Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Theo giám sát dịch tễ, bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện từ tháng 05 – tháng 7 hàng năm. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn, gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Để chủ động phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản có hiệu quả, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, các Khu công nghiệp tỉnh (KCN) thực hiện tốt một số nội dung sau:

Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là cơ quan truyền thông trên địa bàn tổ chức đợt truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Lợn và chim là những ổ chứa vi rút VNNB. Để chủ động phòng, chống bệnh VNNB, khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

          Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy.

          Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

          Tiêm vắc xin VNNB đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:

          + Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; + Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;

          + Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

           Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh biến chứng, di chứng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát bệnh chủ động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng, doanh nghiệp, phát hiện sớm các trường hợp nghi/mắc bệnh VNNB để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: Sốt cao từ 39 - 40°C, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Trẻ mất ngủ, quấy khóc, vật vã, mê sảng hoặc ly bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật (da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh), lập tức phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, đồng thời tiến hành điều tra dịch tễ ca bệnh (Phụ lục kèm theo), lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản theo quy định, gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.

 

Thường xuyên tổ chức giám sát véc tơ truyền bệnh nếu chỉ số muỗi, bọ gậy cao, tổ chức thực hiện phun hóa chất diệt véc tơ truyền bệnh, trước khi phun hóa chất phải tổ chức vệ sinh môi trường, loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy.

Chỉ đạo các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn tiến hành rà soát, tổ chức tiêm vắc xin VNNB cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên đạt tỷ lệ cao, đầy đủ, đúng lịch, an toàn hiệu quả. 5. Bổ sung đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch, để sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra.

Thực hiện nghiêm túc quy chế thông tin, báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

Đỗ Phú

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:2564

Số lượt truy cập: 33998402