PHÒNG CHỐNG THIẾU CANXI Ở TRẺ EM

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

1. Vai trò của canxi đối với cơ thể

Canxi là chất khoáng thiết yếu giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo chức phận thần kinh và sự đông máu bình thường. Tất cả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tạo xương cho thai nhi, cung cấp canxi trong bài tiết sữa… đều cần canxi.

Trong cơ thể 99% canxi nằm trong xương và răng, 1% còn lại nằm trong các dịch và các tế bào của cơ thể. Nếu khẩu phần thiếu hụt canxi, để duy trì cân bằng canxi trong máu, cơ thể sẽ phải huy động canxi từ xương. Ngoài ra, ion canxi còn có vai trò giúp cho sự co cơ, nhịp đập của tim, sự đông máu và giúp hệ thần kinh gửi đi các thông tin.

 

2. Hậu quả của thiếu canxi

Cơ thể con người rất cần canxi, đặc biệt là đối với trẻ em. Thiếu canxi dẫn đến tình trạng rối loạn khoáng hóa tại xương. Tình trạng thiếu canxi kéo dài là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến giảm mật độ xương gây còi xương ở trẻ em. 

Những biểu hiện thường gặp do thiếu canxi như chậm mọc răng, chậm vận động, chậm phát triển chiều cao, hay bị chuột rút, ngoài ra có thể gây tình trạng mất ngủ, ra mồ hôi trộm, tính tình nóng nảy. Lớn lên trẻ có nguy cơ bị chân vòng kiềng, lồng ngực nhỏ, thấp còi.

Nồng độ các ion canxi tự do trong máu thấp có thể dẫn đến co cứng cơ, tình trạng co giật cơ. Khi canxi trong máu giảm thì cơ thể phải huy động canxi từ xương vào máu để tham gia các quá trình chuyển hóa, gây nên các triệu chứng đau nhức các xương đặc biệt các xương dài ở trẻ đang tuổi phát triển.

 

3.Nguyên nhân thiếu canxi

Nguyên nhân thiếu canxi ở trẻ chủ yếu do thiếu canxi trong khẩu phần ăn và hấp thu canxi kém ở ruột non.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thiếu canxi là do cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con, dẫn đến thực hành dinh dưỡng không hợp lý: trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn dặm quá sớm hoặc không đúng cách, thức ăn không đa dạng…

Thiếu vitamin D (dưỡng chất giúp cơ thể hấp thụ canxi) cũng khiến trẻ bị thiếu canxi.

4. Phòng chống thiếu canxi

Hướng dẫn và hỗ trợ bà mẹ cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đạt tăng trưởng tối ưu cho trẻ và tiếp tục cho bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

Đối với trẻ nhỏ, quan trọng nhất là cần bổ sung canxi bằng thực phẩm hàng ngày, ăn đa dạng thực phẩm, tắm nắng đúng cách. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bổ sung canxi hoàn toàn bằng sữa mẹ, tăng cường canxi trong sữa mẹ qua chế độ ăn uống giàu canxi kết hợp với việc tắm nắng của bà mẹ.

Để tăng canxi trong khẩu phần cần lựa chọn các thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phomat, tôm, cua, cá nhỏ (ăn được cả xương), trứng, các loại hạt đậu đỗ…

Ăn bổ sung các loại thực phẩm có bổ sung canxi như bánh mỳ, bánh quy có bổ sung canxi, … Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như phomai, cá, trứng, sữa…

CDC Bắc Giang

Tác hại thuốc lá đối với sức khỏe của bạn

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Ở Việt Nam tỷ lệ người hút thuốc lá trưởng thành tương đối cao. Theo khảo sát của  Bộ Y tế năm 2013. Tỷ lệ nam giới trên 18 tuổi hút thuốc khoảng 47%, tức là cứ gần 2 nam giới trưởng thành thì có một người hút thuốc. Hút thuốc không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất nhiều đối với những người hút thuốc thụ động như: phụ nữ, trẻ em,…

Khói thuốc lá một trong những nguyên nhân gây bệnh và dẫn đến tử vong của con người, trong thuốc lá chứa trên 7.000 hoá chất độc hại, trong đó có 69 chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là Nicotin - chất gây nghiện, trong  khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tỉnh; loãng xương; bệnh tim mạch; bệnh vảy nến; viêm tắc mạch máu; ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, tụy ...

Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú đối với phụ nữ. Ở nước ta, mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.

Nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho những người không hút thuốc lá, hạn chế ảnh hưởng của khói thuốc lá nơi công cộng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế, theo đó sẽ phạt cảnh cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

b. Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

c. Sử dụng thuốc lá khi chưa đủ 18 tuổi.

Thiết thực thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút thuốc lá; không hút nơi có trẻ em và người già; nhắc nhở người khác khi hút thuốc nơi công cộng. Vì một cộng đồng không khói thuốc! Vì sức khỏe của mỗi người! Vì tương lai con em chúng ta.

Chúng ta Đừng:

- Đừng hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc;

- Đừng hút thuốc lá nơi công cộng;

- Đừng hút thuốc lá trước mặt trẻ em;

- Đừng mời hoặc nhận thuốc lá từ bạn bè, đồng nghiệp.

Và hãy:

- Hãy giảm hút thuốc lá;

- Hãy cai nghiện thuốc lá;

- Hãy kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút;

- Hãy để môi trường xung quanh bạn không khói thuốc lá.

 

CDC Bắc Giang

PHÒNG CHỐNG THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

1. Vai trò của Vitamin A đối với cơ thể

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Vitamin A có vai trò trong quá trình tăng trưởng, giúp cho trẻ phát triển bình thường. Vitamin A tham gia vào chức năng nhìn của mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt, bảo vệ da và niêm mạc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Vitamin A ngoài tác dụng bảo vệ mắt, tăng sức đề kháng, còn có tác dụng tạo xương cho trẻ giúp cho trẻ có chiều cao tối đa theo tiềm năng.

 

 

2. Hậu quả của thiếu vitamin A

Thiếu vitamin A sẽ làm trẻ chậm lớn, nhất là ở những trẻ nhỏ, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, trẻ dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là các nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa và sởi. Nhiễm trùng và thiếu Vitamin A ở trẻ là một vòng luẩn  quẩn bệnh lý dẫn tới nguy cơ tử vong cao.

Thiếu Vitamin A mức độ nặng sẽ gây lên bệnh khô mắt, có thể dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân thiếu vitamin A

Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị thiếu Vitamin A, vì ở độ tuổi này trẻ đang lớn nhanh, cần nhiều Vitamin A. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này trẻ thường gặp phải nhiều yếu tố nguy cơ gây thiếu vitamin A.

Nguyên nhân thiếu Vitamim A là do khẩu phần ăn của trẻ bị thiếu hụt Vitamin A. Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải do thức ăn cung cấp, vì vậy nguyên nhân chính của thiếu vitamin A ở trẻ là do chế độ ăn nghèo vitamin A. Bữa ăn thiếu dầu, mỡ cũng làm giảm hấp thu vitamin A (vì vitamin A tan trong dầu, mỡ). Ở trẻ nhỏ đang bú thì nguồn vitamin A cho trẻ là từ sữa mẹ, trong thời kỳ cho con bú nếu bữa ăn của mẹ thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con.

