được tư vấn, kết nối chuyển điều trị ARV. Khách hàng có kết quả âm tính, tiếp tục được tư vấn dự phòng HIV, điều trị PrEP. Đến nay đã có 10 khách hàng test phản ứng dương tính với HIV, trong đó có 3 khách hàng được xét nghiệm khẳng định có kết quả dương tính với HIV và đang được điều trị thuốc kháng vi rút HIV tại Phòng điều trị ngoại trú HIV của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các khách hàng còn lại do không rõ danh tính, không liên lạc được qua số điện thoại nên chưa được xét nghiệm khẳng định hoặc họ đã được xét nghiệm khẳng định tại các cơ sở y tế khác nên không rõ thông tin. Đây cũng là một khó khăn rất lớn trong việc nắm rõ đối tượng khách hàng, quản lý, theo dõi kết quả tự xét nghiệm của đối tượng  đối với đội ngũ cán bộ phụ trách công tác triển khai thực hiện mô hình và cần được tháo gỡ trong thời gian tới để mô hình hoạt động hiệu quả hơn nữa. 

Tính đến cuối tháng 4/2024, toàn tỉnh ghi nhận 3713 người nhiễm HIV/AIDS trong đó có 1563 người còn sống đang được quản lý tại địa phương. Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay toàn tỉnh phát hiện mới 22 ca nhiễm, trong đó chỉ trong tháng 4 đã có 05 ca nhiễm mới được phát hiện. Mặc dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống HIV, nhưng số người mắc mới trong cộng đồng vẫn cao. Chính vì vậy việc tiếp cận sớm với các đối tượng có nguy cơ cao để phát hiện, phòng ngừa lây nhiễm HIV và điều trị sớm cho người nhiễm HIV thông qua mô hình tự xét nghiệm HIV tại nhà là rất cần thiết và hiệu quả.

Tự xét nghiệm HIV tại nhà là cách tiếp cận xét nghiệm mới mà những người có nguy cơ cao có thể tự làm xét nghiệm HIV tại nhà theo hướng dẫn trên Webside hoặc thực hiện xét nghiệm với sự hỗ trợ của đồng đẳng viên, tiếp cận viên để biết về tình trạng HIV của mình. Kit tự xét nghiệm HIV sử dụng dịch miệng (như OraQuick) đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định với độ nhạy là 99,1% và độ đặc hiệu là 100%. Kit tự xét nghiệm HIV có hướng dẫn bằng hình ảnh kèm theo vì thế rất dễ sử dụng và cho phép bạn thực hiện ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào nếu bạn muốn tự xét nghiệm. Mọi người chỉ cần đăng nhập vào website: https://tuxetnghiem.vn và làm theo hướng dẫn là có thể nhận test tự xét nghiệm HIV bằng dịch miệng miễn phí. Bằng những thao tác đơn giản này và có cả video clip hướng dẫn, người dân sẽ tự xét nghiệm, tự đọc và báo cáo kết quả. Nếu kết quả âm tính, người thực hiện có thể tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV như điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), bao cao su, bơm kim tiêm. Nhưng nếu kết quả “có phản ứng" mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi để chẩn đoán khẳng định tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang hoặc các cơ sở xét nghiệm đủ điểu kiện khẳng định HIV sau đó sẽ được tư vấn tiếp cận ngay với dịch vụ điều trị.    

Bộ xét nghiệm nhanh (Test kit),  được cung cấp cho khách hàng qua 3 hình thức: Qua bưu điện (khách hàng trả phí vận chuyển), qua đồng đẳng viên và khách hàng tự đến lấy tại Khoa Phòng, chống HIV/AIDS – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang. Khách hàng được tư vấn hỗ trợ qua Facebook, Hotline; nếu có yêu cầu đồng đẳng viên sẽ hỗ trợ. 

