Lãnh đạo CDC tặng quà các thương binh nhân ngày Thương binh – Liệt sĩ

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), ngày 26/7, đồng chí Ngô Thị Thu Hà, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đi thăm, tặng quà tri ân các thương binh là thân nhân cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị.

Cùng đi có đại diện lãnh đạo Phòng Tổ chức – Hành chính, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn và Chi đoàn Thanh niên Trung tâm.

Cụ thể, Đoàn đã đến thăm, tặng quà ông Dương Quốc Bộ, thương binh hạng 4/4, thân nhân chị Dương Thị Hiển, Khoa Xét nghiệm; ông Nguyễn Văn Thêm, thương binh hạng 4/4, thân nhân anh Nguyễn Văn Tùng, Phòng Tổ chức – Hành chính; ông Vũ Văn Chữ, thương binh hạng 2/4, là thân nhân của chị Vũ Lan Hương, Khoa Dược – Vật tư y tế; ông Khúc Trường Ca, thương binh hạng 4/4, thân nhân anh Khúc Hoài Nam, Phòng Tổ chức – Hành chính.

Đồng chí Ngô Thị Thu Hà, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CDC cùng các đồng chí trong Đoàn thăm, tặng quà tri ân thương binh Dương Quốc Bộ.

Tại những nơi đến thăm, đồng chí Ngô Thị Thu Hà, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CDC cùng các đồng chí trong Đoàn đã bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với các thương, bệnh binh, những người đã hy sinh xương máu, tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lãnh đạo đơn vị và các đoàn thể thăm, tặng quà thương binh Nguyễn Văn Thêm.

Lãnh đạo đơn vị ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống của các gia đình; đồng thời mong các thương, bệnh binh với phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” luôn quan tâm, động viên con em mình không ngừng nỗ lực trong công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng cơ quan đơn vị ngày càng phát triển.

Đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CDC thăm, tặng quà  thương binh Khúc Trường Ca.

Được biết, tại CDC Bắc Giang hiện có gần 30 cán bộ, viên chức, người lao động có thân nhân là thương, bệnh binh. Nhân dịp này, những người có công kể trên đều được Đảng ủy, Ban Giám đốc đơn vị tặng phần quà ý nghĩa bày tỏ sự tri ân.

Các đồng chí Trong đoàn thăm, tặng quà thương binh Vũ Văn Chữ.

Đỗ Tập

Khám sức khỏe định kỳ cho 60 người lao động Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Giang.

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Ngày 25 – 26/7/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Giang.

Tại đây 60 người lao động đã được khám với các nội dung: Khám lâm sàng tổng quát như: Đo mạch, huyết áp, chiều cao, cân nặng; Khám tổng quát các chuyên khoa nội, ngoại, sản phụ khoa, da liễu, mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng; Xét nghiệm: Công thức máu; cholesterol, triglycerid, a xít uric, đường huyết; men gan (SGOT, SGPT), nước tiểu; Tầm soát ung thư: tụy đường mật (CA19-9), ung thư tiền liệt tuyến (PSA), ung thư vú (CA15-3), ung thư tuyến giáp (TSH), ung thư gan (AFP); Siêu âm ổ bụng tổng quát...Sau khi có kết quả khám sức khỏe,  người lao động sẽ được tư vấn chăm sóc, theo dõi sức khỏe, điều trị bệnh lý phù hợp theo từng thể trạng. Từ đó phân loại sức khỏe và lập sổ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Qua khám sức khỏe định kỳ, người lao động có thể phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe có nguy cơ phát triển thành bệnh lý để kịp thời điều trị. Từ đó người lao động yên tâm làm việc, đơn vị nắm được tình hình sức khỏe người lao động nên có thể sắp xếp vào vị trí phù hợp và đạt hiệu quả cao trong công việc.

Một số hình ảnh khám sức khỏe: 

 Tác giả: Bích Hợp

Đề nghị báo giá sinh phẩm xét nghiệm phục vụ khám sức khỏe định kỳ

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, là  cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm sinh phẩm xét nghiệm phục vụ  khám sức khỏe  định kỳ từ nguồn dịch vụ, nội dung cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1258468/1721807141119_1.+Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+mua+g%C3%A2%CC%81p+ho%CC%81a+ch%C3%A2%CC%81t%2C+sinh+ph%C3%A2%CC%89m+x%C3%A9t+nghi%E1%BB%87m+trong+tha%CC%81ng+7_signed_signed_signed_signed.pdf/c65f1020-27a8-4180-a1bd-b1e5a5bab34c

Phụ lục xem tại đây: /documents/1085139/1258468/1721807162421_2.+Ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+b%C3%A1o+gi%C3%A1+mua+g%C3%A2%CC%81p+ho%CC%81a+ch%C3%A2%CC%81t%2C+sinh+ph%C3%A2%CC%89m+x%C3%A9t+nghi%E1%BB%87m+trong+tha%CC%81ng+7_signed_signed_signed.pdf/dfd3ce2c-4d40-4a70-b203-d4e21b6334ac