Do trẻ mắc các bệnh nhiểm khuẩn: khi trẻ mắc các bệnh nhiểm khuẩn đặc biệt là Sởi, Tiêu chảy, Viêm đường hô hấp làm tăng nhu cầu vitamin A gây nguy cơ thiếu vitamin A. Nhiễm giun, nhất là giun đũa cũng là yếu tố góp phần làm thiếu Vitamin A ở trẻ.

Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thường kèm theo thiếu vitamin A vì thiếu đạm để chuyển hóa và vận chuyển vitamin A. ngoài ra thiếu kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin A.

4. Phòng chống thiếu vitamin A ở trẻ em

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú tới 24 tháng giúp đảm bảo đủ nhu cầu vitam A cho trẻ.

Duy trì chế độ ăn đa dạng thực phẩm cho trẻ, sử dụng thực phẩm giàu vitamin A. Sử dụng dầu, mỡ trong bữa ăn của trẻ để tăng cường hấp thu vitamin A. Cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều vitamin A như: gan động vật, gan cá, lòng đỏ trứng, bơ, cá, thịt…là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A như các loại rau có  màu xanh sẫm: rau ngót, rau dền, rau muống… và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, gấc, đu đủ, bí đỏ… Đây là giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề thiếu vitamin A ở trẻ.

Khuyến khích sử dụng cho trẻ những thực phẩm có bổ sung Vitamin A: Dầu ăn, sữa, hạt nêm….

 Bổ sung vitamin A liều cao và tẩy giun định kỳ cho trẻ:

- Cho trẻ dưới 5 tuổi nguy cơ cao uống bổ sung vitamin A (trẻ suy dinh dưỡng, sau bị sởi, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp).

- Bà mẹ sinh con trong vòng 1 tháng đầu đến cơ sở y tế bổ sung vitamin A liều cao, để duy trì nguồn vitamin A trong sữa mẹ.

 

CDC Băc Giang

 

 

Những biểu hiện và cách phòng ngừa Bệnh viêm phổi ở trẻ em

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

         Vào thời điểm tháng 4, tháng 5 là lúc khí hậu nước ta có nhiều biến đổi, mưa, nồm, ẩm, nắng nóng thất thường tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển, đặc biệt là các bệnh về hô hấp ở trẻ em. Thời điểm này trẻ em vẫn là đối tượng dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi nhất là ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là bệnh viêm phổi, bệnh nặng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

          Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ

          Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng nhu mô phổi do các mầm bệnh như Liên cầu khuẩn, Phế cầu… hoặc vi rút gây ra.

          Viêm phổi thường xảy ra khi gặp các điều kiện thuận lợi như: Cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột do thời tiết; uống đồ lạnh; ngồi trong phòng điều hòa lâu; trẻ ra nhiều mồ hôi không được lau khô khiến trẻ bị lạnh thấm ngược; hoặc trẻ tắm ngay sau khi đi chơi về chưa kịp lau khô mồ hôi, tắm lâu khiến cơ thể nhiễm lạnh cũng dẫn tới viêm phổi…

          Những trẻ có cơ thể suy yếu, lười ăn, suy dinh dưỡng, thiếu chất càng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch kém phát triển.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh

          Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt cao đột ngột 39 - 40oC, hoặc sốt tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu, ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh vàng, thở nhanh, thở khò khè, bỏ bú, hoặc ngủ li bì là những triệu chứng điển hình của viêm phổi. Bố mẹ nên cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh viêm phổi cho trẻ

          - Cho trẻ bú sữa mẹ, bú sớm ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.

          - Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung cần đủ 4 nhóm thực phẩm (Ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả).

          - Mùa hè thời tiết nóng bức khó chịu, nhưng không vì thế mà cho trẻ ăn uống đồ lạnh. Việc ăn quá nhiều kem và thực phẩm để lâu trong tủ lạnh càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó không loại trừ viêm phổi.

          - Nếu trong phòng có điều hòa thì không nên để chế độ lạnh dưới 25 độ, để trẻ nằm hoặc chơi ở nơi thoáng mát, cũng không nên để trẻ ra quá nhiều mồ hôi, nếu không kịp lau khô trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh.

          - Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà.

          - Theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu.

          - Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.

          - Nếu trẻ có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như cảm lạnh, viêm mũi, họng thì cần được phát hiện và xử lý sớm, chăm sóc tốt để ngăn chặn bệnh chuyển sang viêm phổi.

CDC Băc Giang

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam hợp tác với Sở Y tế tỉnh Bắc Giang

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Ngày 26/05/2023, Đoàn công tác Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện YDHCT Việt Nam làm trưởng đoàn đến và làm việc với Sở Y tế tỉnh Bắc Giang nhằm hợp tác toàn diện giữa Học viện với Sở Y tế tỉnh. Đón tiếp và làm việc với đoàn có ông Từ Quốc Hiệu - Giám đốc Sở Y tế, đại diện lãnh đạo các Phòng chức năng Sở Y tế; lãnh đạo Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng; Các bệnh viện tư nhân về y học cổ truyền đóng trên địa bàn tỉnh.

 

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Học viện cảm ơn Sở Y tế Bắc Giang, trong nhiều năm đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện để Học viện thực hiện chức năng nhiệm vụ đào tạo. PGS.TS Nguyễn Quốc Huy đã giới thiệu những chương trình đào tạo của Học viện. Học viện mong muốn trong thời gian Sở  Y tế cùng các đơn vị y tế tỉnh  tiếp tục tạo điều kiện cho học viên, sinh viên tham gia học tập; Xây dựng chương trình nâng cao nhân lực ngành y tế, đặc biệt về y, dược cổ truyền; Hợp tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn phát triển dược liệu theo đúng tiêu chuẩn GACP-WHO, đào tạo các lớp ngắn hạn, đào tạo liên tục….

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các Bệnh viện đã tham gia trao đổi, thảo luận, đề ra giải pháp nhằm tăng cường hoạt động phối, kết hợp giữa Học viện Y - Dược cổ truyền Việt Nam với Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác Y - Dược cổ truyền trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền trong các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 

Ông Từ Quốc Hiệu - Giám đốc Sở Y tế ghi nhận và đánh giá cao những kết quả về công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên Ngành y tế Bắc Giang. Trong thời gian tới để nâng cao trình độ chuyên môn và đào tạo kỹ thuật cao về lĩnh vực Y - Dược cổ truyền Bắc Giang tiếp tục hợp tác toàn diện với Học viện; tiếp tục đề xuất học viện giúp đỡ các Bệnh viện tuyến cơ sở tại địa phương, kết hợp Y học hiện đại và y học cổ truyền trong công tác khám và điều trị bệnh nhân.

Tác giả: Nguyễn Hòa - TTGDSK
 

Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp giữa nhiệm kỳ 2020-2025

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Chiều ngày 24/5/2023, Đảng ủy Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp giữa  nhiệm kỳ 2020-2025. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí  Lê Tiến Cương –Phó Bí thư Đảng ủy cùng toàn thể đảng viên đang sinh hoạt tại 6 chi bộ trực thuộc.

       Đồng chí  Lê Tiến Cương –Phó Bí thư Đảng ủy phát biểu chỉ đạo Hội nghị

        Đảng bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có 101 đảng viên sinh hoạt tại 6 chi bộ trực thuộc, trong đó có 93 đảng viên chính thức, 8 đảng viên dự bị. Ban chấp hành Đảng bộ hiện có 07 đảng ủy viên.

