Sở Y tế triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Quý I/2025
Ngày 05/01/2025, Sở Y tế đã có công văn yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quý I năm 2025, theo hướng dẫn của Sở Tư pháp tại Công văn số 07/STP-VBPB&TDTHPL.
Theo đó, công tác tuyên truyền sẽ tập trung vào các nội dung liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các quy định về chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách và các văn bản pháp luật khác như sản xuất, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ.
Các đơn vị trong ngành cần chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế. Kết quả triển khai công tác sẽ được báo cáo về Sở Y tế trước ngày 20/3/2025.
Đặc biệt, nếu các đơn vị cần hỗ trợ về tài liệu tuyên truyền hoặc báo cáo viên pháp luật, có thể liên hệ với Thanh tra Sở Y tế để được hỗ trợ từ Sở Tư pháp.
Trần Huyền
Mời báo giá hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị năm 2025
Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh dịp trước, trong và sau Tết
Sáng ngày 21/1, đồng chí Lê Tiến Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đến kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân năm 2025 tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn. Cùng đi có lãnh đạo, cán bộ Khoa Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn, đơn vị đã ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, triển khai sâu rộng đến các khoa phòng; đồng thời kiểm tra, hướng dẫn trạm y tế các xã, phường của huyện Lục Ngạn và thị xã Chũ triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, dự trù vật tư hóa chất phòng chống dịch.
Cùng với đó, Trung tâm Y tế huyện bảo đảm hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế, thành lập các đội phản ứng nhanh, phân công lịch trực cho cán bộ viên chức theo quy định.
Cũng trong chương trình làm việc, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã đến kiểm tra, giám sát tại Trạm Y tế xã Kiên Lao, thị xã Chũ.
Qua kiểm tra thực tiễn, đồng chí Lê Tiến Cương ghi nhận sự chủ động của Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn và Trạm Y tế xã Kiên Lao trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ và lễ hội Xuân năm 2025.
Đồng chí đề nghị Trung tâm Y tế huyện tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch trên địa bàn, sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra, không để dịch bùng phát. Đặc biệt cần theo dõi, nắm bắt di biến động về dân cư để kịp thời phát hiện người sinh sống ở những nơi có bệnh truyền nhiễm lưu hành (sốt xuất huyết, sốt rét, sởi…) về quê ăn Tết.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị đơn vị tích cực phối hợp với các cơ quan tuyên truyền ở địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để nhân dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, đón Xuân mới vui tươi, an toàn, mạnh khỏe.
ĐỗTập
Đề nghị báo giá sinh phẩm phục vụ hoạt động chuyên môn
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm sinh phẩm phục vụ hoạt động chuyên môn từ nguồn kinh phí phòng chống dịch năm 2025, nội dung cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1290135/1737462107154_1.+Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+sinh+ph%E1%BA%A9m+ho+g%C3%A0+%28mua+g%E1%BA%A5p%29_signed_signed_signed_signed.pdf/8adc4018-9a50-4599-988f-ca20b2bbe48c
CDC Bắc Giang
Đề nghị báo giá Vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ hoạt động chuyên môn năm 2025
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm Vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ hoạt động chuyên môn năm 2025, nội dung cụ thể xem tại đây:/documents/1085139/1290135/1737461967884_th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+d%E1%BB%B1+tr%C3%B9+v%E1%BA%ADt+t%C6%B0%2C+h%C3%B3a+ch%E1%BA%A5t+n%C4%83m+2025+t%E1%BB%95ng%2820.01.2025_15h10p43%29_signed_signed_signed_signed.pdf/cf9edc20-8abf-47ae-a99d-fc5f90268e8a
CDC Bắc Giang
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Năm nào cũng vậy, theo phong tục tập quán từ xưa, thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Ngộ độc rượu là hậu quả nhiễm độc nhất thời do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể dẫn đến các biểu hiện bất thường của hệ thần kinh và các hành vi không bình thường khác. Ngộ độc rượu biểu hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ (không kiềm chế được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng xiêu vẹo) đến nặng với các biểu hiện nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngộ độc rượu còn có thể do uống phải rượu giả, rượu có chứa Methanol, hoá chất, rượu ngâm với lá, rễ cây thảo mộc hoặc động vật có chứa các độc tố. Uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu; thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan; nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, rối loạn tinh thần…
Để phòng tránh ngộ độc rượu:
1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu: Cần tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh các loại rượu pha chế từ nguyên liệu cồn không đảm bảo chất lượng, không nhãn mác, chưa công bố tiêu chuẩn.
2. Đối với người tiêu dùng:
- Tuyệt đối không mua và sử dụng rượu có nguồn gốc trôi nổi, không rõ ràng.
- Không uống hoặc pha để uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.
- Không nên uống rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá số lượng 30ml/người/ngày. Mỗi người dân cần cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống.
- Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn, uống xen kẽ với nước lọc.
- Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
- Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không có giấy chứng nhận lưu hành của cơ quan chức năng có thẩm quyền; không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
- Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
- Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.
- Không sử dụng các loại chai, lọ, bình, can phế liệu, tái chế hoặc trước đó đã đựng hoá chất... để đựng rượu.