CDC Bắc Giang

 

Đề nghị báo giá vắc xin tiêm chủng dịch vụ

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Đề nghị báo giá gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu thuê dịch vụ tư vấn đấu thầu gói thầu thuộc dự toán Mua sắm thiết bị công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1258468/1721744389036_2.+Mo%CC%9B%CC%80i+cha%CC%80o+gia%CC%81+di%CC%A3ch+vu%CC%A3+tu%CC%9B+va%CC%82%CC%81n+%C4%91a%CC%82%CC%81u+tha%CC%82%CC%80u+%28nguyettt_ttksbt%29%2818.07.2024_14h51p12%29_signed_signed_signed_signed.pdf/a4f5f9c2-70b9-4569-842d-26b9c75038e2

CDC Bắc Giang

đề nghị báo giá gói thầu dịch vụ tư vấn đấu thầu

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu thuê dịch vụ tư vấn đấu thầu gói thầu thuộc dự toán Mua sắm sữa tươi tiệt trùng có đường dung tích 180ml  năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, chi tiết xem tại đây: /documents/1085139/1258468/1721744309776_2.+Mo%CC%9B%CC%80i+cha%CC%80o+gia%CC%81+di%CC%A3ch+vu%CC%A3+tu%CC%9B+va%CC%82%CC%81n+%C4%91a%CC%82%CC%81u+tha%CC%82%CC%80u+%28nguyettt_ttksbt%29%2818.07.2024_14h51p12%29_signed_signed_signed_signed.pdf/f0993f78-9a09-425d-bf15-53579b10e078

CDC Bắc Giang

Bắc Giang thực hiện tốt công tác dân số- Kế hoạch hóa gia đình

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

     Tính đến 30/6/2024, dân số trung bình toàn tỉnh Bắc Giang là 1.936.000 người, tăng 33.075 người so cùng kỳ. Số trẻ em sinh ra là 10.050 trẻ, tăng 39 trẻ so cùng kỳ 2023. Trong đó tỷ lệ sinh con lần thứ 3 trở lên là 15,5%, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) là 114,5 nam/100 nữ giảm 3,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ; tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70%.

       Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW "Về công tác dân số trong tình hình mới" xác định mục tiêu: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW vào cuộc sống, thời gian qua tỉnh Bắc Giang đã tâp trung tiếp tục duy trì triển khai các kế hoạch, chương trình, đề án về công tác dân số như: Kế hoạch Truyền thông dân số và phát triển; Chương trình điều chỉnh mức sinh; Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ; Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; Kế hoạch Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng thông tin quản lý dân số và Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số.

      Tiếp tục phối hợp với các ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông tuyên truyền chính sách dân số - KHHGĐ bằng nhiều hình thức đa dạng. Hàng quý, Sở Y tế duy trì thông báo tình hình cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm sinh con thứ ba trở lên tới Chủ tịch UBND các huyện/thành phố để Chủ tịch UBND các huyện/thành phố làm căn cứ xử lý, cũng như chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhằm hạn chế đối tượng vi phạm chính sách dân số trên địa bàn. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông chuyển đổi hành vi, điều chỉnh mức sinh, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con; mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; tập trung kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, truyền thông tư vấn và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số... Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cư chuyển đổi hành vi để thực hiện đúng chính sách dân số gắn với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đối tượng truyền thông chuyển đổi hành vi gồm phụ nữ, nam giới và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ mang thai, bà mẹ mới sinh, vị thành niên và thanh niên, người cao tuổi; đối tượng huy động từ cộng đồng là những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, gia đình...; đặc biệt lựa chọn ưu tiên truyền thông tại các vùng đặc thù, như vùng mức sinh cao, vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao...

Cùng với đó, tổ chức hội nghị truyền thông cung cấp thông tin cho những người có uy tín trong cộng đồng, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận; truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các xã có mức sinh cao...

Với nhiều giải pháp hiệu quả, cơ cấu dân số của tỉnh có sự chuyển biến, chất lượng dân số được cải thiện trên nhiều phương diện, tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đạt 99,9 %; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thai kỳ đạt 90%.  Trong 6 tháng đầu năm 2024, số trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao được bổ sung vitamin A liều cao đạt 85% kế hoạch. Tổ chức chiến dịch uống Vitamin A ngày “Vi chất dinh dưỡng” cho trẻ từ 6 đến 59 tháng tuổi trên địa bàn toàn tỉnh đạt 99,4%. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh, tỷ số giới tính khi sinh  hiện nay là 114,5 nam/100 nữ giảm 3,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, công tác dân số đang đứng trước nhiều thách thức: Vẫn còn sự phân biệt về giới tính, chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền; hạn chế về truyền thông và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ... Công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao.