       Trong báo cáo sơ kết cũng đã nêu rõ tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 với nhiều kết quả chỉ tiêu đạt được tính đến giữa nhiệm kỳ, cùng với đó Hội nghị cũng thẳng thắn đánh giá và nêu bật những thuận lợi và khó khăn trong nhiệm kỳ như: sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, đơn vị hiện vẫn phải bố trí phân tán tại 3 cơ sở, hạ tầng, nhà cửa một số nơi đã cũ nát, máy móc trang thiết bị còn nhiều thứ lạc hậu, ít được thay thế, điều kiện làm việc của cán bộ đơn vị còn nhiều khó khăn. 

Đ/c Trần Xuân Thanh đọc báo cáo sơ kết tại Hội nghị

Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, các yếu tố nguy cơ ngày càng gia tăng, khó dự báo, khó kiểm soát là một thách thức lớn. Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng lớn tới tất cả các mặt hoạt động của đơn vị, tập trung hầu hết nguồn lực cho công tác phòng chống dịch. Các hoạt động chuyên môn phải tạm ngừng hoặc bị gián đoạn, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ y tế dự phòng và khám chữa bệnh.

Đời sống cán bộ làm công tác y tế dự phòng, KSBT còn khó khăn, làm cho tư tưởng nhiều cán bộ làm công tác này chưa yên tâm công tác, muốn chuyển sang làm công tác khám chữa bệnh.

   Nhà nước chưa có cơ chế để thu hút cán bộ làm việc trong lĩnh vực Y tế dự phòng. Việc thu hút chỉ mang tính tạm thời (2 năm), chưa mang tính bền vững. Trong khi hiện nay, hệ thống Bệnh viện/Phòng khám tư nhân đang phát triển rất mạnh,thiếu nhân lực, đặc biệt là các bác sỹ. Đây cũng là nguyên nhân khách quan, tác động đến tư tưởng một số viên chức, người lao động không yên tâm công tác lâu dài tại đơn vị.

 Đồng thời, Hội nghị cũng đã đưa ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tương ứng với 05 lĩnh vực công tác nhằm đảm bảo thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 trong thời gian còn lại. Hội nghị cũng được nghe một số ý kiến tham luận góp ý nhằm bổ sung, hoàn thiện báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025.

      Đ/c Phan Thị Thi - đại diện Chi bộ số 1 đọc tham luận tại Hội Nghị

         Kết thúc hội nghị, đồng chí Lê Tiến Cương– Phó Bí thư Đảng bộ đã phát biểu tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện báo cáo sơ kết và chỉ đạo toàn Đảng bộ tiếp tục phấn đấu, phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại hạn chế, bám sát các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra./.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Tác giả: Trần Huyền - TTGDSK

Bắc Giang thực hiện tốt mô hình cơ sở y tế không khói thuốc lá

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Theo Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ), thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 8 triệu người mỗi năm trên toàn cầu. Hiện nay, trên thế giới đang có khoảng 1,3 tỉ người hút thuốc lá, 80% trong số đó sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với con người trong đó có ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hệ hô hấp. Hút thuốc lá có hại không chỉ cho bản thân người hút mà còn có hại cho những người không hút, nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc. Trong khi đó, cơ sở y tế là nơi chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, chính vì thế, hơn bất kỳ nơi nào khác, các cơ sở y tế cần đảm bảo một môi trường trong lành cho người bệnh, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân.

 Tại quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng chính phủ quy định cấm hút thuốc lá ở các cơ sở y tế đã được đề cập đến. Để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành y tế, Bộ Y Tế cũng đã ban hành quyết định số 5281/QĐ- BYT ngày 31/12/2009 quy định Tất cả các cơ quan đơn vị trong ngành y tế kể từ ngày 01/01/2010 thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị thuộc ngành y tế”. Ngày 18/6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTH thuốc lá), trong đó một lần nữa việc thực hiện môi trường 100% không khói thuốc được quy định rõ ràng và mạnh mẽ: Cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong các cơ sở y tế.

Nghiên cứu về thành phần độc tố có trong thuốc lá, theo công bố của Tổng hội y sĩ Hoa kỳ, khói thuốc lá chứa hơn 7000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư. Thuốc lá được Tổ chức Y tế thế giới (WHO)  xếp là yếu tố nguy cơ thứ 2 trong 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu đe dọa sức khỏe người dân ở các nước đang phát triển. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch...Hút thuốc lá là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá là 47,4%. Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Hút thuốc lá thụ động cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc. Nam giới hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc làm giảm lượng tinh trùng, gây dị dạng tinh trùng, giảm lượng máu dẫn đến dương vật gây liệt dương. Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc trong quá trình mang thai có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ làm tăng tỉ lệ mắc viêm phế quản, viêm phổi và viêm tai giữa; tăng các triệu chứng hô hấp mãn tính như hen; giảm sự phát triển chức năng phổi; tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam trong khi xu hướng mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD), ung thư phổi... là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới. Gần 28% tổng số ca tử vong ở nam giới từ 35 tuổi trở lên là do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Ngoài ra, sử dụng thuốc lá còn gây nhiều tổn hại về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Những tổn thất này bao gồm: chi phí cho mua thuốc lá hút, chi phí chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, chi phí giảm năng suất lao động do nghỉ ốm, do hỏa hoạn những tổn hại cho môi trường. Trên toàn thế giới ước tính mỗi năm sử dụng thuốc lá gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đô la Mỹ. Tại Việt nam, người dân đã chi mua thuốc lá số tiền là 49 nghìn tỷ đồng. Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trong tổng số 25 bệnh do hút thuốc gây ra là hơn 23 nghìn tỷ đồng một năm. Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp. Các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá. Ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay giáo dục. Nếu người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc để trả tiền học cho con cái của mình.

Xác định rõ những tác hại của thuốc lá đối với con người và xã hội, thời gian qua, công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại ngành Y tế Bắc Giang luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá được triển khai đến từng đơn vị, nhất là việc xây dựng mô hình cơ sở y tế không khói thuốc lá.  Phong trào xây dựng môi trường không khói thuốc lá là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của ngành y tế nói chung và ngành y tế Bắc Giang nói riêng. Cán bộ y tế cần nêu gương cho cộng đồng về ý thức bảo vệ sức khỏe thông qua việc không hút thuốc lá và tuân thủ quy định cấm hút thuốc lá trong cơ sở y tế. Ngoài việc phù hợp với mục tiêu chung của ngành, thực hiện môi trường không khói thuốc tại các cơ sở y tế cũng đem lại những lợi ích rất thiết thực như: Bảo vệ sức khỏe cho cán bộ y tế, giúp họ làm việc hiệu quả hơn; Bảo vệ được hình ảnh đẹp của người thầy thuốc; Cán bộ viên y tế không hút thuốc lá là đóng góp vào công tác giáo dục và khuyến khích bảo vệ sức khỏe cộng đồng; Tạo môi trường trong lành giúp người bệnh điều trị bệnh hiệu quả hơn; Giảm thiệt hại về kinh tế do giảm số lượng cán bộ y tế  vắng mặt vì mệt mỏi hay bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra; Giảm bớt chi phí vệ sinh môi trường và phòng chống cháy no trong cơ sở y tế...