Trần Huyền( TH)
Đề nghị báo giá Vật tư phục vụ khám chữa bệnh năm 2025
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm Vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ hoạt động chuyên môn năm 2025, nội dung cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1290135/1737272556788_th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+d%E1%BB%B1+tr%C3%B9+v%E1%BA%ADt+t%C6%B0+ph%E1%BB%A5c+v%E1%BB%A5+kh%C3%A1m+ch%E1%BB%AFa+b%E1%BB%87nh+n%C4%83m+2025_signed_signed_signed_signed.pdf/94772532-69f1-4817-82ce-bce6cbfcae7a
CDC Bắc Giang
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm mùa
Hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa Đông – Xuân, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hấp lây lan, đặc biệt là bệnh cúm mùa. Qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, số ca mắc cúm mùa có xu hướng tăng từ tháng 12/2024. Từ ngày 01/01 đến ngày 17/01/2025 toàn tỉnh đã ghi nhận 843 ca mắc cúm.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm mùa và các dịch bệnh truyền nhiễm khác có hiệu quả, không để bùng phát thành dịch lớn và tử vong trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, các Khu công nghiệp tỉnh triển khai thực hiện việc chủ động phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm mùa và các bệnh truyền nhiễm khác như: Cúm mùa, cúm A(H1N1), cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), Covid-19, bệnh tay chân miệng, sốt phát ban, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu…trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Truyền thanh, truyền hình của huyện, thành phố, hệ thống loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn. Thực hiện tốt thông điệp “2K (khẩu trang, khử khuẩn), đặc biệt tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người.
Đồng thời, phối kết hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các KCN chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường, các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm mùa và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như: Covid-19, thủy đậu, sốt phát ban, sởi, quai bị, rubella, tay chân miệng…, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường bằng các nước tẩy rửa thông thường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm, khi có ca bệnh nghi/mắc, tiến hành điều tra, lập danh sách, cách ly và báo cáo ngay cho Cơ sở y tế để phối hợp xử lý, điều trị kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng trong nhà trường và doanh nghiệp.
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại cộng đồng, trường học, các doanh nghiệp khi phát hiện người có dấu hiệu nghi/mắc cúm mùa hoặc các bệnh truyền nhiễm khác phải cách ly, xử lý kịp thời. Khi có nhiều trường hợp có dấu hiệu bệnh xảy ra phải thông báo ngay cho cơ sở y tế để có các biện pháp bao vây dập dịch, không để dịch lây lan rộng.
Trần Huyền
Cụm Thi đua Sở Y tế các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Chiều ngày 16/01/2024, tại Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, Cụm thi đua Sở Y tế các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác thi đua khen thưởng các tỉnh trong Cụm thi đua thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình. Sở Y tế tỉnh Bắc Giang có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hương- Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang- Cụm trưởng Cụm thi đua tham dự Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hương- Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang- Cụm trưởng Cụm thi đua phát biểu tại Hội nghị.
Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2021-2025 và các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-1025. Nhằm tiếp tục phát huy tinh thần thi đua yêu nước để tạo động lực mạnh mẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và chủ đề công tác thi năm 2024. Với tinh thần đó, các đơn vị trong Cụm thi đua đã tăng tốc triển khai các nhiệm vụ chính trị gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua (PTTĐ), thường xuyên quán triệt, phổ biến, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác thi đua khen thưởng (TĐKT), phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024 tại địa phương của các đơn vị. 100% các đơn vị trong Cụm thi đua đã xây dựng kế hoạch phát động các phong trào thi đua yêu nước của đơn vị gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để tạo động lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao năm 2024.
Ngoài việc tổ chức các PTTĐ do Bộ Y tế, địa phương phát động, các đơn vị cũng đã chủ động tổ chức các PTTĐ trong ngành, các đợt thi đua ngắn hạn, thì đua theo chuyên đề...nhằm hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch trên một số các lĩnh vực nhất định. Các PTTĐ đã được các cán bộ, công chức viên chức, người lao động tại các đơn vị trong Cụm thi đua tích cực hưởng ứng tham gia. Qua đó cho thấy, không khí thi đua trong Cụm diễn ra rất sôi nổi, đa dạng và có sự lan tỏa sâu rộng trên địa bàn. Việc triển khai các PTTĐ luôn bám sát các mục tiêu Nghị Quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh và nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm được giao.
Ngoài ra, các đơn vị trong Cụm thi đua cũng đã làm tốt công tác tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh tại các địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển lĩnh vực y tế; tham mưu xây dựng nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch, chương trình, đề án...có ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Năm 2024, toàn Cụm tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả, thiết thực các phong trào thi đua yêu nước: “chung sức xây dựng nông thôn mới”;“chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở; “Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh”; “Toàn dân phòng cháy, chữa cháy”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”;“Xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông”; “Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số”; “Thực hiện cải cách hành chính”;“Đổi mới phong cách thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; “Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số” theo Quyết định số 06/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ; “Thực hiện cải cách hành chính”;“Đổi mới phong cách thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” ngành y tế ra sức tuyên truyền đến cán bộ công chức, viên chức, người lao động thi đua đổi mới phong cách thái độ phục vụ, cải tiến lề lối làm việc, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công trên địa bàn tỉnh, lấy sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng dịch vụ; Thực hiện đợt thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” các đơn vị trong Cụm thi đua đã triển khai thực hiện tốt công tác diễn tập phòng thủ và công tác quốc phòng địa phương. Thực hiện tốt công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự, huấn luyện lực lượng tự vệ tại chỗ; triển khai phong trào thi đua “Hiến máu cấp cứu người bệnh” ...