Trong thời gian tới, Ngành Y tế tiếp tục tập trung cao thực hiện các mục tiêu như: Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Mở rộng cung cấp các dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh, tật trước khi sinh và sơ sinh, dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. Duy trì vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Trần Huyền

Đã có tổng số 1.259 người được điều trị thay thế nghiện bằng thuốc Methadone

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone đã giúp người nghiện ma túy được tiếp cận và điều trị. Việc sử dụng Methadone trong điều trị thay thế cho những người nghiện ma túy có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là trong các cộng đồng có nguy cơ cao về HIV.

Methadone giúp giảm đi cơn thèm thuốc và các triệu chứng cai nghiện một cách dần dần. Điều này làm giảm rủi ro tái phát nghiện. Methadone cho phép họ tập trung vào việc duy trì cuộc sống hàng ngày, bao gồm công việc, gia đình và các hoạt động xã hội, đồng thời Methadone giúp người dùng thuốc giảm đi sự cần thiết sử dụng chung kim tiêm, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêm chích như HIV, Viêm gan B và C, giúp người nghiện cải thiện sức khỏe một cách toàn diện… Bệnh nhân sử dụng Methadone thường được các y bác sỹ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, giáo dục về sức khỏe, giúp người dùng thuốc dễ dàng hơn trong việc thích nghi và hồi phục sau quá trình nghiện ma túy.

Với rất nhiều lợi ích mà việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone mang lại, hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh đang duy trì hoạt động chương trình tại 11 cơ sở (10 cơ sở thuộc TTYT các huyện/thành phố/thị xã và 01 cơ sở tại CDC) với tổng số người được điều trị thay thế nghiện bằng thuốc Methadone là 1.259 người (đạt 86,8% kế hoạch), trong đó số bệnh nhân được cấp thuốc nhiều ngày là 405 người. Trên địa bàn tỉnh đã có 09/09 TTYT huyện, thị xã công bố cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; tổng số bệnh nhân tới TTYT tuyến huyện điều trị cắt cơn, giải độc là 54 bệnh nhân.

thể thấy, việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone thời gian qua đã đạt được hiệu quả rất lớn trong việc giảm tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS nói riêng và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nói chung tại tỉnh nhà.

Tác giả: Trần Huyền

Bắc Giang: hơn 97% bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Những năm qua, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc ARV, giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng. Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có đủ sức khỏe, thể lực, sống và lao động bình thường như những người khác, nhờ đó, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chi phí mua thuốc ARV và các dịch vụ khám bệnh cho người nhiễm HIV đều nằm trong danh mục chi trả của BHYT.

Trước năm 2024, người nhiễm HIV được cấp thẻ BHYT miễn phí từ nguồn viện trợ nước ngoài và từ nguồn hỗ trợ của UBND tỉnh, tuy nhiên từ năm 2024, người nhiễm HIV phải tự mua thẻ BHYT để chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh, trong khi việc điều trị của người nhiễm HIV đòi hỏi quá trình lâu dài, chi phí tốn kém. Chính vì vậy, BHYT là giải pháp tối ưu bảo đảm cho người nhiễm HIV duy trì điều trị đều đặn. Tại tỉnh ta, người nhiễm HIV có thẻ BHYT sẽ được BHYT chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh bao gồm cả chi phí mua thuốc ARV và 20% chi phí khám chữa bệnh và mua thuốc ARV còn lại được hỗ trợ từ nguồn viện trợ nước ngoài.  Người nhiễm HIV thực hiện khám chữa bệnh tại tuyến xã hoặc thuộc đối tượng diện nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí KCB.

Tính đến ngày 26/6/2024, lũy tích toàn tỉnh Bắc Giang đã phát hiện 3.725 người nhiễm HIV/AIDS (trong đó số người phát hiện mới đến 26/6/2024 là 33 trường hợp); số bệnh nhân HIV/AIDS đã tử vong là 1.382 người; số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là 2.343 người, trong đó số người nhiễm còn sống được quản lý tại địa phương là 1.662 người. Toàn tỉnh hiện có 1.418 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị tại 06 cơ sở điều trị ngoại trú trên địa bàn, số bệnh nhân có thẻ BHYT là 1.286 bệnh nhân, đạt 97,42% Kế hoạch tăng 8,3% so với năm 2023.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, Bắc Giang tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện thanh toán khám chữa bệnh BHYT đối với bệnh nhân điều trị ARV, đặc biệt là thanh toán xét nghiệm tải lượng vi-rút thông qua BHYT..., đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người có HIV tích cực tham gia BHYT để tự bảo vệ tính mạng và sức khỏe của chính mình. Phấn đấu đến hết năm 2024, toàn tỉnh sẽ có khoảng 1.320 bệnh nhân điều trị HIV/AIDS có thẻ BHYT.

Tác giả: Đỗ Phú

 

Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao- Trung tâm KSBT- Địa chỉ vàng cho tiêm phòng vắc xin an toàn và chất lượng.