Đây là hình thức tự xét nghiệm HIV tiện lợi, an toàn, có tính bảo mật cao và hoàn toàn miễn phí. Mô hình này rất thuận tiện và đơn giản, có thể giúp khách hàng tự nhận sinh phẩm thông qua Webside về nhà tự làm theo video clip hướng dẫn. Việc đến các cơ sở xét nghiệm có thể khiến cho người nguy cơ cao nhiễm HIV e ngại, vì sợ bị lộ danh tính, sợ bị phân biệt đối xử, nên nhiều người nguy cơ cao nhiễm HIV đã tìm đến dịch vụ này. Mô hình giúp tăng cường tiếp cận được nhiều hơn với các đối tượng có nguy cơ cao trong cộng đồng, giúp phát hiện sớm các ca dương tính mới và kết nối họ với các dịch vụ điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV và điều trị với thuốc kháng vi rút HIV. 

Trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục phối hợp với Quỹ Toàn cầu triển khai thực hiện mô hình tại địa phương, đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ của mô hình để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa, góp phần giúp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đạt được mục tiêu lớn của chiến lược quốc gia về chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030. 

Đỗ Phú

 

THÔNG BÁO KHAI TRƯƠNG PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG CAO

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Với mong muốn cả trẻ em và người lớn đều được chăm sóc nâng cao sức khỏe, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong tiêm vắc xin dự phòng các bệnh tật nguy hiểm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang chính thức đưa phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao vào hoạt động trở lại.

Thời gian khai trương: Ngày 8/5/2024

Đến với chúng tôi, chắc chắn quý khách sẽ rất hài lòng bởi danh mục vắc xin đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp nhất.

Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, số 45 đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, TP Bắc Giang.

Mọi liên hệ xin gọi đến SĐT: 0917.909.226 hoặc 0204.3569222

Trân trọng cảm ơn!

Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới – nhóm đối tượng chính trong dự phòng trước phơi nhiễm PrEP tại Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (viết tắt là MSM). Đây là cụm từ viết tắt từ tiếng Anh: Men who have sex with men hoặc males who have sex with males. Là một khái niệm để nhấn mạnh đến hành vi của những người nam có quan hệ tình dục với những người nam khác bất kể bản dạng giới (gender identity) hoặc xu hướng tính dục (sexual orientation) của người đó là gì.

Cộng đồng MSM đang là nhóm khách hàng được quan tâm trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS do sự gia tăng nhanh chóng cả tỷ lệ hiện nhiễm HIV cũng như tỷ lệ nhiễm mới HIV trong nhóm này. Bộ Y tế ước tính cả nước có khoảng 300.000 người nam quan hệ đồng tính (MSM). Tỷ lệ nhiễm HIV tăng rất nhanh ở nhóm này, từ 2012-2020 tăng hơn 5 lần, từ 2,3% lên 13,3%. So với những năm đầu đại dịch, tỉ lệ MSM nhiễm HIV đã cao nhất, vượt qua nhóm tiêm chích ma túy và mại dâm.

Tại tỉnh Bắc Giang, Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 389 nam quan hệ tình dục đồng giới. Số MSM đang điều trị nhiễm HIV tại tỉnh chiếm 7,14% người nhiễm HIV đang được quản lý tại tỉnh (năm 2023). Trong mấy năm gần đây, số lượng người mắc mới HIV đang có xu hướng tăng trong nhóm đối tượng này. Đây được xác định là nhóm đối tượng chính trong dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại tỉnh.

Với sự hỗ trợ của dự án Quỹ toàn cầu, các hoạt động can thiệp nhằm ngăn ngừa lây nhiễm HIV trong nhóm MSM tại tỉnh đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Các hoạt động truyền thông can thiệp, giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm, cung cấp dịch vụ về HIV như tư vấn, xét nghiệm, điều trị trước phơi nhiễm HIV và điều trị ARV… cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, trong đó có nhóm đối tượng MSM được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh. Toàn tỉnh đã tổ chức được 03 sự kiện truyền thông tư vấn hoạt động PrEP; 18 buổi truyền thông cho nhóm MSM thu hút được 360 người thuộc nhóm MSM tham gia. Thông qua các buổi truyền thông đã góp phần nâng cao kiến thức về phòng chống HIV cho nhóm MSM, thu hút họ đến các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV và dự phòng sau phơi nhiễm HIV.