Bên cạnh việc phát động và tổ chức thực hiện tốt PTTĐ do Chính phủ, Bộ Y tế, ngành, địa phương phát động, các đơn vị trong Cụm thi đua đã bám sát chỉ đạo của cấp trên, tích cực, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành các tổ chức, đơn vị, liên quan để triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp quyết liệt, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024 của từng đơn vị, góp phần quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tại Hội nghị các tỉnh trong Cụm đã thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo tổng kết đồng thời trao đổi kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, những điểm mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác thi đua, khen thưởng; Bàn bạc bổ sung vào quy chế, phương thức hoạt động của Cụm, các nội dung chấm điểm; xây dựng kế hoạch hoạt động của Cụm; quy chế phối hợp hoạt động...tạo sự gắn kết trong hoạt động chuyên môn, hoạt động TĐKT giữa các tỉnh trong Cụm.
Trong năm 2025, Cụm tiếp tục tổ chức tuyên truyền phổ biến và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác thi đua khen thưởng. Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do Trung ương, do tỉnh, ngành phát động nhằm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị trong Cụm thi đua. Các cơ quan, đơn vị trong Cụm thi đua tiếp tục cụ thể hoá các nhiệm vụ của đơn vị để tập trung lãnh đạo thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra; tích cực đưa ra các giải pháp mới sáng tạo để đẩy mạnh phong trào thi gắn với thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh, an toàn xã hội năm 2025, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 05 năm (2021-2025) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.Triển khai thực hiện có hiệu quả việc xây dựng, bồi dưỡng, phát hiện và nhân rộng gương điển hình tiên tiến ở các đơn vị để tuyên truyền, biểu dương và khen thưởng. Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến của ngành, hướng tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI. Thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính; ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số; Quyết tâm chỉ đạo duy trì và cải thiện hơn nữa thứ hạng các chỉ số đánh giá Chỉ số cải cách hành chính (Par Index), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (ICT Index), Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS). Tiếp tục củng cố và duy trì tốt hoạt động của Hội đồng thi đua, Hội đồng sáng kiến cơ sở. Khích lệ, động viên công chức, viên chức, người lao động áp dụng sáng kiến, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong công việc. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng; tăng cường khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng chuyên đề, đảm bảo khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng thành tích; thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ khen thưởng đối với người lao động trực tiếp.
Hội nghị đã thảo luận thống nhất suy tôn Sở Y tế tỉnh Bắc Giang được nhận cờ thi đua của Bộ Y tế trong năm 2024, đồng thời bầu Trưởng Cụm, phó Trưởng Cụm trong năm 2025 và tổ chức chức ký Giao ước thi đua năm 2025. Cụm đã bầu Sở Y tế tỉnh Hòa Bình làm Cụm trưởng và Sở Y tế tỉnh tỉnh Phú Thọ làm Cụm phó Cụm Thi đua trong năm 2025.
Đỗ Phú
Chăm sóc trẻ mắc bệnh Sởi tại nhà như thế nào cho đùng?
Biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em
Những ngày gần đây, tình hình bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng tại một số tỉnh, thành, đặc biệt vào thời điểm cận Tết Nguyên đán 2025. Nhiều bệnh nhi, đặc biệt là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đầy đủ, đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do biến chứng của bệnh sởi.
Bệnh sởi có khả năng lây lan cực nhanh và nhiều biến chứng nguy hiểm. Bất kỳ đối tượng nào không có miễn dịch đều có thể bị nhiễm bệnh. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi như: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não tuỷ, viêm tim, viêm loét giác mạc, tiêu chảy,…
Theo ThS.ĐD Trần Thị Xuyến - Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương), sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ paramyxovirus gây ra. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, thường xảy ra vào mùa đông xuân. Bệnh lây qua đường hô hấp, dễ gây thành dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng sởi, hoặc tiêm phòng không đầy đủ.
Đối với giai đoạn khởi phát, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, sốt liên tục từ 39 độ C. Kèm theo đó là biểu hiện viêm long: Chảy nước mắt, viêm kết mạc, mắt đỏ; Chảy nước mũi, hắt hơi; Ho, ho nhiều, khàn tiếng. Dấu hiệu Koplik: Xuất hiện trong ngày sốt thứ 2. Biểu hiện màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện ban; Thứ tự ban mọc: Sau tai, gáy, trán, mặt, thân mình, chân. Đặc điểm ban: không ngứa, màu đỏ tía, hình tròn, dạng rát sẩn, khi căng da thì mất.
Ở giai đoạn lui bệnh, ban nhạt màu dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi tại nhà
Cách ly trẻ bị bệnh tại phòng riêng, phòng đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng mặt trời, mở cửa nơi có ánh nắng mặt trời vào khung giờ 10h - 16h hàng ngày. Vệ sinh phòng trẻ hàng ngày, vệ sinh bề mặt bàn tủ để vật dụng chăm sóc trẻ bằng dung dịch sát khuẩn bề mặt.
