Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang tham dự: “Lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 (2016-2017)”

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
      Tối ngày 17/4/2018, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 (2016-2017) tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô.       Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 (2016 -2017) có 56 Bộ, tỉnh, ngành gửi hồ sơ tham dự Hội thi. Ban tổ chức Hội thi các địa phương và các bộ đã xét hàng nghìn giải pháp tham gia Hội thi cấp cơ sở, cấp tỉnh, thành phố và chọn ra được 536 giải pháp gửi cho Ban tổ chức Hội thi toàn quốc. Các giải pháp dự thi được chia theo 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; Cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; Vật liệu, hóa chất, năng lượng; Nông, lâm, nghe nghiệp, tài nguyên môi trường; Y, dược; Giáo dục và đào tạo. Ban Tổ chức Hội thi toàn quốc đã ký Quyết định trao giải thưởng cho 90 giải pháp bao gồm: 6 giải nhất, 12 giải nhì, 24 giải ba, 48 giải khuyến khích. [caption id="attachment_6464" align="aligncenter" width="550"] Thạc sỹ, bác sỹ Dương Thị Hiển, lên nhận giải thưởng[/caption]       Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã xuất sắc đạt giải 3 với đề tài “Chế tạo bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước tăng năng suất phá mẫu tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Giang” .       Sáng kiến kỹ thuật đã nâng hiệu quả phân tích phenol niệu từ 40 mẫu/ngày lên đến 240 mẫu/ngày. Rút ngắn được thời gian phân tích mẫu. Qua đó giúp Trung tâm có khả năng phân tích những lô mẫu phân tích phenol niệu lớn lên tới hàng nghìn mẫu trong một thời gian ngắn đảm bảo về thời gian, tiến độ và chất lượng phân tích.       Ngoài ứng dụng trong chưng cất phenol niệu, bệnh phẩm sáng kiến còn có khả năng áp dụng trong các kỹ thuật phân tích dùng đến kỹ thuật chưng cất khác như methanol, fucfurol, diacetyl... trong thực phẩm, hợp chất hữu cơ trong môi trường nước, môi trường không khí.       Sáng kiến làm giảm chi phí xuống 14 lần/mẫu so với sử dụng cất trên hệ Velp tự động, tiết kiệm cho đơn vị 2.206.420.000 đồng. [caption id="attachment_6468" align="aligncenter" width="550"] Thạc sỹ, bác sỹ Dương Thị Hiển và Kỹ sư Quách Văn Linh đồng chủ nhiệm đề tài[/caption]       Công trình nghiên cứu góp phần năng cao năng lực hoạt động chuyên môn, đặc biệt trong hoạt động chẩn đoán phát hiện bệnh nghề nghiệp, nhiễm độc Benzel của người lao động. Chủ động trong công tác tuyên truyền bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động trên địa bàn. Mở rộng kỹ thuật trong phát hiện chẩn đoán phát hiện bệnh nghề nghiệp nhiễm độc chất hữu cơ từ môi trường lao động. Nâng cao năng lực hoạt động khoa học của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, đặc biệt là năng lực nghiên cứu khoa học, sáng kiến kỹ thuật của các cá nhân tham gia đề tài. Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng của cơ sở đào tạo liên tục và thực hành tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đủ khả năng thực hành cho những lớp đào tạo kỹ thuật cao, đào tạo sinh viên trong giai đoạn mới. [caption id="attachment_6467" align="aligncenter" width="550"] Công trình nghiên cứu góp phần năng cao năng lực hoạt động chuyên môn, đặc biệt trong hoạt động chẩn đoán phát hiện bệnh nghề nghiệp, nhiễm độc Benzel của người lao động[/caption]

User Online:2720

Total visited: 34062607