Mặc dù xã hội hiện nay đã có nhiều cởi mở hơn với cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới nhưng vì các lý do văn hóa, sự kỳ thị và phân biệt đối xử….nên đây vẫn là nhóm quần thể ẩn, khó tiếp cận nhất là khi chúng ta muốn tiếp cận để cung cấp cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Nhằm tiếp cận tốt hơn với nhóm MSM, tại tỉnh đã thành lập nhóm đồng đẳng viên MSM với 10 thành viên MSM tham gia để tiếp cận cộng đồng thông qua các kênh truyền thông như Zalo, Facebook, TikTok… nhằm thu hút, tiếp cận với những người trong cộng đồng MSM, thông qua đó để tư vấn, phát hiện các trường hợp mới và chuyển gửi khách hàng đến các cơ sở y tế để xét nghiệm, điều trị ARV nếu phát hiện dương tính với HIV và sử dụng PrEP để dự phòng nguy cơ lây nhiễm nếu có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa nhiễm HIV.

Trong năm 2023, có 2050 người sử dụng ma túy, 124 người bán dâm và 802 người có quan hệ tình dục đồng giới được tiếp cận với các dịch vụ can thiệp giảm tác hại và dự phòng HIV, trong đó đã giới thiệu và tư vấn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEp bằng thuốc ARV cho 174 đối tượng nhóm MSM.

Theo BS Trần Xuân Thanh – Trưởng khoa Phòng chống HIV – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh “Để giảm tỷ lệ mắc HIV ở nhóm MSM, tiến tới thực hiện mục tiêu lớn là chấm dứt đại dịch HIV/AIDS, phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp nhất là phổ biến kiến thức về HIV và cách phòng tránh lây nhiễm HIV, hướng dẫn sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Cho các đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM.

Cụ thể, PrEP được khuyến nghị cho những người không nhiễm HIV, nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm virus (quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiêm chích ma túy). Đặc biệt với nhóm MSM và người chuyển giới cần sử dụng trong suốt thời gian có nguy cơ cao. Tuân thủ tốt liệu trình dự phòng có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trên 90% và qua tiêm chích ma túy đến 70%.

Còn PEP sử dụng trong trường hợp phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ. PEP thường được áp dụng trong tình huống "tai nạn", như không sử dụng biện pháp an toàn, rách hay tuột bao cao su. Hiệu quả dự phòng của điều trị PEP vào khoảng 80%, có thể cao hơn nếu sử dụng trong những giờ đầu. Tác dụng thuốc giảm dần và vô hiệu sau 72 giờ tính từ lúc phơi nhiễm.

Ngoài ra BS. Trần Xuân Thanh cũng  khuyến cáo nhóm MSM nên đề nghị bạn tình kiểm tra sức khỏe trước khi quan hệ tình dục, khám sức khỏe thường xuyên và sử dụng bao cao su 100% khi quan hệ tình dục. Trường hợp nghi ngờ bản thân hoặc bạn tình nhiễm HIV, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời. Nếu đã nhiễm HIV, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, nhằm kéo tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, sẽ không lây bệnh cho bạn tình.

Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tư vấn nhóm để tiếp tục thu hút, tiếp cận được các đối tượng MSM, và các đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV khác để giới thiệu họ đến các dịch vụ tư vấn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, tiến tới mục tiêu kết thúc đại dịch HIV trong năm 2030 mà tỉnh đã đặt ra.

Đỗ Phú

 

Bệnh sùi mào gà và một số điều cần lưu ý

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Bệnh sùi mào gà (hay còn gọi là mụn cóc sinh dục) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Mụn có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc dày đặc lên thành hình dạng giống như súp lơ hoặc mào gà, gây đau, khó chịu, ngứa ngáy. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do chủng virus HPV - Human papilloma virus gây ra. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh sùi mào gà:

1.Nguyên nhân:

Bệnh sùi mào gà do virus papilloma ở người (HPV) gây ra. Có hơn 40 chủng HPV khác nhau ảnh hưởng đến vùng sinh dục, và HPV sinh dục lây lan qua quan hệ tình dục.

Hệ thống miễn dịch của bạn thường giết chết HPV sinh dục, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể không ngăn chặn nhiễm trùng.

2.Triệu chứng:

Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ, thành âm đạo, khu vực giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung.

