Bắc Giang triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) năm 2024

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động điều trị PrEP cho những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV để giảm số người nhiễm mới, hướng tới chấm dứt dịch  bệnh Kế hoạch Điều trị dự phòng trước phơi  nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV năm 2024.

Thực hiện Kế hoạch số 5147/KH-UBND ngày 04/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Kế hoạch số 77/KH-SYT ngày 29/3/2024 của Sở Y tế Bắc Giang về việc Thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2024; Năm 2024, ngành Y tế tập trung đa dạng hóa các mô hình cung cấp dịch vụ điều trị PrEP phù hợp với  tình hình thực tế, đảm bảo khách hàng được tiếp cận dễ dàng, thuận lợi. Bảo đảm và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ PrEP thông qua  các mô hình cung cấp dịch vụ điều trị PrEP toàn diện, thân thiện, hướng tới sự  hài lòng của khách hàng. Tăng cường các hoạt động truyền thông tạo cầu, đa dạng hóa các  kênh thông tin và xây dựng nội dung truyền thông phù hợp với đặc điểm của  từng nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao, nhằm tăng khả năng tiếp cận với  dịch vụ điều trị PrEP của các nhóm đối tượng này. Đồng thời, thiết lập mạng lưới giám sát, báo cáo điều trị PrEP lồng ghép vào mạng lưới giám sát, báo cáo phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm kết nối các dịch vụ để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng.

Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang phấn đấu tỷ lệ người MSM được điều trị PrEP đạt 30%. Số khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị PrEP ít nhất 1 lần đạt 600 người. Tỷ lệ khách hàng duy trì điều trị PrEP sau 3 tháng đạt trên 80%. Hoạt động điều trị PrEP được lồng ghép vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS, các số liệu báo cáo về PrEP được lồng ghép vào hệ thống giám sát, báo cáo chung về HIV để theo dõi tình hình dịch HIV và đánh giá hiệu quả các hoạt động điều trị PrEP.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chủ trì triển khai Gói dịch vụ điều trị PrEP tại phòng khám ngoại trú  HIV/AIDS bao gồm: Tư vấn xét nghiệm HIV cho đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV; Điều trị PrEP; Hỗ trợ tuân thủ điều trị PrEP và duy trì điều trị PrEP; Sàng lọc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp (Lậu,  giang mai, Chlamydia) và kết nối điều trị; Sàng lọc viêm gan B, C và kết nối điều trị; Cung cấp các vật dụng can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao  su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn (kết hợp với chương trình can thiệp giảm hại); Các dịch vụ được cung cấp phải thân thiện và hướng tới sự hài lòng của  khách hàng; Truyền thông huy động cộng đồng và giảm kỳ thị, phân biệt đối xử trong  nhóm khách hàng dùng PrEP. 

Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức đoàn công tác bao gồm các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, xét  nghiệm và tư vấn viên … có kinh nghiệm chuyên môn thuộc lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS đã thực hiện khám, điều trị và theo dõi bệnh nhân PrEP (Đội  PrEP lưu động). Đội  PrEP lưu động mang theo trang thiết bị chuyên dụng thực hiện khám, sàng lọc, lấy mẫu  xét nghiệm, lập hồ sơ bệnh án, kê đơn điều trị và cấp phát thuốc PrEP miễn phí từ nguồn Dự án cho bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị tại cộng đồng. 

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu Công nghiệp, phối hợp cùng Đội PrEP lưu động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cử cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của đơn vị phối hợp cùng đoàn thực hiện tư vấn, sàng lọc, hướng dẫn lập hồ sơ bệnh án điều trị PrEP cho toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị. Chỉ đạo Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với đoàn công tác để triển khai hiệu quả hoạt động PrEP trên địa bàn, đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương biết nội dung, chương trình đang triển khai trên địa bàn quản lý. 

Hoạt động PrEP cố định được triển khai tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, Trung  tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thực hiện khám, điều trị trong giờ hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần. Hoạt động PrEP lưu động được thực hiện không định kỳ, tùy thuộc vào số lượng khách hàng do đội ngũ  tuyên truyền viên đồng đẳng tiếp cận được để tổ chức các buổi lưu động phù hợp tình hình thực tế. Trước khi triển khai PrEP lưu động, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có trách nhiệm thông báo trực tiếp cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu Công nghiệp để phối hợp triển khai. Hoạt động PrEP lưu động được triển khai tại các địa điểm được xác định tập trung nhiều đối tượng khách hàng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao tại các xã, phường, thị trấn; khu vực các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh. 

Đối tượng tham gia bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); người chuyển giới nữ (TGW); Phụ nữ bán dâm (FSWs);  Các cặp dị nhiễm, tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc mới điều trị  ARV hoặc đã điều trị ARV nhưng kết quả xét nghiệm tải lượng HIV trên 200 tế  bào/ml… TCMT và các nhóm có nhu cầu sử dụng dịch vụ PrEP.

Việt Nga

 

 

User Online:2715

Total visited: 33997907