Tại Bắc Giang hiện có 24 cơ sở y tế công lập, 14 bệnh viện tư nhân, 29 phòng khám đa khoa, 445 phòng khám chuyên khoa. Hầu hết các cơ sở y tế này đều hưởng ứng tốt phong trào xây dựng mô hình cơ sở y tế không khói thuốc lá. 100% các cơ sở y tế đều đưa nội dung phòng chống tác hại thuốc lá vào Kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ. Tại khuôn viên và khu vực làm việc, khu vực điều trị, khu nhà ăn, hành lang, cầu thang đều được treo biển cấm hút thuốc lá; không có các vật dụng liên quan đến thuốc lá như: gạt tàn, bật lửa... Bên cạnh đó các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và quy định xử phạt đối với những trường hợp cố tình hút thuốc lá trong khuôn viên bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế cho người dân khi đến khám, chữa bệnh. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo cơ sở y tế đã thể hiện vai trò tiên phong của mình trong việc nâng cao ý thức chấp hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá như: Không hút thuốc lá tại nơi làm việc; tích cực hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá.

Xây dựng cơ sở y tế hoàn toàn không khói thuốc lá có thể khó thực hiện, tuy nhiên việc giảm dần việc hút thuốc lá và nâng cao ý thức, nhận thức của cán bộ, người dân về tác hại của thuốc lá thì hoàn toàn có thể thực hiện được. Chính vì vậy trong thời gian tới Bắc Giang sẽ chú trọng hơn nữa đến công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá bằng nhiều biện pháp thiết thực. Từ đó giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại của thuốc lá gây ra, hướng tới mục tiêu “Vì sức khỏe cộng đồng – Không hút thuốc lá tại nơi làm việc”.

Tác giả:Trần Thị Bích Hợp

 

Hội nghị trực tuyến phổ biến Luật khám, chữa bệnh số 15/2023/QH15

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Sáng ngày 18/5/2023, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến  Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 cho đại diện các Vụ, Cục, các bệnh viện trực thuộc Trung ương và Sở Y tế tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Bắc. Theo đó, Sở Y tế Bắc Giang mời các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn tỉnh tham dự. Giáo sư- Tiến sỹ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Tại Hội nghị Phó Giáo sư- Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y tế đã phổ biến một số nội dung cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2. Theo đó Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 gồm 12 chương và 121 điều, tăng 3 chương và 30 điều so với Luật hiện hành.  Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tư nhân.

Ông Bùi Thế Bừng- Phó Giám đốc Sở Y tế tham dự Hội nghị

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 có một số điểm mới cơ bản như: Nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh…

Đáng chú ý, Luật đã quy định mở rộng đối tượng hành nghề; thay đổi từ việc cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn.

Để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Luật đã thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn; cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu để theo dõi và điều trị người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ....

Luật quy định Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Để tăng cường việc quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề và thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác khám bệnh, chữa bệnh, Luật quy định: Nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề. Để tăng cường việc quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề và thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng của người hành nghề như: Thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề; quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề.

Luật cũng quy định người nước ngoài hành nghề hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ một số trường hợp hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo; áp dụng kê đơn thuốc điện tử, bệnh án điện tử và các thông tin này phải kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để kiểm soát, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của người hành nghề và liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cùng với đó, nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Luật bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự phải đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bổ sung quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, quy định cụ thể chính sách của Nhà nước trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh: Có chính sách khuyến khích, động viên người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu. 

Hỗ trợ 100% học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước; 

Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tương ứng với mức quy định tại điểm (2) khoản này nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân.

Bổ sung một số quy định về tài chính: Bổ sung quy định cụ thể về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, trong đó Luật khẳng định "Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao".

Bổ sung quy định về các hình thức huy động nguồn lực, trong đó khẳng định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được: Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế; Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Luật cũng Quy định cụ thể các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đồng thời quy định giá khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bảo đảm được tính đúng, tính đủ theo lộ trình do Chính phủ quy định để bù đắp chi phí thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và có tích lũy.

Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.

                                                                                                       Trần Huyền - CDC 

Tập huấn cập nhật kiến thức “ An toàn tiêm chủng”

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Ngày 28/4/2023, thực hiện Công văn số 751/SYT-NVY ngày 31/3/2023 của Sở Y tế về việc triển khai Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em; Kế hoạch số 64/KH-KSBT ngày 6/4/2023 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về việc tập huấn “An toàn tiêm chủng” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tổ chức lớp tập huấn cập nhật kiến thức “ An toàn tiêm chủng” cho cán bộ làm công tác tiêm chủng.

Tham dự lớp tập huấn có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cán bộ thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản –Nhi, Trung tâm Y tế các khu công nghiệp, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hà Nội - Bắc Giang, Trung tâm tiêm chủng VNVC Bắc Giang, Trung tâm Tiêm chủng 5SBG - TP Bắc Giang.

Tại đây các đại biểu đã được phổ biến, cập nhật các văn bản pháp quy, quy định trong công tác tiêm chủng (Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 của Bộ Y tế); cập nhật kiến thức thực hành tiêm chủng, an toàn tiêm chủng (Một số bệnh dự phòng được bằng vắc xin, các loại vắc xin trong tiêm chủng, dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin).  Tiêm chủng an toàn và phòng tránh sai sót. Giám sát, xử trí các phản ứng sau tiêm chủng, cập nhật phần mềm Hệ thốngThông tin tiêm chủng Quốc gia...

Lớp tập huấn đã giúp cho các học viên nâng cao được kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và thực hành tốt hơn nữa các kỹ năng về “An toàn tiêm chủng”, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tác giả: Bích Hợp

Hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS năm 2023

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Ngày 25/4/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hoạt động Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Đến dự hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các đơn vị và các cán bộ có liên quan đến triển khai hoạt động Dự án Quỹ Toàn cầu.

Theo thống kê đến hết 31/12/2022, toàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 3578 người nhiễm HIV/AIDS (trong đó phát hiện mới 75 trường hợp nhiễm HIV); số bệnh nhân AIDS đã tử vong là 1302 người; số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là 2276 người, trong đó có 1512 người đang sinh sống, cư trú tại địa phương; tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng là 0,084% . Hoạt động can thiệp dự phòng, chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tiếp tục được duy trì triển khai với đa dạng dịch vụ như: Dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện; dịch vụ chăm sóc, điều trị nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV).

Toàn tỉnh hiện có 1.333 bệnh nhân đang được điều trị ARV tại 06 phòng khám ngoại trú trên địa bàn tỉnh (trong đó có 1.157 bệnh nhân có thẻ BHYT), số bệnh nhân điều trị ARV mới 83 người, tử vong 12 người, bỏ điều trị 34 người. Số bệnh nhân điều trị đồng nhiễm VGC là 150 bệnh nhân. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và duy trì cho 60 khách hàng là đối tượng nguy cơ cao. Có 26 trẻ em và 141 tù nhân ( 100%) được hỗ trợ điều trị ARV. Trong năm, Dự án cũng hỗ trợ điều trị cho 150 bệnh nhân HIV nhiễm Viêm gan C…

Với sự hỗ trợ từ Dự án, hoạt động can thiệp dự phòng HIV/AIDS năm 2022 đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong năm đã tổ chức cấp phát được trên 8 nghìn chiếc bơm kim tiêm, đạt 186% kế hoạch năm và hơn 100 nghìn bao cao su, đạt 101% kế hoạch năm, như vậy trung bình mỗi người nghiện chích ma túy được nhận 36 bơm kim tiêm sạch trong 1 tháng.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng hoạt động phòng chống HIV/AIDS vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Các chỉ tiêu thực hiện còn ở mức hạn chế, đặc biệt là thu dung khách hàng PrEP ( đặc biệt là nhóm MSM mới điều trị đạt 48% kế hoạch năm).