Ở nam giới, chúng có thể xuất hiện ở đầu hoặc trục của dương vật, bìu hoặc hậu môn.

Các triệu chứng bao gồm: vết sưng nhỏ, màu thịt hoặc xám ở vùng sinh dục, ngứa hoặc khó chịu, chảy máu khi giao hợp.

3.Đường lây truyền:

Bệnh lây qua đường tình dục không an toàn, nhưng cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp, phi tình dục gồm:

-Lây qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà. Việc quan hệ không chỉ đơn giản là quan hệ qua âm đạo mà kể cả hình thức tình dục qua đường miệng, quan hệ qua hậu môn cũng lây nhiễm bệnh. Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh hoặc ngược lại cũng đề có nguy cơ lây nhiễm như nhau.

-Mẹ lây sang cho con

Việc một người phụ nữ bị mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai là điều vô cùng nguy hiểm. Vì khi thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ, chúng sẽ tiếp xúc với virus này qua các tổn thương sùi dẫn đến con khi sinh ra có thể bị sùi mào gà.

-Lây qua vết thương hở

Virus HPV có thể xuất hiện tại những nơi có vết thương hở. Khi tiếp xúc với những vết thương tại nơi chứa virus gây bệnh sùi mào gà, rồi lại vô tình chạm vào vết thương hoặc những vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình, thì có nguy cơ rất cao bị nhiễm sùi mào gà.

Ngoài ra bệnh sùi mào gà còn có thể lây qua đường ăn uống, tuy khả năng này không cao nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra.

Vì vậy việc phòng bệnh cho mình khi sinh hoạt chung là điều cần thiết, đặc biệt là ở những nơi đông người, nơi mà có những người lạ, người mới gặp lần đầu.

4.Đối tượng nguy cơ:

Phụ nữ có nguy cơ mắc sùi mào gà cao hơn so với nam giới.

Trẻ sơ sinh, nam giới có nhiều bạn tình, và nhân viên y tế cũng thuộc nhóm nguy cơ.

5.Phòng ngừa:

Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục có thể giảm nguy cơ mắc bệnh mụn cóc sinh dục.

Vắc-xin cũng có thể giúp bảo vệ chống lại một số chủng HPV sinh dục123.

Nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trần Huyền

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân gia đình chính sách tại phường Thọ Xương

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Sáng ngày 26/4/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang tổ chức khám bệnh nhân đạo tại Phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang cho người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, hộ gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn và hội viên Chữ thập đỏ.

Tại buổi khám bệnh 80 bệnh nhân đến khám được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và khám chữa bệnh miễn phí các bệnh về Nội, Mắt, Da liễu, Tai - Mũi - Họng và siêu âm tổng quát. Qua khám sàng lọc các y, bác sĩ Trung tâm đã phát hiện các bệnh lý như: 12 bệnh nhân tăng huyết áp, 32 bệnh nhân đục thủy tinh thể, 8 bệnh nhân bị sỏi thận, 3 bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến…

Hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo nằm trong Kế hoạch khám chữa bệnh của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Giang. Qua khám bệnh nhân đạo kịp thời phát hiện các bệnh lý của người bệnh, để có chế độ chăm sóc, điều trị hợp lý góp phần nâng cao sức khỏe của các bệnh nhân hướng tới nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Một số hình ảnh tại buổi khám bệnh:

Nguyễn Hòa

Tăng cường triển khai hoạt động và đảm bảo chất lượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP).

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Ngày 11/12/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5154/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Trong khuôn khổ hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, hoạt động điều trị PrEP tại tỉnh Bắc Giang đã được triển khai tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Theo kết quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) năm 2023 của tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ duy trì điều trị trên 03 tháng trong năm mới đạt 46,7%. Chỉ tiêu từ 01/01/2024 tới 31/12/2024 của tỉnh Bắc Giang là 300 khách hàng. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đạt 102 khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP ít nhất 01 lần (chiếm 34% so với chỉ tiêu năm 2024).

Nhằm đạt chỉ tiêu khách hàng sử dụng PrEP trong năm 2024 và đảm bảo tỷ lệ duy trì điều trị PrEP đạt ngưỡng chỉ tiêu quốc gia (75%), thực hiện sự chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường triển khai hoạt động và đảm bảo chất lượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP).