Theo dõi nhiệt độ của trẻ, dùng hạ sốt paracetamol khi trẻ sốt ≥ 38,5 độ C hoặc ≥ 38 độ C (với trẻ có tiền sử co giật) với liều từ 10-15mg/kg cách 4-6 giờ.
Vệ sinh mắt 3-5 lần/ ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Tra thuốc mắt theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
Xịt vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối biển 3-5 lần/ ngày. Nếu xuất tiết nhiều dịch mũi có thể dùng dụng cụ hút mũi cầm tay để hút cho trẻ.
Vệ sinh răng miệng, đánh tưa miệng 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý. Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm kín, tránh gió lùa. Không tự ý bôi các sản phẩm dưỡng da không rõ thành phần lên da trẻ.
Tăng cường dinh dưỡng: Tích cực bú mẹ với trẻ còn đang bú mẹ, cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Tích cực bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin A như: lươn, trứng, cá, sữa, các loại rau quả có màu đỏ, vàng hoặc cam,… Uống thuốc theo đơn và tái khám theo hẹn của bác sĩ.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi, Người chăm sóc trẻ: Luôn luôn đeo khẩu trang trong quá trình chăm sóc trẻ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi pha sữa, cho trẻ ăn, vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ và sau khi thay bỉm,… Thời gian cách ly từ khi nghi ngờ mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.
Tái khám lại ngay khi trẻ có các biểu hiện: Trẻ li bì, bú kém, ăn kém, bỏ bú; Trẻ nôn nhiều, tiêu chảy phân lỏng nhiều; Trẻ khó thở, thở nhanh; Trẻ ho tăng, ho liên tục; Trẻ sốt cao liên tục dùng hạ sốt không giảm sốt; Hết ban mà trẻ vẫn còn sốt; Trẻ co giật, hôn mê.
Phòng bệnh sởi chủ động bằng tiêm vắc xin cho trẻ
- Áp dụng lịch tiêm sởi 03 mũi:
Mũi thứ 1: Tiêm sởi đơn cho trẻ từ 9 tháng tuổi.
Mũi thứ 2: Tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (MMR) cho trẻ từ 12 tháng tuổi (cách mũi sởi đơn ít nhất 1 tháng).
Mũi thứ 3: Tiêm vắc xin MMR cách mũi 2 sau 3 năm hoặc lúc trẻ 4-6 tuổi.
Đối với vùng có dịch sởi hoặc vùng có nguy cơ cao về bệnh sởi, thực hiện tiêm liều vắc xin thứ nhất cho trẻ từ 6 tháng tuổi và tiêm liều tiếp theo theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Áp dụng lịch tiêm 02 mũi: Trẻ từ 12 tháng - 7 tuổi.
Mũi 1: tiêm vắc xin MMR cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Mũi 2: Tiêm vắc xin MMR cách mũi 1 là 3 tháng. Thời gian tiêm các mũi sau của sởi phụ thuộc vào nước sản xuất và độ tuổi.
Theo GĐ&XH
Đề nghị báo giá vắc xin tiêm chủng dịch vụ năm 2025
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm vắc xin tiêm chủng dịch vụ năm 2025, nội dung cụ thể xem tại đây:
CDC Bắc Giang
CDC Bắc Giang: Tăng cường khuyến cáo cộng đồng các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Theo các phương tiện đại chúng, trong thời gian qua tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng có chiều hướng gia tăng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Để chủ động bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý Môi trường y tế đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu công nghiệp tăng cường tổ chức phổ biến, hướng dẫn, tập huấn các biện pháp dự phòng theo khuyến cáo cho cán bộ y tế thuộc phạm vi quản lý.
Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan, các cơ quan báo chí trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe cho người dân bằng nhiều hình thức phù hợp tại địa phương.
KHUYẾN CÁO
PHÒNG, CHỐNG ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
TỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Công văn số: /KSBT-SKMT ngày / /2025 của TTKSBT)
1. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe chung
a) Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.
b) Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách.
c) Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.
d) Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.
đ) Trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
e) Với người hút thuốc lá, thuốc lào: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.
f) Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
g) Đối với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi):
- Nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.
- Trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
- Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
- Nên chú ý giữ ấm cơ thể về mùa đông, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.
- Người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn, điều trị.
- Người già, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ việc khám sức khoẻ định kỳ.
2. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI ở mức 51 – 100)
a) Đối với người bình thường: tham gia các hoạt động ngoài trời không hạn chế.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Giảm thời gian hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
3. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức kém (AQI ở mức 101 – 150)
a) Đối với người bình thường
- Giảm thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời, nhất là đối với những người có triệu chứng đau mắt, ho, đau họng.
- Hạn chế hoặc tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao (như đường phố, các điểm giao cắt giao thông, các công trình xây dựng, khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề và các khu vực ô nhiễm khác).