Tại hội thảo, các các cán bộ trực tiếp triển khai hoạt động Dự án Quỹ Toàn cầu tại các đơn vị trong ngành y tế được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh báo cáo sơ bộ về tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam, báo cáo tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Giang, đồng thời hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan như: hoạt động can thiệp giảm tác hại; hoạt động Tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị Viêm gan C; hướng dẫn dẫn triển khai hoạt động chăm sóc điều trị HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP); hướng dẫn triển khai hoạt động theo dõi, đánh giá và hướng dẫn thanh quyết toán các hoạt động. Trên cơ sở đó, các đơn vị sẽ có căn cứ và triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn đạt hiệu quả cao.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch và giải ngân dự án, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cam kết của Quỹ Toàn cầu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục phối hợp với các đơn vị triển khai Dự án Quỹ Toàn cầu tập trung thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu cụ thể. Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tăng cường các hoạt động phối hợp Lao/HIV; tăng cường hệ thống quản lý thông tin, giám sát, lập kế hoạch, đảm bảo chuỗi cung ứng; tăng cường năng lực ứng phó với COVID-19, mở rộng cấp thuốc methadone nhiều ngày,… thực hiện tốt công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh./.

Tác giả: Trần Huyền

 

THƯ MỜI BÁO GIÁ HÓA CHẤT PHỤC VỤ CHUYÊN MÔN

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

            Căn cứ Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu;

           Căn cứ nhu cầu mua sắm phục vụ hoạt động chuyên môn tại đơn vị.

           Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang lập danh mục vật tư, hóa chất, sinh phẩm đề nghị các Công ty, đơn vị cung ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật, có khả năng cung ứng cho Trung tâm gửi báo giá với các yêu cầu chi tiết phụ lục kèm theo.

           Cụ thể như sau:

          - Danh mục hóa chất theo Phụ lục đính kèm thư mời này;

          - Các nhà cung cấp gửi Bảng báo giá bao gồm các nội dung: danh mục, số lượng, thông số kỹ thuật, xuất xứ của hàng hóa, giá chào (đơn vị giá chào đã bao gồm thuế VAT, các chi phí trọn gói để thực hiện gói thầu, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, lắp đặt tại địa điểm của bên mua và các chi phí khác có liên quan);

         - Danh mục hàng hóa theo Phụ lục đính kèm thư mời này; Bất kỳ thương hiệu, mã hiệu (nếu có) trong bảng Tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết dưới đây để minh họa cho các tiêu chuẩn chất lượng, tính năng kỹ thuật yêu cầu, nhà thầu có thể lựa chọn dự thầu hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ, nhà sản xuất, thương hiệu, mã hiệu phù hợp với điều kiện cung cấp nhưng phải đảm bảo yêu cầu có tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng “tương đương” hoặc “ưu việt hơn” so với yêu cầu tối thiểu như phụ lục.

        - Các nhà cung cấp gửi Bảng báo giá có thể từng phần hoặc toàn bộ theo danh mục hàng hóa kèm theo công văn này.

          Thời gian nhận báo giá: muộn nhất 16 giờ 30 ngày 28/04/2023 về địa chỉ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang; số 45 Nghĩa Long, phường Trần Phú, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, điện thoại 02043.854.246 và email: ttksbenhtatbg@gmail.com Fax: 0204.3556.222

                        Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang trân trọng cảm ơn!

Phụ lục tại đấy: /documents/1085139/1158498/1682409828245_2.+ph%E1%BB%A5+luc+cv_signed.pdf/fa3a602c-4e0f-4cca-99cd-a515ef6bb719

CDC Bắc Giang

Giám sát công tác tẩm màn hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt rét tại huyện Sơn Động

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Để công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại đạt hiệu quả. Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch tẩm màn hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt rét ở những thôn, bản có nhiều người đi làm rừng, làm rẫy, nơi có di biến động dân cư của huyện Sơn Động.

Xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động là đơn vị được lựa chọn để thực hiện đợt tẩm màn hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt rét đợt này. Đây cũng là xã có nhiều rừng và có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện. Đã có 1.600 người thuộc một số thôn của xã Tuấn Đạo được bảo vệ bằng tẩm màn với 08 lít Permethrin 50EC được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cung cấp.

                                                                                                                       Tác giả: Trần Huyền

Thông điệp 2K+ phòng chống dịch COVID-19 hiện nay

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trước diễn biến ca mắc COVID-19 có sự gia tăng, Thông điệp 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) vẫn là biện pháp phòng chống dịch COVID-19 quan trọng, bên cạnh Vaccine + Thuốc + Điều trị + Ý thức người dân và các biện pháp khác

 

Theo: Bộ Y tế

Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế trường học trong các trường mầm non và phổ thông năm 2023

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Sáng ngày 17/4/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang tổ chức lớp Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế trường học trong các trường mầm non và phổ thông năm 2023 trên địa bàn huyện Yên Thế. Tham dự buổi tập huấn có các đồng chí học viên là phụ trách y tế trường học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế huyện Yên Thế, Phòng Y tế huyện Yên Thế, Trạm Y tế các xã, thị trấn và các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Yên Thế.

          Tại buổi tập huấn, các học viên được giảng viên Thạc sỹ Vương Kỳ Hùng – Trưởng khoa Sức khỏe mỗi trường và Y tế trường học – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật triển khai hướng dẫn các nội dung y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2022- 2025; Hướng dẫn các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất trong trường học như phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi; các điều kiện về cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho học sinh; Hướng dẫn đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em; Phòng chống tai nạn thương tích trong trường học. Đồng thời được hướng dẫn các nội dung thực hiện công tác tổ chức, lập kế hoạch các hoạt động y tế trường học, các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học và các hoạt động thống kê, báo cáo, đánh giá các hoạt động y tế trường học.

         Thạc sỹ Vương Kỳ Hùng – Trưởng khoa Sức khỏe mỗi trường và Y tế trường học triển khai hướng dẫn các nội dung tập huấn

       Buổi tập huấn đã giúp cho các học viên nắm được các nội dung quy định về công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLTBYT – BGDĐT của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời giúp cho học viên nâng cao được năng lực đánh giá được các điều kiện về y tế trường học để từ đó có thể tham mưu, xây dựng kế hoạch thực hiện các điều kiện y tế trường học theo đúng quy định góp phần phòng chống bệnh tật học đường, giảm tỷ lệ mắc, kiểm soát các bệnh phổ biến trong học sinh hiện nay.

          Trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế trường học trong các trường mầm non và phổ thông năm 2023 trên địa bàn các huyện Sơn Động, Hiệp Hòa, Tân Yên.

                                                                                                                  Tác giả: Đỗ Phú

Đại hội Công đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Chiều ngày 04/4/2023, Công đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028. Tham dự đại hội có có đồng chí Vũ Thị Sáu – Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế, đồng chí Lê Tiến Cương – Phó Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; đồng chí Phan Thị Thi – Phó Giám đốc – Chủ tịch Công đoàn Trung tâm cùng toàn thể đoàn viên đang sinh hoạt tại 6 tổ công đoàn của đơn vị.