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng đã góp phần to lớn vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được thanh toán và loại trừ. Tuy nhiên hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ triển khai tiêm phòng 10 loại vắc xin cơ bản cho các đối tượng, trong khi đó trên thị trường hiện có trên 30 loại vắc xin phòng bệnh được Bộ Y tế cấp phép và khuyến khích sử dụng cho người dân. Đặc biệt trong năm 2023, tình hình cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đôi lúc còn chưa kịp thời. Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh.

Với mong muốn cả trẻ em và người lớn đều được chăm sóc nâng cao sức khỏe, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong tiêm vắc xin dự phòng các bệnh tật nguy hiểm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang chính thức đưa phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao vào hoạt động trở lại.

Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao với quy mô hoạt động từ 100 mũi tiêm vắc xin/ngày. Dự kiến cung cấp dịch vụ tiêm các loại vắc xin phòng bệnh như: Lao (BCG), Viêm gan B, tiêu chảy Rota, Vắc xin 5 trong 1 của Pháp (Pentaxim) Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib, vắc xin phòng cúm của Hà Lan (Influvac),  vắc xin phòng cúm mùa A,B (GC Flu), VX viêm não Nhật bản thế hệ mới của Pháp( IMOJEV), viêm não mô cầu (MENACTRA), Vắc xin GARDASIL 9 (Mỹ) ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh do 9 tuýp virus HPV nguy hiểm, vắc xin phế cầu (Prevenar 13)… cho tất các các đối tượng trong mọi lứa tuổi nhằm tăng cường phòng bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Là một phòng tiêm thuộc đơn vị y tế nhà nước có chức năng tham mưu giúp Sở Y tế quản lý, hướng dẫn, giám sát về chuyên môn kỹ thuật, giám sát công tác tiêm chủng trong toàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có đủ năng lực và kinh nghiệm cùng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng trong tiêm chủng và quản lý vắc xin. Cùng với đó là hệ thống dây chuyển bảo quản vắc xin hiện đại, đạt chuẩn GSP, đảm bảo nhiệt độ bảo quản vắc xin từ 2-8 độ, hệ thống xe lạnh vận chuyển vắc xin đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế. Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, luôn mong muốn đem lại sự thuận tiện, thoải mái và yên tâm cho khách hàng. Khách hàng sẽ được các Bác sĩ chuyên khoa kiểm tra sức khỏe và tư vấn các mũi tiêm vắc xin phù hợp với lứa tuổi. Được tiêm và chăm sóc sau tiêm bởi đội ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên về lĩnh vực tiêm chủng với sự chu đáo, nhiệt tình và thân thiện. Các phòng khám, tiêm, theo dõi sau tiêm được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt chuẩn.

Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ chất lượng cao - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, số 45 đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, TP Bắc Giang – Địa chỉ vàng cho tiêm phòng vắc xin an toàn và chất lượng.

Trần Huyền

Các chỉ tiêu về công tác phòng, chống mại dâm HIV/AIDS của Bắc Giang năm 2024

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Với mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS.

Bắc Giang đã xây dựng các chỉ tiêu (đến 31/12/2024): 2.050 người nghiện chích ma túy tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm; 130 phụ nữ mại dâm được tiếp cận với chương trình bao cao su; 820 nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được tiếp cận với chương trình bao cao su và chất bôi trơn; 1.450 người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế Methadone; 300 khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất 1 lần; 78.795 lượt người được xét nghiệm HIV trong năm; 1.450 người nhiễm HIV/AIDS được duy trì điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV); 1.230 bệnh nhân đang điều trị ARV được làm và có kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút định kỳ trong năm; 1.169 bệnh nhân điều trị ARV có kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút định kỳ dưới ngưỡng ức chế (< 1.000 Cp/ml); 90% bệnh nhân đang điều trị ARV hoàn thành điều trị Lao tiềm ẩn; 100% bệnh nhân đồng nhiễm HIV/Lao được điều trị đồng thời ARV và Lao; 1.320 bệnh nhân đang điều trị ARV có thẻ BHYT; 140 bệnh nhân HIV và Methadone mắc viêm gan C được điều trị viêm gan C; Thực hiện 01 cuộc điều tra giám sát trọng điểm kết hợp lồng ghép hành vi trên nhóm NCMT, PNBD, MSM theo quy định. Tổ chức các hoạt động tập huấn và truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu nhà trọ, trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

          Đảm bảo 100% người nhiễm HIV sinh sống trên địa bàn có thẻ bảo hiểm y tế và tham gia điều trị ARV bằng thẻ bảo hiểm y tế. Cấp kinh phí cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo tiêu chuẩn cho khu cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm Y tế tuyến huyện và các chi phí cho hoạt động cai nghiện tại địa phương.