- Đối với học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoài trời tuy nhiên hạn chế các hoạt động tập thể dục hoặc vận động cần gắng sức trong thời gian dài.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Hạn chế hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức. Tăng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng. Giảm hoặc ngừng vận động ngay khi nhận thấy xuất hiện các triệu chứng như ho, tức ngực hoặc thở khò khè.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.
- Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
4. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI ở mức 151 - 200)
a) Đối với người bình thường
- Hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải.
- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.
- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
5. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức 201 - 300)
a) Đối với người bình thường
- Tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà.
- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤ 2,5 μm).
- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
- Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
6. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức 301–500)
a) Đối với người bình thường
- Tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn.
- Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà.
- Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
- Đối với lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học có thể xem xét cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 03 ngày liên tục. Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian học cho phù hợp./.
Trần Huyền( TH)
KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người được đánh giá bằng chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI).
Chỉ số AQI được tính theo thang điểm (06 khoảng giá trị AQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, cụ thể như sau:
Khoảng giá trị AQI |
Chất lượng không khí |
Màu sắc |
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người |
---|---|---|---|
0 – 50 |
Tốt |
Xanh |
Chất lượng không khí tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe |
51 – 100 |
Trung bình |
Vàng |
chất lượng không khí ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên đối với những người nhạy cảm (người cao tuổi, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch…) có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe. |
101 – 150 |
Kém |
Da cam |
Những người nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức khỏe, những người bình thường ít ảnh hưởng. |
151 – 200 |
Xấu |
Đỏ |
Những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. |
201 – 300 |
Rất xấu |
Tím |
Cảnh báo hưởng tới sức khỏe: mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn. |
301 – 500 |
Nguy hại |
Nâu |
Cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: Toàn bộ dân số bị ảnh hưởng tới sức khỏe tới mức nghiêm trọng. |
Thông tin về chất lượng không khí của các tỉnh, thành phố thường xuyên được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường (https://cem.gov.vn) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.
1. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe chung
a) Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.
b) Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách.
c) Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.
d) Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.
đ) Trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
e) Với người hút thuốc lá, thuốc lào: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.
f) Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
g) Đối với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi):
- Nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.
- Trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
- Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
- Nên chú ý giữ ấm cơ thể về mùa đông, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.
- Người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn, điều trị.
- Người già, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ việc khám sức khoẻ định kỳ.
2. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI ở mức 51 – 100)
a) Đối với người bình thường: tham gia các hoạt động ngoài trời không hạn chế.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Giảm thời gian hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
3. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức kém (AQI ở mức 101 – 150)
a) Đối với người bình thường
- Giảm thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời, nhất là đối với những người có triệu chứng đau mắt, ho, đau họng.
- Hạn chế hoặc tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao (như đường phố, các điểm giao cắt giao thông, các công trình xây dựng, khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề và các khu vực ô nhiễm khác).
- Đối với học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoài trời tuy nhiên hạn chế các hoạt động tập thể dục hoặc vận động cần gắng sức trong thời gian dài.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Hạn chế hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức. Tăng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng. Giảm hoặc ngừng vận động ngay khi nhận thấy xuất hiện các triệu chứng như ho, tức ngực hoặc thở khò khè.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.
- Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
4. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI ở mức 151 - 200)
a) Đối với người bình thường
- Hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải.
- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.
- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
5. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức 201 - 300)
a) Đối với người bình thường
- Tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà.
- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤ 2,5 μm).
- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
- Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
6. Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức 301–500)
a) Đối với người bình thường
- Tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn.
- Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.
b) Đối với những người nhạy cảm
- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà.
- Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
- Đối với lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học có thể xem xét cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 03 ngày liên tục. Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian học cho phù hợp./.
Khoa SKMT- CDC Bắc Giang
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Người bệnh mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), cúm, cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi... dễ tái phát đợt bệnh cấp tính, diễn tiến nặng.
Các bác sỹ khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp sau để phòng nhiễm bệnh về đường hô hấp khi trời lạnh.
1.Giữ ấm cơ thể
Thời tiết lạnh khiến mạch máu dưới da co lại, hạn chế lượng máu lưu thông, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đường hô hấp khô, làm giảm sức đề kháng. Đây là cơ hội cho các loại virus, vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập vào mũi, miệng và gây bệnh.
Mỗi người nên giữ ấm vùng mũi, cổ, ngực bằng cách mặc áo cao cổ hoặc choàng khăn. Không nên mặc phong phanh khi trời lạnh, ngay cả khi ở trong nhà. Mặc nhiều lớp quần áo mỏng thay vì quần áo quá dày, giảm khó chịu, tránh gió luồn vào cơ thể. Phụ huynh cần chú ý lau mồ hôi cho trẻ để hạn chế thấm ngược lại cơ thể. Trang bị dụng cụ sưởi hoặc lò sưởi giúp làm ấm không khí trong nhà. Tuyệt đối không đốt củi, sưởi than trong không gian kín để đề phòng ngạt khí.
Giữ ấm bàn chân bằng cách đeo tất, đi giày đế dày và có tấm lót. Ngâm chân bằng nước ấm pha kèm thảo dược như gừng, tinh dầu tràm, bạc hà... hoặc một chút muối ăn khoảng 10-15 phút trước khi ngủ nhằm làm giãn mạch máu vùng chân, thúc đẩy lưu thông máu, ấm cơ thể, ngủ ngon hơn.