Đồng chí Vũ Thị Sáu - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế phát biểu tại ĐH

Công đoàn Trung tâm KSBT tỉnh có 188 viên chức, người lao động, sinh hoạt tại 6 tổ công đoàn, làm việc tại 3 trụ sở. Công đoàn có 133 đoàn viên nữ, chiếm 70,7%. Đội ngũ đoàn viên của công đoàn hầu hết được đào tạo chuyên môn cơ bản, luôn đoàn kết và có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; tích cực thi đua lao động giỏi, rèn luyện y đức, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng quản lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị tuyến tỉnh. Trong nhiệm kỳ qua, công đoàn phối hợp với chính quyền thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng cho viên chức, người lao động, kịp thời hỗ trợ cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ động viên những đoàn viên có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19…; Phong trào thi đua “lao động giỏi”, “lao động sáng tạo” trong viên chức, người lao động đã đạt được kết quả quan trọng; nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, các kỹ thuật mới được triển khai áp dụng; các chỉ tiêu trong nhiệm kỳ đều đạt và vượt kế hoạch như: đoàn viên đạt danh hiệu “ Lao động tiên tiến” đạt 111,7% kế hoạch, đoàn viên đạt Chiến sỹ thi đua cơ sở đạt 280% so với kế hoạch, đoàn viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 175% kế hoạch nhiệm kỳ v.v…Đó đều là những ghi nhận cho sự nỗ lực không ngừng của BCH công đoàn cũng như toàn thể đoàn viên trong đơn vị.

 Đồng chí Lê Tiến Cương – Phó Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc phụ trách đơn vị phát biểu tại ĐH

Đồng chí Phan Thị Thi – Phó Giám đốc – Chủ tịch Công đoàn Trung tâm khóa I tiếp thu ý kiến phát biểu chỉ đạo

Để tiếp tục nối tiếp những thành quả nhiệm kỳ qua, Đại hội cũng đã tiến hành bầu ra Ban chấp hành công đoàn lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028 với 9 thành viên và bầu 5 đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn cấp trên. Cũng trong Đại hội lần này và sau kỳ họp BCH phiên thứ nhất, đồng chí Phan Thị Thi tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn Trung tâm KSBT nhiệm kỳ II, đồng chí Vương Kỳ Hùng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Công đoàn.

   Một số hình ảnh tại Đại hội:

 

Một số tiết mục văn nghệ chào mừng

Trần Huyền - TTGDSK

Đề nghị báo trang thiết bị xét nghiệm

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

        Căn cứ Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu;

        Căn cứ giấy đề nghị của khoa Xét nghiệm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang lập danh mục mua sắm trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, đề nghị các cá nhân, đơn vị cung ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật, có khả năng cung ứng cho Trung tâm gửi báo giá với các yêu cầu chi tiết phụ lục kèm theo.

        Cụ thể như sau:

        - Danh mục theo Phụ lục đính kèm thư mời này;

        - Các nhà cung cấp gửi Bảng báo giá bao gồm các nội dung: Tên danh mục, tên thương mại (nếu có), phân loại theo Thông tư 04 (nếu có), số lượng, Thông số kỹ thuật, đơn giá, nhà sản xuất, hãng sản xuất, xuất xứ (đơn vị giá chào đã bao gồm thuế VAT, các chi phí trọn gói để thực hiện gói thầu, chi phí vận chuyển tại địa điểm của bên mua và các chi phí khác có liên quan);

          - Thời hạn gửi báo giá: Trước 17h ngày 26/4/2023 - Yêu cầu báo giá: 01 bản tiếng việt. Chi tiết báo giá theo mẫu đính kèm.

         - Hình thức gửi báo giá: 01 bản giấy về địa chỉ: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang; số 45, đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, điện thoại 02043.854.246 và 01 bản mềm file PDF (có chữ ký, đóng dấu) gửi bản mềm theo địa chỉ: kiemsoatbenhtatbg@gmail.com.

Trân trọng cảm ơn!

Phụ lục xem tại: /documents/1085139/1158498/1680660574396_167_ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+mua+TB_signed.pdf/edc45d4e-bd16-4efe-b612-2642aaea7ca8

CDC Bắc Giang

Cách lựa chọn, bảo quản, chế biến rau, quả tươi một cách tối ưu

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trong xã hội hiện đại với nhiều hiểu biết về khoa học dinh dưỡng, mỗi chúng ta đều hướng tới chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe bằng cách chọn ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh. Nhưng thực sự thì có bao nhiêu chất dinh dưỡng chúng ta có thể hấp thu được khi ăn những loại rau quả đó? Trong khi, do công việc bận rộn nên người tiêu dùng thường mua về cho vào bảo quản ở trong tủ lạnh trong vài ngày (thậm chí có thể tới vài tuần) rồi mới được đem ra chế biến. Tuy nhiên, ngay sau khi thu hoạch, rau củ quả sẽ ngay lập tức bắt đầu quá trình phân hủy mất đi các giá trị dinh dưỡng.

Theo một nghiên cứu, rau tươi có thể mất khoảng 45% giá trị dinh dưỡng trong khoảng thời gian từ khi thu hoạch đến khi được bày lên kệ tại các siêu thị/cửa hàng. Thêm một khoảng thời gian từ khi bạn mua rau về nhà cho đến khi trở thành món ăn được bày lên bàn, thực tế, bạn chỉ tiêu thụ dưới 1/3 giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để có thể lưu giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể trong trái cây và rau xanh.

Không rửa ngay lập tức       

Trong đa số các trường hợp, việc rửa sẽ kích thích sự hư hỏng và làm tăng nhanh quá trình hình thành nấm mốc. Do vậy, bạn chỉ nên rửa rau và trái cây ngay trước khi ăn mà không nên rửa rồi bỏ vào tủ lạnh, vài ngày sau mới ăn.

Đóng gói nhẹ nhàng và tách riêng từng loại

Tách riêng trái cây và rau, bảo quản ở những ngăn khác nhau của tủ lạnh và không đóng gói quá chặt. Loại bỏ các loại dây buộc hoặc dây cao su mà người bán hàng dùng để buộc rau và gói rau nhẹ nhàng bằng giấy, túi nhựa, túi vải, hoặc đồ đựng làm bằng thủy tinh. Chú ý rằng, cà chua sẽ được lưu giữ tốt nhất trong môi trường tự nhiên. Bảo quản cà chua trong túi nhựa sẽ làm cà chua chín và thối nhanh hơn. Tránh lưu giữ rau quả trong các loại túi quá kín vì chúng sẽ bị "chết ngạt" và tăng tốc độ thối/hư hỏng.

Đa số các loại rau đều được bảo quản tốt nhất trong ngăn đựng rau của tủ lạnh. Tỏi, hành, hẹ, khoai tây, khoai lang và bí đỏ sẽ được bảo quản tốt nhất trong môi trường mát và tối.

Mua rau quả từ người địa phương

Đa số chúng ta đều biết điều này, nhưng đây là một lời khuyên hay nếu có điều kiện thực hiện: mua rau quả trực tiếp từ người nông dân sẽ giảm thời gian vận chuyển và thời gian bảo quản, do đó, sẽ giúp bạn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, ngoài ra giá thường rẻ hơn so với mua từ các siêu thị ở thành phố.

