Những điều cần biết về bệnh giun sán và cách phòng chống bệnh giun sán trong mùa mưa bão

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Mùa mưa bão đang đến gần, cách dịch bệnh truyền nhiễm cũng theo đó diễn biến phức tạp, trong đó bệnh giun sán cũng là một trong các bệnh gia tăng trong mùa mưa bão. Bệnh nhiễm giun sán là vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng, bệnh chiếm khoảng một phần tư dân số thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, người ta đã xác định được trên 100 loại giun tròn và 140 loại sản có khả năng gây bệnh cho người.

Nhiễm giun sán đường tiêu hóa là một vấn đề của những nước đang phát triển đặc biệt là ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm nóng như ở nước ta. Theo tổ chức y tế thế giới, ước tính trên thế giới có hơn 1.000.000.000 người nhiễm một hay nhiều loại giun sán đường ruột, và có khoảng 2.000.000.000 người có nguy cơ bị lây nhiễm. Hằng năm có khoảng 3,5 triệu trường hợp có triệu chứng liên quan đến các bệnh giun tròn. Tình trạng nhiễm ký sinh trùng tại Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm đúng mức. 

Ở Việt Nam,  có khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho giun sán đường tiêu hóa phát triển và lây lan. Tỷ lệ nhiễm giun sán cũng rất cao nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm có thể tử vong như: thiếu máu nặng do giun móc, giun chui ống mật, tắc ruột do giun, viêm tắc đường mật do sán lá gan nhỏ, ho ra máu do sản lá phổi, áp xe gan do sán lá gan lớn, viêm não, màng não có bạch cầu ái toàn tăng do giun tròn. Hầu hết giun sán không gây được miễn dịch bảo vệ, nên sau khi khỏi người bệnh vẫn bị tái nhiễm.

Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, tập quán ăn uống, cũng như vào điều kiện kinh tế xã hội. Ngoài ra, nhiễm giun sán đường tiêu hóa thường ít có triệu chứng điển hình và chương trình tẩy giun định kỳ bằng Mebendazone 500mg đơn liều ở Việt Nam chỉ được dành cho trẻ em tuổi học đường nên thật sự hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, nhiễm giun móc, giun tóc thường gây thiếu máu và khó điều trị với Mebendazone liều duy nhất thông dụng. Nhiễm sán lá gan bé thường gây viêm đường mật không điển hình và dễ dàng dẫn đến ung thư đường mật. Chính vì vậy Tổ chức y tế thế giới xếp nhóm bệnh nhiễm giun sán đường tiêu hóa, sán lá truyền qua thực phẩm, sán dây là những bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Do đó việc đánh giá thay đổi sự chỉ số vào công thức máu ở những bệnh nhân này thường giúp chẩn đoán và điều trị đúng góp phần vào việc dự phòng nhiễm giun sán.  

Theo các điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chuyển qua đất trong cộng đồng vẫn còn cao và do không có diễn biến rầm rộ nên chưa được người dân quan tâm đúng mức. Cùng với đó là điều kiện kinh tế tập quán vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong nhà trường cũng là cũng như trong cộng đồng, nhất là vùng nông thôn và miền núi nói chung còn yếu kém đây là điều kiện thuận lợi cho việc tồn tại lây nhiễm các bệnh giun sán và trở thành vấn đề sức khỏe của cộng đồng.

 

Chưa có chương trình phòng chống giun sán quốc gia nên việc triển khai tại các địa phương còn gặp khó khăn, đặc biệt là vấn đề kinh phí. Việc phòng chống bệnh giun sán chỉ do ngành y tế đảm nhiệm chính đã hạn chế hiệu quả ngăn ngừa và hạn chế tác hại của bệnh. Chưa có sự tác hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan như y tế, giáo dục, thú y, môi trường sinh thái trong công tác phòng chống bệnh giun sán.

Dấu hiệu chung của bệnh giun sán

Thông thường, người bệnh nhiễm bệnh giun sán có những biểu hiện như:

– Đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày

– Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu

– Đầy bụng khó tiêu

– Buồn nôn, nôn

– Chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun

– Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.

– Dị ứng (phát ban, nổi mề đay)

– Thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi)

– Ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu)

– Trẻ em có một số triệu chứng như: nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.

Cách phòng bệnh giun sán

– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân  ngắn, sạch.

– Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn.

– Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.

-  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Trần Huyền (Tổng hợp)

User Online:2698

Total visited: 34153787