80 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP trong 3 tháng đầu năm 2024

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Theo thống Kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm 2024 đến hết 31/3/2024, toàn tỉnh có 80 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, trong đó có 50 khách hàng thuộc nhóm MSM, 27 khách hàng là bạn tình dị nhiễm và 3 đối tượng khách hàng là đối tượng có nguy cơ khác.Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Pre-Exposure Prophylaxis - PrEP) là sử dụng thuốc ARV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV để dự phòng lây nhiễm HIV. Đây là biện pháp dự phòng chủ động và có hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV.

Tại tỉnh Bắc Giang, dịch vụ PrEP được triển khai tại tỉnh từ tháng 10/2020 hướng tới các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới), đối tượng chuyển giới, người nghiện chích ma túy, người bán dâm, bạn tình dị nhiễm (một trong hai người bị nhiễm HIV). Chỉ tính riêng năm 2023, toàn tỉnh có 320 khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất một lần, đạt trên 107% Kế hoạch, trong đó đối tượng  nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm trên 50% số khách hàng đang sử dụng dịch vụ.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về lợi ích của việc dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc dự phòng PrEP, tăng chỉ tiêu tiếp cận các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao: MSM, nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, người chuyển giới để tạo cầu cho PrEP; hỗ trợ các xét nghiệ để theo dõi PrEp và hỗ trợ đồng đẳng viên giới thiệu khách hàng và vận động khách hàng duy trì sử dụng PrEp để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80%.

Đỗ Phú

 

User Online:2752

Total visited: 33983430