          Mua rau còn non

          Nhìn chung, rau còn non sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn rau đã già. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá rau khi còn non sẽ có nhiều hoạt chất sinh học và có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn các loại lá già. Điều này cũng đúng với các loại rau họ cải.

          Bảo quản nguyên vẹn

         Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu bạn cắt trái cây và rau quả, sau đó bảo quản chúng, thì trái cây và rau quả sẽ mất đi từ 10-25% lượng chất chống oxy hóa, như vitamin C và carotenoid trong khoảng 5-6 ngày, do chúng tiếp xúc với khí oxy.

      Tương tự, tránh cắt các loại rau vì làm như vậy sẽ làm giải phóng ra các chất kích thích quá trình hư hỏng và thối. Việc cắt rau cho vào túi và bảo quản trong tủ lạnh có vẻ rất thuận tiện, nhưng làm như vậy, bạn đã vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng và thậm chí là đã kích thích quá trình xuống cấp của thực phẩm. Tốt nhất, bạn nên đợi và chỉ cắt rau quả ngay trước khi ăn.

          Suy nghĩ kỹ trước khi nấu

          Quá trình nấu có thể phá hủy các carotenoid có tác dụng chống oxy hóa như beta-carotene, lycopene, và lutein. Luộc sẽ làm các chất này dễ hòa tan vào nước hơn và nấu chín quá kỹ (dưới bất cứ hình thức nào) cũng làm mất đi các chất dinh dưỡng do các tế bào bị phá hủy.

Để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể, hấp, xào hoặc rán qua và đậy chặt vung nồi. Nhìn chung, các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại nhiều hơn nếu thực phẩm ít được tiếp xúc với nước, thời gian nấu chín ngắn và ít tiếp xúc với nhiệt.

                                                                                    CDC Bắc Giang

Chủ động phòng chống bệnh sốt rét

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Bệnh Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Sốt rét ký sinh trong máu người bệnh gây nên. Bệnh lây chủ yếu do muỗi A-nô-phen (thường gọi là muỗi đòn xóc) truyền từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt. Mọi người đều có thể mắc bệnh nếu sống hoặc có qua lại vùng rừng núi nơi có Sốt rét lưu hành và bị muỗi A-nô-phen đốt.

Các biểu hiện của bệnh Sốt rét:

Khi mắc bệnh, người bệnh ban đầu cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau các xương khớp sau đó thấy ớn lạnh, rét run, mặt tím tái, hai hàm răng va đập vào nhau, đắp nhiều chăn, sưởi lửa vẫn không thấy đỡ rét. Cơn rét run này thường kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ.

Sau cơn rét, nhiệt độ cơ thể tăng cao và chuyển sang sốt, nhiệt độ cơ thể từ 39 - 400C. Người bệnh có thể mê sảng, mệt mỏi li bì, trẻ em có thể co giật, đôi khi kèm theo nôn mửa. Sau cùng là vã mồ hôi, người bớt nóng dần, cảm thấy khát nước, mệt mỏi, đau đầu. Cơn sốt nóng này kéo dài từ 1 đến 2 giờ, theo chu kỳ 1 ngày 1 lần hoặc cách ngày hoặc đôi khi 3 ngày lên 1 cơn.

Với người mắc Sốt rét nhiều lần, các triệu chứng thường nhẹ và dễ nhầm là đã khỏi bệnh nên không điều trị. Điều này rất nguy hiểm, vì người bệnh có thể trở thành nguồn lây cho gia đình và những người xung quanh.

Trường hợp sốt kéo dài, bệnh ngày càng nặng, nôn mửa nhiều, không ăn uống, tiểu ít hoặc nói nhảm hoặc lú lẫn rồi dẫn đến hôn mê… Cần phải được cấp cứu khẩn cấp, tránh dẫn tới tử vong.

Bệnh Sốt rét được chữa khỏi hoàn toàn nếu dùng đủ thuốc và không bị muỗi truyền bệnh đốt lại.Nếu người bệnh không uống thuốc đúng và đủ liều sẽ xuất hiện lại các triệu chứng Sốt rét từ đó gây ra Sốt rét kháng thuốc (nhờn thuốc).

Do đó, khi thấy các triệu chứng ban đầu của bệnh Sốt rét, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng bệnh Sốt rét:

- Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh Sốt rét, vì vậy biện pháp diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt vẫn là biện pháp chủ yếu và hiệu quả nhất. Các phương pháp chính cụ thể như sau:

- Diệt muỗi và ngăn muỗi đẻ trứng: Dùng vợt, lồng bắt muỗi; đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước; vệ sinh nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và thoáng để tránh muỗi trú ẩn trong nhà; thường xuyên vệ sinh môi trường, loại bỏ các hốc nước tự nhiên (hốc tre, bẹ lá, mảnh chai, …), khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà từ 50-100m; vệ sinh chuồng gia súc sạch sẽ.

- Diệt loăng quăng/bọ gậy: Súc rửa hồ, lu, khạp đựng nước; lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến; thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn…

- Tránh muỗi đốt: Ngủ màn ở nhà, trên nương, rẫy, đi rừng, …; mặc quần áo dài tay khi làm việc ban đêm, sáng sớm; thoa kem xua muỗi; đốt nhang muỗi; dùng cửa lưới, mành rèm chống muỗi ở các cửa. Tích cực phối hợp cùng ngành Y tế trong các đợt tẩm màn, rèm bằng hóa chất hoặc phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi trên tường, vách trong nhà.

                                                                         CDC Bắc Giang

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

1. Những nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun

          Nguyên nhân là do trẻ ở bẩn, không được chăm sóc chu đáo, do trẻ ham chơi tay không sạch mút vào miệng, ngậm đồ chơi bám bụi bẩn, tay bẩn cầm bánh kẹo, ăn thức ăn không được nấu chín.

Mặt khác, do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn, phân rác, rồi lại bám vào thức ăn mang theo trng giun, từ đó trứng giun sẽ dễ dàng chui vào ruột trẻ và sinh sản rất nhanh. Có nhiều loại giun sán, nhưng trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như sán lá, sán dây và các loại giun chỉ, giun móc, cũng có thể mắc ở trẻ con, nhưng ít hơn.

Ai cũng có thể mắc bệnh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa được đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, nguồn nước không hợp vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và cả nguồn không khí bị ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa tay sau khi đi đại tiện.

2. Tác hại của giun đối với cơ thể người

Khi các em bị nhiễm giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn. Hậu quả như vậy là do các chất bổ béo bị giun ăn mất, hơn nữa chúng ta lại kém ăn hay buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun đằng miệng. Các em sẽ hay đau bụng vùng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng. Trường hợp có giun nhiều quá trong ruột có thể gây tắc ruột, hoặc giun di chuyển lung tung chui cả vào ống mật làm chúng ta đau bụng dữ dội.