Nhiệt độ nước khoảng 40-50 độ C, không nên dùng nước quá nóng. Tránh ngâm chân trong vòng 30 phút sau bữa ăn để cơ thể tập trung tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Phụ nữ trong những ngày hành kinh, người có bệnh tim mạch không ngâm chân.
2.Uống nước ấm
Cơ thể thiếu nước khiến lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc đường hô hấp bị khô, ảnh hưởng đường thở. Uống đủ nước giúp máu lưu thông tốt, giảm kích ứng, khô họng, loãng dịch đờm. Uống nước ấm và hít hơi nước ấm có thể khai thông đường thở. Ngược lại, dùng nước lạnh dễ khiến niêm mạc đường hô hấp co lại hoặc sưng lên, xung huyết, virus, vi khuẩn dễ tấn công và gây bệnh.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo người trưởng thành nên uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày, chia làm nhiều lần. Ưu tiên nước lọc, nước ép trái cây, canh rau củ hoặc các loại trà thảo mộc như trà gừng, mật ong chanh sả. Hạn chế tối đa bia rượu, cà phê.
Uống nước ấm và hít hơi nước ấm tốt cho hệ hô hấp khi thời tiết chuyển lạnh.
3.Tập thể dục
Tập thể dục thể thao khoảng 20-30 phút mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai, lưu thông khí huyết, tăng cường miễn dịch. Vận động góp phần giữ cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ béo phì, hội chứng ngưng thở khi ngủ...
Một số hoạt động ngoài trời tốt cho sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, đá bóng, cầu lông... Nếu thời tiết lạnh không thể ra ngoài, bạn có thể thay thế bằng bài tập yoga, tập gym, bóng bàn.
4.Tăng cường ăn rau xanh
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dưỡng chất giúp nâng cao thể trạng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực đơn cuối năm đa dạng nhưng không phải thực phẩm nào cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Ưu tiên ăn trái cây tươi, rau xanh chứa nhiều vitamin C hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại tác hại từ gốc tự do, hóa chất độc hại, chất ô nhiễm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Một số loại rau quả có thể tham khảo như ớt, cải xoăn, bông cải xanh, ổi, trái cây họ cam quýt, kiwi.
Rau củ quả giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, cà chua, đu đủ... hỗ trợ tái tạo biểu mô đường hô hấp, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngũ cốc, hải sản, trứng, đậu giàu protein góp phần tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể.
Để đảm bảo sức khỏe tổng thể, mọi người nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, mứt Tết, đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
5.Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ gây suy giảm miễn dịch, tăng viêm nhiễm trong cơ thể. Một nghiên cứu của Đại học California, Mỹ, và một số đơn vị, đăng trên Thư viện y khoa PubMed năm 2015, trên 164 đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh (từ 18 đến 55 tuổi) cho thấy người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ cảm lạnh cao gấp 4,5 lần so với người ngủ nhiều hơn 7 giờ. Người ngủ 5-6 giờ mỗi đêm có nguy cơ cao hơn 4,2 lần. Để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất, người trưởng thành cần ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm.
6.Giữ gìn vệ sinh
Theo các bác sĩ, thời điểm giao mùa Đông Xuân, ở các tỉnh phía Bắc ngày ngắn đêm dài, số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày ít, làm giảm cơ hội tia cực tím tiêu diệt vi sinh vật có hại trong môi trường. Thời tiết lạnh khiến mọi người có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn, đóng kín cửa để tránh khí lạnh xâm nhập. Không khí trong nhà kém lưu thông là yếu tố thuận lợi cho các dị nguyên gây dị ứng tồn tại lâu, tăng cơ hội thâm nhập vào cơ thể, gây bệnh.
Để tránh nhiễm bệnh dịp Tết, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và không gian sống sạch sẽ. Lau chùi, hút bụi trong nhà; thường xuyên thay vỏ ga, gối, giặt rèm cửa. Vệ sinh các bề mặt dùng chung như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, điều khiển tivi bằng dung dịch cồn sát khuẩn.
Giữ gìn vệ sinh thân thể, đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là đến nơi đông người hoặc khi tiếp xúc gần với người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi... Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi trở về từ nơi công cộng, trước và sau khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, ho hoặc xì mũi, chạm vào động vật.
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để tránh phát tán virus, vi khuẩn ra không khí. Tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng. Súc họng, miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng hàng ngày.
7. Tránh xa khói thuốc
Hút thuốc hay hít phải khói thuốc thụ động đều có thể khiến phế nang mất tính đàn hồi, dung tích phổi thu hẹp, tê liệt lông mao, chất nhầy và chất độc tích tụ trong phổi. Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc gây khó thở, ho dai dẳng, tăng nguy cơ viêm phế quản, viêm phổi.
8.Tiêm phòng vaccine
Tiêm vaccine là phương pháp chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh hô hấp. Người được tiêm chủng vaccine sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường như rhinovirus (gây viêm họng, cảm lạnh), virus Influenza (gây cúm), virus thủy đậu, sởi, rubella.
Trần Huyền ( Tổng hợp)
Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
Lời khuyên số 1: Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.