Tác giả: Nguyễn Hòa

Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

HIV/AIDS đã để lại hệ lụy cho xã hội, gia đình, bản thân người mắc và đang tác động mạnh mẽ vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội của mỗi gia đình và thách thức sự phát triển bền vững của đất nước. Một trong những rào cản khiến việc phòng, chống HIV/AIDS chưa đạt hiệu quả mong muốn, chính là sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người có liên quan vẫn còn nặng nề.

Phân biệt đối xử hoặc kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay không tôn trọng một người hoặc gia đình họ vì biết họ nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV/AIDS. Kỳ thị có thể do các cá nhân, bạn bè, gia đình, cộng đồng và cả cán bộ y tế, thậm chí từ phía chính quyền gây ra với người nhiễm HIV/AIDS. Kỳ thị còn do chính người nhiễm HIV/AIDS gây ra (tức là tự kỳ thị) vì thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình.

Hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV là họ bị xa lánh, ruồng bỏ, bị tổn thương, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị để bảo vệ họ và những người khác và làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc tốt. Nếu phải chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử thì người bệnh gặp rất nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ cần có và quyền được kéo dài thời gian sống khỏe mạnh.

Để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS cần nâng cao kiến thức về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại gia đình, cộng đồng, nơi học tập, nơi làm việc; triển khai các giải pháp đồng bộ để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các cơ sở y tế; Khuyến khích sự tham gia của các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc thực hiện các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV; Xây dựng tài liệu truyền thông về HIV/AIDS với nội dung và thông điệp phù hợp với nhóm đối tượng, truyền tải các thông điệp mới có tính tích cực để giảm kỳ thị phân biệt đối xử của cộng đồng với HIV/AIDS và sự tự kỳ thị của người nhiễm HIV; Triển khai các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế theo Chỉ thị số 10/CT-BYT ngày 26/12/2017 của Bộ Y tế về việc tăng cường hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế.

Ngay trong nhận thức của mỗi người hiểu rõ bản chất của HIV/AIDS thì thực sự không đáng sợ, nó chỉ đáng sợ khi chúng ta không hiểu biết về đó. Những người đã bị nhiễm HIV/AIDS hoặc không may mắc phải họ là một phần trong cộng đồng chúng ta, bớt đi một ánh mắt, hành động kỳ thị giúp họ tự tin hòa nhập cộng đồng.

Tác giả: Nguyễn Hòa

Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới  đó là: Đổi mới, đa dạng hoá và đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục rộng rãi đến từng người dân, nhất là thanh niên, thiếu niên và nhóm người có nguy cơ cao… nhằm xây dựng nhận thức đúng về nguy cơ và hiểm hoạ của dịch HIV/AIDS, có thái độ cư xử đúng đắn với người nhiễm HIV/AIDS, có tinh thần tích cực tham gia phòng chống căn bệnh này; gắn phòng chống HIV/AIDS với xây dựng gia đình văn hoá, làng, bản văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá; xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội...

 Những năm gần đây, công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS đã góp phần nâng cao được nhận thức của người dân về sự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, các hình thức thông tin giáo dục và truyền thông vẫn chưa thực sự làm cho mọi người thay đổi hành vi, chống kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hợp tác giúp đỡ của xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ.

Cùng với nhiệm vụ chung của toàn tỉnh về đổi mới và phát có hiệu quả công tác truyền thông về phòng chống mại dâm HIV/AIDS trên địa bàn, Bắc Giang xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm đối với Ngành Y tế trong năm 2024: 100% các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trong ngành y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS. 100% các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Phấn đấu đạt 30% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; 25% người lao động trong các khu công nghiệp; 80% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ 2 sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.  Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS.

Để thực hiện được các mục tiêu cụ thể cần: Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền trên báo chí, chú trọng tuyên truyền trên các báo điện tử có lượng độc giả lớn; trên các hình thức thông tin cơ sở (đài truyền thanh, bảng tin công cộng, tuyên truyền viên và báo cáo viên cơ sở...); tuyên truyền cổ động (pano, áp phích...); xây dựng các sản phẩm truyền thông (video clip, phim...); Tăng cường tuyên truyền trên nền tảng công nghệ số của các mạng xã hội, các ứng dụng có khả năng tiếp cận và được nhóm đối tượng đích thường sử dụng; Cung cấp thông tin, kiến thức, tài liệu tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS và thông điệp tích cực về bệnh HIV/AIDS trên Cổng/Trang thông tin điện tử của ngành Y tế và các cơ quan, đơn vị; Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng: Đối tượng ưu tiên truyền thông: Người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy; Người nhiễm HIV; Người có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển giới nữ; người bán dâm, mua dâm; Người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên, vợ, chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV. Đối tượng truyền thông khác: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bao gồm phụ nữ mang thai; Gia đình có người nhiễm HIV; Người dân ở vùng sâu, vùng xa; Người thuộc nhóm người di biến động; Lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương các cấp. Tăng cường truyền thông phòng, chống HIV/AIDS nhân sự kiện, đặc biệt trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Tháng hành động quốc gia và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức cung cấp thông tin tình hình dịch HIV/AIDS và các văn bản chỉ đạo, định hướng về phòng chống HIV/AIDS cho phóng viên, cộng tác viên các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và địa phương;  

Ngoài các hình thức đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về phòng, chống mại dâm HIV/AIDS trên địa bàn cần duy trì và mở rộng mô hình các tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS; Tiếp tục tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS, duy trì các thành tự đã đạt được, nhân rộng các mô hình phòng chống mại dâm HIV/AIDS có hiệu quả.