Giun đũa có màu trắng hồng, thân tròn như chiếc đũa, sống trong ruột non, trứng đẻ trong ruột, rồi theo phân đi ra ngoài. Nếu các em ăn phải thức ăn không sạch, trứng giun theo đường tiêu hóa vào dạ dày xuống ruột nở thành giun con, đi vào mạch máu qua gan, phổi, rồi lại nuốt trở lại dạ dày xuống ruột sống cố định và lớn ở đây. Rọi phổi bằng tia (X) thấy có đám mờ, dễ lầm với viêm phổi trong thời gian giun chui qua phổi; làm cho các em có thể bị ho kéo dài gầy gò, mệt mỏi. Sống trong ruột non, giun tiêu thụ một phần chất bổ, đáng lẽ dùng để nuôi cơ thể các em, vì thế mà các em gầy còm, ốm yếu, xanh xao, thiếu máu. Không những thế giun còn tiết ra chất độc, khiến chúng ta khó ăn, khó ngủ làm cho chúng ta có thể trở nên càu nhàu, hay bực tức, tính tình thay đổi, ít vận động.

Giun kim là loại có hình thể nhỏ như chiếc kim khâu, màu trắng, sống trong trong ruột già và thường đẻ trứng ở hậu môn về đêm khoảng 9-10 giờ.

Giun kim có thể làm cho các em luôn khó chịu, hậu môn bị ngứa phải gãi , nhất là ban đêm, khi giun chui xuống đẻ. Vì vậy em ngủ không yên, trằn trọc hay nghiến răng, có khi nói mê, đái dầm. Các em không muốn ăn, có lúc rối loạn tiêu hóa, đau bụng vùng dưới rốn. Các em có giun kim đôi khi gây viêm ruột thừa. Ngoài ra, còn có các loại ký sinh trùng khác ít gặp ở trẻ con hơn như giun móc, giun chỉ v.v... Loại giun móc này sống trong ruột ở đoạn manh tràng, nó bám chặt vào niêm mạc ruột mà hút chất bổ của các em làm cho cơ thể xanh xao, thiếu máu, uống thuốc tẩy cũng không ra, phải có thuốc đặc hiệu mới trị nổi. Còn phải kể đến một số khác như sán lá, sán dây gồm nhiều đốt, đứt dần từng đốt, thường xuyên bò ra ngoài hậu môn, cũng làm cho các em bứt rứt, khó chịu.

Giun sống trong ruột người gây nhiều tác hại, nhất là với cơ thể trẻ em.

Giun đũa, giun tóc chiếm thức ăn ở ruột làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh. Giun còn tiết ra chất độc làm cơ thể bị nhiễm độc, xanh xao, vàng vọt, kém ăn. Đôi khi giun gây đau bụng và các biến chứng nguy hiểm khác như: Tắc ruột, lồng ruột do giun, giun chui ống mật, giun chui xuống ruột thừa gây viêm.

Giun móc bám vào ruột, hút máu làm cơ thể các em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, chậm phát triển, học kém hay buồn ngủ trong giờ…

3. Biện pháp phòng chống

- Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, ít nhất mỗi năm 1 lần

- Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng.Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn.

- Thực hiện ăn chín uống sôi

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Khi chữa trị cần phải chú ý, vì các em có thể bị mắc nhiều loại, thí dụ vừa giun đũa lẫn giun kim, hoặc giun móc lẫn giun kim v.v... Vì vậy phải thử xem phân có loại giun nào, để chọn thuốc có tác dụng, đồng thời trên nhiều loại giun sán; nên tẩy đúng lúc và chú ý liều lượng dùng để tránh trường hợp bất thường là giun sán bị kích thích, đi lạc chỗ như chui vào ống mật chẳng hạn, rất nguy hiểm cho chúng ta nếu chẩn đoán không ra. Tốt nhất cứ 6 tháng, chậm là 12 tháng, chúng ta nên tẩy giun một lần

                                                                              CDC Bắc Giang

PHÒNG CHỐNG THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ EM

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

1.  Vai trò của vitamin D

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho. Vitamin D làm tăng hấp thu canxi và phospho qua đường tiêu hóa.

          Lượng vitamin D đầy đủ trong cơ thể là điều kiện thiết yếu để canxi và phospho được gắn trong mô xương giúp ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em. Vitamin D là một chất quan trọng giúp điều hòa cân bằng nội môi của canxi và phospho trong cơ thể.

2. Hậu quả của thiếu vitamin D

Thiếu hụt vitamin D trầm trọng gây ra còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Còi xương là bệnh tiên phát ở trẻ nhỏ, biến dạng xương ở thời kỳ thơ ấu có thể để lại di chứng cho thời kỳ trưởng thành, xương sống có thể bị gù, vẹo, hẹp khung chậu.

 

3. Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ em

  Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích; ra nhiều mồ hôi về ban đêm, ngay cả khi trời lạnh (mồ hôi trộm); trẻ bị rụng tóc ở vùng gáy (dấu hiệu chiếu liếm); trẻ thường chậm phát triển thể lực, cơ nhẽo, da xanh, lách to.

  Các dấu hiệu ở xương (xuất hiện muộn): các biểu hiện rối loạn ở xương có thể xuất hiện ở những xương khác nhau, tùy theo tuổi của trẻ và mức độ nặng nhẹ của bệnh: Trẻ chậm mọc răng và răng mọc không cân đối, chậm biết lẫy, bò, đi…; thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu liền thóp; biến dạng hộp sọ, đầu bẹt... chuỗi xương sườn và biến dạng lồng ngực, cong vẹo cột sống, chân vòng kiềng.

4. Nguyên nhân thiếu vitamin D

          Trẻ đẻ non, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500g), trẻ nhũ nhi (do có dự trữ vitamin D trong cơ thể thấp); trẻ không được tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời (đặc biệt trong những tháng mùa đông); trẻ không được bú mẹ hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng, hoặc bà mẹ có tình trạng thiếu vitamin D nặng trong thời gian mang thai.

 Trẻ ăn sữa ngoài, ăn bột sớm và ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi) hoặc chế độ ăn thiếu canxi, phospho, vitamin và các chất khoáng khác. Trẻ em có chế độ ăn chủ yếu dựa vào rau và các loại hạt,  không sử dụng sữa hoặc các thực phẩm có bổ sung vitamin D. Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, rối loạn tiêu hóa kéo dài…).

5. Phòng chống thiếu vitamin D

 Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm), sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D, canxi  như cá, trứng (lòng đỏ trứng), sữa, bơ, gan cá, dầu cá, tôm, cua và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomat…(canxi trong sữa dễ hấp thụ hơn canxi từ các nguồn thực phẩm khác, cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ chứa nhiều canxi). Bữa ăn cần có đủ dầu, mỡ để tăng cường hấp thu vitamin D. Ngoài ra, chế độ ăn cần phải có đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Lựa chọn cho trẻ các thực phẩm có bổ sung vitamin D như: sữa, bột dinh dưỡng cho trẻ em, bột mỳ, bánh quy, ngũ cốc, dầu ăn...

 Hướng dẫn và hỗ trợ bà mẹ cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đạt tăng trưởng tối ưu cho trẻ và tiếp tục cho bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

 Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp cho da tổng hợp 90% nhu cầu vitamin D của cơ thể. Do đó trẻ cần ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng và cho trẻ tắm nắng hàng ngày để lộ chân tay, lưng, bụng, ngực cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15- 20 phút vào khoảng 9 giờ sáng. Khi tắm nắng cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu và mắt trẻ.

Dự phòng và điều trị bệnh liên quan đến thiếu vitamin D: Vệ sinh môi trường, tẩy giun và tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch.

Dự phòng và điều trị thiếu vitamin D bằng cách uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ tại cơ sở y tế.

                                                                            CDC Bắc Giang

User Online:879

Total visited: 7930146