Lời khuyên số 2: Sử dụng hằng ngày các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; các loại rau, củ, quả có màu sắc khác nhau. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
Lời khuyên số 3: Sử dụng hợp lý các loại thực phẩm giàu đạm; nên ăn cá, thịt gia cầm và các loại hạt trong bữa ăn hằng ngày; ăn có mức độ các loại thịt đỏ.
Lời khuyên số 4: Uống đủ nước hằng ngày.
Lời khuyên số 5: Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý; bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo hướng dẫn.
Lời khuyên số 6: Cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Lời khuyên số 7: Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ uống có đường, có cồn.
Lời khuyên số 8: Bảo đảm an toàn trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Lời khuyên số 9: Tổ chức tốt bữa ăn gia đình. Ăn đủ bữa (sáng, trưa, tối) phù hợp với lứa tuổi, không ăn quá no, không bỏ bữa.
Lời khuyên số 10: Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý; thực hiện lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.
Phòng chống rối loạn tiêu hóa cho trẻ trong dịp Lễ, Tết
Vào dịp Lễ, Tết các gia đình thường chế biến sẵn thức ăn dự trữ và dùng trong vài ngày. Thức ăn trong ngày Lễ, Tết giàu đạm, chất béo, ít chất khoáng; thức ăn dự trữ trong tủ lạnh, nấu đi nấu lại nhiều lần, các loại thức ăn chế biến sẵn như (nem chua, giò…) chứa nhiều chất bảo quản dễ gây tiêu chảy.
Sự phong phú và đa dạng màu sắc của các loại thực phẩm ngày Tết, kích thích bé muốn ăn thỏa thích như: bánh kẹo, mứt, hạt và quả khô…Những thực phẩm này nhiều đường, chua, nhiều phẩm màu… khiến cho trẻ em dễ bị rối loạn tiêu hóa (RLTH) như nôn trớ, đau bụng, biếng ăn, táo bón, tiêu chảy… Thức ăn dù đã nấu chín nhưng nếu để lâu trong nhiệt độ phòng lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế ngộ độc thức ăn và tiêu chảy cấp là những bệnh rất thường gặp trong dịp Lễ, Tết đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ bị loạn tiêu hóa (RLTH), rất nhiều bé gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, nặng hơn nữa là táo bón, tiêu chảy, thậm chí có bé còn bị ngộ độc thức ăn.
Tùy theo tác nhân gây ngộ độc, người bệnh sẽ có những triệu chứng RLTH như buồn nôn, nôn, bụng đau quặn từng cơn sau đó bị tiêu chảy, có thể kèm theo sốt, môi khô, lưỡi bẩn…
* Nếu bị ngộ độc thức ăn, ói nhiều hoặc tiêu chảy. Cần uống oresol để bù lại lượng nước và muối đã mất. Nếu thấy tình trạng nặng thì phải đi cấp cứu ngay, tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy như sái thuốc phiện… vì cơ thể cần thải ra các chất độc đã xâm nhập.
* Những sai lầm thường gặp: Nhiều bố mẹ thấy con bị tiêu chảy, nôn trớ nhưng ngại đưa con đi bệnh viện vào những ngày Lễ, Tết đã tự ý mua kháng sinh về điều trị cho bé. Điều này không giảm được tình trạng tiêu chảy mà còn làm nặng nề hơn bởi vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi khiến cho bé bị loạn khuẩn.
Khi bị RLTH, tiêu chảy, táo bón…hậu quả làm bé mệt mỏi, lười vận động, thức ăn khó tiêu hóa hơn, hấp thu kém và rối loạn vị giác từ đó dẫn đến sợ ăn và lười ăn, thậm chí gây mất nước nguy hiểm sức khỏe.
* Để hạn chế những triệu chứng RLTH, tiêu chảy, táo bón…các bậc phụ huynh hãy chú ý những việc sau
- Duy trì giờ giấc sinh hoạt của bé: ăn đúng giờ, tránh nhồi nhét , ép bé và tránh cho ăn vội vàng.
- Cho bé những đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, tránh ăn những đồ ăn nấu lại nhiều lần và những thức ăn chế biến sẵn.
- Hạn chế tối đa bánh, kẹo, mứt các loại.
- Khi bé bị táo bón: cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, bổ sung các vitamin nhóm B.
- Với trẻ tiêu chảy: Cho bé ăn những thức ăn nhẹ, lỏng dễ tiêu như cháo, súp, bù nước cho bé bằng cách pha oresol, Hydrite với nước sôi để nguội và cho bé uống (chú ý cách pha với số lượng nước theo chỉ dẫn trên gói thuốc).
Hiện nay trên các hiệu thuốc và đại lý thuốc đều có gói Hydrite cách pha tiện lợi là 1 gói pha trong 200ml nước để uống. Đây là loại nước biển có nồng độ thẩm thấu thấp, làm giảm khối lượng tiêu chảy và nôn, giảm nhu cầu truyền dịch trong tiêu chảy. Đồng thời nó an toàn, hiệu quả trong điều trị và phòng mất nước bất kể nguyên nhân gì; Sữa chua cũng rất tốt với bé trong thời kỳ này.
Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tránh các thức uống có cà phê. Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ. Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn). Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.
