Kết quả Triển khai chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả" ở Bắc Giang năm 2017

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
        Bắc Giang nằm trong số 21 tỉnh còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh nông thôn được Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” hỗ trợ từ năm 2016 – 2020 với tổng kinh phí thực hiện hơn 225 triệu USD từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới.        [caption id="attachment_2706" align="aligncenter" width="550"] Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”[/caption]          Mục tiêu của Chương trình nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các tỉnh tham gia dự án. Đồng thời, chương trình này sẽ góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Chương trình gồm 3 hợp phần: Cấp nước nông thô, vệ sinh môi trường nông thôn và nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá.         Tại Bắc Giang, với tổng nhu cầu vốn năm 2017 là hơn 61 tỷ đồng. Trong đó: Vốn Ngân hàng Thế giới 47,6 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 4 tỷ đồng, vốn tín dụng 4 tỷ đồng, vốn dân tự đầu tư 5,4 tỷ đồng.         Ngay từ khi nhận được Kế hoạch, Dự án Bắc Giang đã chủ động phối hợp, tham mưu cho thường trực dự án trong quá trình xây dựng và trình UBND tỉnh duyệt Kế hoạch tổng thể số 3215/KH-UBND ngày 13/10/2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả năm 2016 và giai đoạn 2016-2020. Phối hợp, tham mưu xây dựng và trình UBND tỉnh duyệt Kế hoạch số 2558/KH-UBND ngày 24/8/2016 về tăng cường năng lực và Kế hoạch số 2557 ngày 24/8/2016 về Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh thuộc Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyển thông giám sát theo dõi đánh giá chương trình thuộc Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dự trên kết quả giai đoạn 2016-2020.         Phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế đã khảo sát xây dựng mới 14 công trình nhà vệ sinh cho 14 trạm y tế tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Thế và Yên Dũng.          Năm 2017,Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Công ty cổ phần xây dựng An Phát tổ chức khảo sát để thiết kế xây dựng nhà tiêu và nước sạch cho các trạm y tế xã tham gia vệ sinh toàn xã tại 02 huyện Yên Thế và Hiệp Hòa.          Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch "Hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả" giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch năm 2017. Tổ chức 02 cuộc họp cấp huyện tại 02 huyện Yên Thế và Hiệp Hòa; 04 cuộc họp cấp xã tại 04 xã tham gia vệ sinh toàn xã năm 2016 (Tiến Thắng, Phồn Xương của huyện Yên Thế, xã Hợp Thịnh, Đại Thành thuộc huyện Hiệp Hòa)           Phối hợp với tư vấn của Chương trình và TTYT 02 huyện Yên Thế, Hiệp Hòa và 04 xã tham gia Chương trình năm 2016 khảo sát 12 cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng và trang thiết bị vệ sinh để lựa chọn cửa hàng tiềm năng tham gia Chương trình. Kết quả đã lựa chọn được 10 cửa hàng làm cửa hàng tiện ích (CHTI) phục vụ cung ứng cho 04 xã đặt kế hoạch đạt vệ sinh toàn xã năm 2016 và các xã còn lại của những năm tiếp theo.           Năm 2017 phối hợp với tư vấn Chương trình, Sở Giáo dục và đào tạo, Trung tâm Y tế (TTYT) 2 huyện tổ chức khảo sát 26 của hàng kinh doang VLXD tại 17 xã tham gia chương trình và đã lựa chọn được 18 cửa hàng tham gia chương trình trong đó có 5 của hàng đổ bê tông đúc sẵn cho các xã xây dựng nhà tiêu có hầm chứa phân bằng ống bi bê tông hạ giá thành xây dựng.           Khảo sát công trình vệ sinh Trạm y tế, trường Trung học cơ sở, trường Tiểu học, trường Mầm non của 17 xã đánh giá theo 17 tiêu chí vệ sinh, để lựa chon các trường cần tu sửa và xây mới. Làm việc với UBND các xã để thông báo kết quả kiểm tra và nhờ sự chỉ đạo của UBND các xã đầu tư kinh phí để hỗ trợ việc tu sửa Công trình vệ sinh chưa hợp vệ sinh tại các đơn vị.            Năm 2017 phối hợp với TTYT huyện Hiệp Hòa và Yên Thế kiểm tra đánh giá tỷ lệ  nhà tiêu hợp vệ sinh tại 63 thôn của 21 xã tham gia Chương trình kết quả 54% số thôn tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh  > 70% còn lại 46% số thôn có tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh< 70%.          Trong năm 2018, tổng nhu cầu vốn để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình ở Bắc Giang là trên 138 tỷ đồng, trong đó vốn ngân hàng thế giới khoảng 118 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương trên 11 tỷ đồng, vốn tín dụng 4 tỷ đồng, vốn nhân dân tự đầu tư trên 5 tỷ đồng.           Với việc triển khai có hiệu quả Dự án sẽ góp phần thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, nâng cao nếp sống văn hoá, văn minh, ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng miền núi, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng nông thôn, góp phần hạn chế sự di dân ồ ạt vào đô thị và di cư tự do ở các vùng khan hiếm nước.

User Online:2992

Total visited: 34187761