Tác giả: Nguyễn Văn Hòa

Thư mời báo giá in tờ rơi tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: In tờ rơi tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường năm 2024, để phục vụ hoạt động chuyên môn từ nguồn kinh phí Sở Y tế cấp năm 2024. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kính mời các nhà cung cấp quan tâm báo giá hàng hoá, theo yêu cầu, chi tiết đề nghị báo giá xem tại đây: /documents/1085139/1258468/1721394399244_Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+BG+v%C4%83n+in+t%E1%BB%9D+r%C6%A1i%28nguyettt_ttksbt%29%2818.07.2024_09h45p41%29_signed_signed_signed_signed.pdf/9065bb71-ecec-452b-9da8-d5f34f61bfcd

CDC Bắc Giang

Đề nghị báo giá vật tư, hàng hóa phục vụ hoạt động chuyên môn

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ hoạt động chuyên môn từ nguồn dịch vụ, nội dung cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1258468/1721394220167_1.+Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+v%E1%BA%ADt+t%C6%B0%2C+h%C3%A0ng+h%C3%B3a+ph%E1%BB%A5c+v%E1%BB%A5+ho%E1%BA%A1t+%C4%91%E1%BB%99ng+d%E1%BB%8Bch+v%E1%BB%A5_signed_signed_signed_signed+%281%29.pdf/f9a6de87-2ef5-4c77-a7f7-a33abbf856f4

Phụ lục tại đây: /documents/1085139/1258468/1721394270676_2.+Ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+v%E1%BA%ADt+t%C6%B0%2C+h%C3%A0ng+h%C3%B3a+%28%C4%90X%29_signed_signed_signed+%281%29.pdf/a42ec1ae-eb2e-42bd-a06b-8cc94285c6eb

CDC Bắc Giang

Bắc Giang tiếp tục triển khai Đề án duy trì và mở rộng cấp thuốc Methadone nhiều ngày

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Tỉnh Bắc Giang bắt đầu triển khai Đề án thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày cho bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện từ tháng 7/2022. Đến nay, sau 2 năm triển khai Đề án, tại 11 cơ sơ điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh đều đã thực hiện việc cấp Methadone nhiều ngày cho những bệnh nhân đủ điều kiện cấp Methadone nhiều ngày theo quy định của Bộ Y tế.

Việc thực hiện thí điểm cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày cho thấy đây là một giải pháp vàng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho người nghiện ma túy, giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe; giảm lây nhiễm HIV, nâng cao thể lực, phục hồi về thể chất và tâm thần, cải thiện về an ninh, trật tự xã hội, đem lại hiệu quả về kinh tế cho người bệnh; đồng thời giúp cho người bệnh phát triển kinh tế của gia đình, giảm chi phí của xã hội cho các vấn đề về pháp lý và y tế dành cho người nghiện.

          Trong năm 2024, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Y tế tại Kế hoạch số 130/KH-UBND của UBND tỉnh và Kế hoạch số 105/KH-SYT của Sở Y tế về triển khai đề án Duy trì và mở rộng cấp thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 -2024, các cơ sở cấp thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo việc quản lý, giám sát và duy trì, mở rộng việc cấp thuốc Methadone nhiều ngày cho bệnh nhân.

          Để thực hiện mục tiêu chung của Đề án là giảm thời gian đi lại và các chi phí cho người bệnh phải đến cơ sở y tế, tạo thuận lợi, khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, góp phần giảm lây nhiễm HIV, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thời gian qua, Ngành Y tế tỉnh cùng với các huyện, thành phố tích cực thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức và kiến thức cho người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone về lợi ích, điều kiện được cấp thuốc Methadoane nhiều ngày; Tích cực truyền thông, tư vấn trực tiếp cho người bệnh tại các cơ sở điều trị/cấp thuốc Methadone về tiêu chí được cấp thuốc nhiều ngày các tiêu chuẩn loại trừ, các trường hợp bị tạm dừng, dừng vĩnh viễn cho người bệnh để cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp và tham gia thực hiện có hiệu quả đảm bảo an toàn cho người bệnh và người nhà người bệnh khi được cấp thuốc Methadone nhiều ngày.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn trong thực hiện uống Methadone nhiều ngày, các cơ sở điều trị đều thực hiện việc giám sát người bệnh trong việc bảo quản và sử dụng thuốc Methadone. Định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc đột xuất, cán bộ cơ sở điều trị Methadone chủ động phối hợp với nhân viên y tế tuyến xã, phường thực hiện giám sát người bệnh về việc bảo quản và sử dụng thuốc Methadone, đảm bảo an toàn cho người bệnh và các thành viên trong gia đình người bệnh, tạo sự thuận tiện, tăng khả năng tiếp cận và tuân thủ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.