Nên lưu ý cho bé ăn, bú nhiều ngay cả khi bị tiêu chảy. Tuyệt đối không được bắt trẻ nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Cho trẻ ăn sớm sẽ có tác dụng tốt lên tiến trình của bệnh. Thức ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, không cần phải đặc biệt gì hơn cả. Chú ý nấu nhừ, chia làm nhiều bữa.
- Bên cạnh đó, có thể hỗ trợ tiêu hóa cho bé bằng cách bổ sung một hệ vi khuẩn mới có lợi dưới dạng chế phẩm Probiotics. Loại men vi sinh này sẽ giúp lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp tăng cường vi khuẩn có ích, giảm các vi khuẩn gây bệnh, tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn giúp thức ăn được tiêu hóa tó hơn, tăng cường hấp thu dưỡng chất.
- Phải thường xuyên bổ sung orezol để bù lại lượng nước đã mất. Nếu thấy tình trạng nặng thì phải đi cấp cứu ngay. Tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh tùy tiện.
- Ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, bụi bặm. Xử lý phân, chất thải đảm bảo vệ sinh chung.
- Những ngày Tết, hầu hết các hiệu thuốc đều đóng cửa vì vậy để phòng bệnh tiêu chảy, chứng khó tiêu, đầy bụng, hãy chuẩn bị một số thuốc sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình của bạn: vài gói oresol hoặc viên hydrite dùng để bù nước trong trường hợp nôn, tiêu chảy; motilium dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu, Smecta, Hydrasec … dùng khi tiêu chảy.
Đỗ Phú
Bắc Giang kiểm soát bệnh sởi
Bắc Giang kiểm soát bệnh sởi.
Chi tiết video : https://1clip.bacgiangtv.vn/upload/video/file/skcd_bac_giang_kiem_soat_benh_soi_17083310012025.mp4
CDC Bắc Giang
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) tại Trung Quốc.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người Human metapneumovirus(HMPV) tại Trung Quốc. Trong báo cáo nêu rõ, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người Human metapneumovirus (HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, COVID-19, đồng thời lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm vi rút Human metapneumovirus (HMPV) và thông tin về việc công bố tình trạng khẩn cấp hay quá tải các lò hoả táng cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Ngay sau khi ghi nhận thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (tại Việt Nam và khu vực Châu Á Thái Bình Dương) và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc) để xác minh, cập nhật thông tin.
Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy, tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội nêu trên.
Hiện nay, tại Trung Quốc đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, trong đó các tác nhân chính thường là vi rút cúm mùa, vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và vi rút Human metapneumovirus (HMPV).
Để người dân không hoang mang, lo lắng cũng như không chủ quan trước các thông tin trên, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tính, thành phố thực hiện chủ động cập nhật và cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch HMPV trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên cổng thông tin của Sở và của CDC cùng trang mạng xã hội của đơn vị.
Truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống các bệnh lây qua đường hô hấp, đảm bảo vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế hoặc nơi đông người, che miệng khi hắt hơi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đủ chất để tang cường thể trạng; Tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Khi có triệu chứng ho, sốt, đau đầu, sổ mũi, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời…
Trần Huyền ( Tổng hợp)
QUYẾT ĐỊNH Xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Thông báo Quyết định xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Chi tiết xem tại đây: /documents/1085139/1290135/1736299473544_26.12.+QD+xep+cap+CMKT+dutoannd_syt26.12.2024_16h22p26_signed_signed_signed_signed.pdf_signed_huongntt_syt_27-12-2024-14-24-58_signed_signed_signed.pdf/b0cfcc53-78ee-4cae-9c11-b1d92d2f035d
CDC Bắc Giang
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Thực hiện Công văn số 3486/SYT-TTr ngày 19/12/2024 của Sở Y tế về tăng cường Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị các khoa, phòng thực hiện phổ biến, quán triệt tới toàn thể viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý các văn bản của cấp trên liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hảng giả trước, trong và sau Tết Nguyên Đán 2025.
Chủ động nắm bắt tình hình, rà soát các nguồn vật tư, trang thiết bị y tế đồng thời phát hiện những sản phẩm nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng. Kịp thời đưa ra những biện pháp ngăn chặn và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Giao Khoa Dược – Vật tư y tế chủ động rà soát các sản phẩm thuốc hiện đang sử dụng tại đơn vị, kiểm tra toàn diện: đơn giá, chất lượng, nhãn hiệu, thời hạn sử dụng….; Tăng cường quản lý chất lượng, nguồn gốc dược phẩm, phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, quản lý thị trường đối với những vụ việc có sự phối hợp liên ngành để phát huy hiệu quả cao nhất.
Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe cần xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền trước, trong và sau dịp Tết Nguyên Đán 2025; Kịp thời đưa tin bài, phản ánh tình hình, kết quả công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên công thông tin điện tử Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, phản ánh các hiện tượng tiêu cực, bao che, tiếp tay, bảo kê hoặc trực tiếp tham gia buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường tuyên truyền về các chính sách, pháp luật; kịp thời tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt.
Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân và người nhà không tham gia, tiếp tay cho hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và buôn bán hàng giả. Thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
Trần Huyền
User Online:36130
Total visited: 108620310