Trung tâm triển khai cung cấp dịch vụ thường quy kết nối chặt chẽ với cộng đồng đích. Căn cứ vào chỉ tiêu 300 khách hàng và kết quả đạt được tới tháng 3/2024, Sở Y tế cần giao chỉ tiêu tháng (từ tháng 4 tới tháng 12/2024) cho cơ sở điều trị PrEP; định kỳ đôn đốc tiến độ triển khai điều trị PrEP để đạt được chỉ tiêu đề ra.

Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh huy động vai trò của các nhóm cộng đồng, các tuyên truyền viên đồng đẳng trong việc tuyên truyền, kết nối và hỗ trợ khách hàng có nhu cầu với cơ sở điều trị PrEP. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông tạo cầu quảng bá dịch vụ PrEP qua các sự kiện truyền thông, truyền thông nhóm nhỏ, mạng xã hội và các ứng dụng điện thoại, tiếp cận khách hàng từ các nguồn (cộng đồng, cơ sở y tế…).

Đồng thời, cải thiện môi trường thân thiện, đa dạng hóa trong cung cấp dịch vụ và kết nối các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tới khám và sử dụng dịch vụ. Tích cực triển khai các can thiệp duy trì điều trị PrEP theo hướng dẫn tại công văn số 102/AIDS-ĐT ngày 17/02/2021 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về việc hướng dẫn triển khai các can thiệp duy trì điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Tập trung rà soát, lập danh sách khách hàng dừng từ 01/10/2024 tới 31/3/2024 và tháng sau đó với các thông tin: độ tuổi, giới, đối tượng, nghề nghiệp, nơi chuyển gửi, nguyên nhân dừng, số kỳ tái khám dưng, số lần liên hệ hỗ trợ khách hàng và các thông tin liên quan khác. Phối hợp với người chuyển gửi để liên hệ tư vấn tạo động lực, hỗ trợ khách hàng vượt qua rào cản (nếu có) để quay lại nhận dịch vụ khi còn nguy cơ nhiễm HIV, hỗ trợ khách hàng nhận dịch vụ ở những địa điểm thuận tiện, phù hợp.

Chú trọng tới công tác củng cố kỹ năng tư vấn sàng lọc khách hàng khi nhận dịch vụ lần đầu tiên hoặc quay lại nhận dịch vụ sau khi đã dừng một thời gian. Chú ý tư vấn hỗ trợ khách hàng dưới 18 tuổi. Quản lý, theo dõi chặt chẽ việc cung cấp thuốc PrEP tại cơ sở điều trị theo hướng dẫn tại công văn số 133/AIDS-ĐT ngày 12/3/2020 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai, thực hiện chỉ tiêu giao năm 2024 đúng tiến độ kế hoạch đề ra và báo cáo kết quả hoạt động trên phần mềm HMED theo quy định và bằng văn bản về Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Sở Y tế trước ngày 27 hằng tháng.

Việt Nga

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Ngày 25/4/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông phòng chống các bệnh tật học đường cho 186 học sinh khối 1 trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Bắc Giang.

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khám răng, miệng cho các bé 

Tại đây, các bé được khám tổng quát; Tai, mũi, họng; Răng, hàm mặt; Khám thể lực, được hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày và cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân...Đặc biệt các bác sỹ chú trọng khám tập trung các bệnh thường mắc phải ở độ tuổi tiểu học như: răng miệng, cong vẹo cột sống...

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khám Tai, mũi, họng cho các bé

Chương trình khám sức khỏe miễn phí cho học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu của Trung tâm Kiểm soat bệnh tật được tổ chức bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, tuân thủ đúng quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành, đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác. Đây là một hoạt động có ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện các bệnh tật học đường để kịp thời xử trí, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe học sinh, qua đó áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của các em.

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng

Trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức  khám sức khỏe miễn phí cho các em học sinh khối 2, Trường tiểu học Võ Thị Sáu.

 Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kiểm tra cột sống cho các bé

Tác giả: Bích Hợp

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:2828

Số lượt truy cập: 34175041