Tiếp tục rà soát người bệnh đủ điều kiện nhận thuốc cấp nhiều ngày để phê duyệt tham gia Đề án thí điểm cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời trao đổi thông tin với các đơn vị Công an cấp huyện, cấp xã (nơi người nghiện cư trú) về danh sách người nghiện đang được cấp thuốc Methadone nhiều ngày và các trường hợp vi phạm (hoặc có dấu hiệu vi phạm) trong quá trình điều trị nghiện bằng thuốc Methadone hoặc vi phạm quy định về cấp thuốc nhiều ngày; phối hợp với lực lượng Công an hoàn thiện hồ sơ đưa người nghiện vào cai nghiện bắt buộc. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan (UBND và Công an tuyến huyện, tuyến xã...) thực hiện nghiêm túc quy định về xác định tình trạng nghiện ma túy, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn tỉnh.

Duy trì điều trị cho người bệnh mang thuốc Methadone về nhà sử dụng theo đúng các quy định chuyên môn và hướng dẫn triển khai thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày cho người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện. Thực hiện việc giám sát uống thuốc Methadone nhiều ngày thông qua việc xét nghiệm nước tiểu ngẫu nhiên tìm Heroin và các chất ma túy; giám sát bằng công nghệ thông tin qua điện thoại bằng sử dụng hình ảnh Zalo, Facebook,... để kiểm tra việc sử dụng thuốc của người bệnh; giám sát trực tiếp tại nhà bệnh nhân; giám sát thông qua việc trả lọ thuốc đã qua sử dụng… nhằm kịp thời phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc vi phạm các quy định trong điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại nhà; từ đó kịp thời đưa ra quyết định chấm dứt tạm thời hoặc vĩnh viễn cấp thuốc Methadone nhiều ngày.

Với các biện pháp triển khai Đề án, từ đầu năm đến nay, tổng số người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là 1.259/1.450 người, trong đó số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được cấp Methadone dài ngày 405/652  bệnh nhân đạt 62,12% Kế hoạch năm. Trong những tháng tiếp theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cùng với các cơ sở điều trị Methadone tại các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát đối tượng, quản lý, duy trì và mở rộng việc thực hiện uống thuốc Methadone dài ngày cho các đối tượng đủ tiêu chuẩn uống Methadone dài ngày, đồng thời thực hiện các biện pháp giám sát việc uống Methadone của các bệnh nhân để hỗ trợ điều trị và phát hiện kịp thời các trường hợp sai phạm trong quá trình uống Methadone dài ngày tại gia đình.

Tác giả: Đỗ Phú

Đề nghị báo giá vật tư, hàng hóa phục vụ hoạt động chuyên môn

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ hoạt động chuyên môn từ nguồn dịch vụ, nội dung cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1258468/1721393824761_1.+Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+v%E1%BA%ADt+t%C6%B0%2C+h%C3%A0ng+h%C3%B3a+ph%E1%BB%A5c+v%E1%BB%A5+ho%E1%BA%A1t+%C4%91%E1%BB%99ng+d%E1%BB%8Bch+v%E1%BB%A5_signed_signed_signed_signed+%282%29.pdf/4defcb13-df6f-42f1-99d1-694a24b1da28

Phụ lục tại đây:/documents/1085139/1258468/1721394060968_2.+Ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+v%E1%BA%ADt+t%C6%B0%2C+h%C3%A0ng+h%C3%B3a+%28%C4%90X%29_signed_signed_signed.pdf/8b0bb4f0-5d28-4f63-9ac1-b4abbe17f9c7

Có 248 lượt người được khám các bệnh ngoài da, bệnh về Mắt tại 2 xã Tân Hiệp và Tiến Thắng, huyện Yên Thế

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trong 2 ngày 17- 18/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tổ chức khám  phát hiện sớm, quản lý bệnh nhân phong mới, các bệnh ngoài da và bệnh về mắt cho 248 lượt người tại 2 xã của huyên Yên Thế là Tân Hiệp và Tiến Thắng, trong đó khám các bệnh về da được 147 lượt người, bệnh về mắt 101 lượt người. Đây là một hoạt động nằm trong kế hoạch kiểm soát, khám phát hiện bệnh nhân phong mới, các bệnh ngoài da, các bệnh về Mắt năm 2024 của đơn vị nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh tàn phế cho bệnh nhân, hạ thấp tỷ lệ lưu hành bệnh nhân phong trong cộng đồng, đồng thời phát hiện sớm các bệnh về mắt, tư vấn điều trị và quản lý trên địa bàn xã các xã được khám.

Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường đã ảnh hưởng đáng kể đến các bệnh về da, bao gồm cả các vấn đề như eczema, hắc lào, mụn trứng cá và nổi mề đay. Các tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể gây cháy nắng, kích ứng da và gây hư hại da, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị viêm da cơ địa. Thời tiết nóng và ẩm có thể làm tăng sự kích ứng của da, gây ra các triệu chứng như ngứa, bong tróc và đỏ da. Ngoài ra, không khí khô cũng có thể làm khô da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh eczema, thêm vào đó là sự mưa nắng thất thường cùng sự ô nhiễm môi trường đã khiến cho các bệnh về da và mắt có xu hướng tăng trong thời gian qua.

Một số hình ảnh khám bệnh tại 2 xã Tiến Thắng và Tân Hiệp- Yên Thế:

Trần Huyền 

Số bệnh nhân HIV duy trì điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV đạt 97,9%

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tính đến hết tháng 6/2024, toàn tỉnh có 1.418 bệnh nhân nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV tại 6 cơ sở điểu trị ngoại trú trên địa bàn tỉnh đạt 97,9% kế hoạch năm, trong đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đang tiếp nhận và điều trị cho 733 bệnh nhân; Bệnh viện Đa khoa tỉnh 399 bệnh nhân; Trung tâm Y tế huyện Tân Yên 146 bệnh nhân; Trại giam Ngọc Lý 107 bệnh nhân; Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn 25 bệnh nhân và Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang 8 bệnh nhân.

Tính đến 26/6/2024, Lũy tích toàn tỉnh Bắc Giang đến nay đã phát hiện 3.725 người nhiễm HIV/AIDS (trong đó số người phát hiện mới  trong năm 2024 đến 26/6/2024 là 33 trường hợp); số bệnh nhân HIV/AIDS đã tử vong là 1.382 người; số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là 2.343 người, trong đó số người nhiễm còn sống được quản lý tại địa phương là 1.662 người; tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng là 0,08%.

Để thực hiện tốt công tác điều trị và dự phòng nhiễm HIV, tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục thực hiện các hoạt động can thiệp dự phòng, chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS với đa dạng dịch vụ như: Can thiệp giảm tác hại; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; Tư vấn xét nghiệm tự nguyện; Chăm sóc, điều trị nhiễm trùng cơ hội; Khám, điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút (ARV); Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Điều trị viêm gan C cho bệnh nhận HIV/AIDS và bệnh nhân Methadone…Đặc biệt tỉnh đang tích cực triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), điều trị phơi nhiễm HIV (PEP) cho các đối tượng có nguy cơ cao: MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới), đối tượng chuyển giới, người nghiện chích ma túy, người bán dâm, bạn tình dị nhiễm (một trong hai người bị nhiễm HIV) để phòng lây nhiễm HIV. Phấn đấu đến hết năm 2024 sẽ có 1.450 bệnh nhân nhiễm HIV được duy trì điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV; khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% và giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

Tác giả: Đỗ Phú

Toàn tỉnh có 237 khách hàng sử dụng dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Theo thống Kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm 2024 đến hết 30/6/2024, toàn tỉnh có 237 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, trong đó có 121 khách hàng thuộc nhóm MSM, 16 khách hàng là người nghiện chích ma túy; 30 khách hàng là người bán dâm; 35 khách hàng là bạn tình dị nhiễm và 35 đối tượng khách hàng là đối tượng có nguy cơ khác.

Dịch vụ PrEP được triển khai tại tỉnh Bắc Giang từ tháng 10/2020 hướng tới các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới), đối tượng chuyển giới, người nghiện chích ma túy, người bán dâm, bạn tình dị nhiễm (một trong hai người bị nhiễm HIV). Sau hơn 3 năm triển khai dịch vụ PrEp cho thấy hiệu quả của dịch vụ mang lại trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, đảm bảo an toàn cho đối tượng sử dụng và được các đối tượng có nguy cơ tiếp nhận và có tính khả thi cao.

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Tuân thủ tốt có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trên 90% và tiêm chích ma tuý đến 70%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Việc sử dụng dịch vụ PrEP sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhóm có nguy cơ cao như: nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, tiêm chích ma tuý, vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV,… được dễ dàng tiếp cận các dịch vụ dự phòng phơi nhiễm HIV với chi phí thấp và hiệu quả cao.

Tại Bắc Giang, cơ sở điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP được đặt tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang cơ sở 2 - Khu Đồi Chè - Phường Dĩnh Kế - Thành phố Bắc Giang. Người sử dụng PrEP khi đến với cơ sở sẽ được miễn phí thuốc và một số chi phí xét nghiệm có liên quan, đồng thời được tư vấn, theo dõi quá trình dung nạp thuốc cũng như tác dụng phụ và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.

Tác giả: Đỗ Phú

 

User Online:3229

Total visited: 37747092