Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân gia đình chính sách tại phường Thọ Xương

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Sáng ngày 26/4/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang tổ chức khám bệnh nhân đạo tại Phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang cho người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, hộ gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn và hội viên Chữ thập đỏ.

Tại buổi khám bệnh 80 bệnh nhân đến khám được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và khám chữa bệnh miễn phí các bệnh về Nội, Mắt, Da liễu, Tai - Mũi - Họng và siêu âm tổng quát. Qua khám sàng lọc các y, bác sĩ Trung tâm đã phát hiện các bệnh lý như: 12 bệnh nhân tăng huyết áp, 32 bệnh nhân đục thủy tinh thể, 8 bệnh nhân bị sỏi thận, 3 bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến…

Hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo nằm trong Kế hoạch khám chữa bệnh của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Giang. Qua khám bệnh nhân đạo kịp thời phát hiện các bệnh lý của người bệnh, để có chế độ chăm sóc, điều trị hợp lý góp phần nâng cao sức khỏe của các bệnh nhân hướng tới nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Một số hình ảnh tại buổi khám bệnh:

Nguyễn Hòa

Tăng cường triển khai hoạt động và đảm bảo chất lượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP).

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Ngày 11/12/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5154/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Trong khuôn khổ hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, hoạt động điều trị PrEP tại tỉnh Bắc Giang đã được triển khai tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Theo kết quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) năm 2023 của tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ duy trì điều trị trên 03 tháng trong năm mới đạt 46,7%. Chỉ tiêu từ 01/01/2024 tới 31/12/2024 của tỉnh Bắc Giang là 300 khách hàng. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đạt 102 khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP ít nhất 01 lần (chiếm 34% so với chỉ tiêu năm 2024).

Nhằm đạt chỉ tiêu khách hàng sử dụng PrEP trong năm 2024 và đảm bảo tỷ lệ duy trì điều trị PrEP đạt ngưỡng chỉ tiêu quốc gia (75%), thực hiện sự chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường triển khai hoạt động và đảm bảo chất lượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP).

Trung tâm triển khai cung cấp dịch vụ thường quy kết nối chặt chẽ với cộng đồng đích. Căn cứ vào chỉ tiêu 300 khách hàng và kết quả đạt được tới tháng 3/2024, Sở Y tế cần giao chỉ tiêu tháng (từ tháng 4 tới tháng 12/2024) cho cơ sở điều trị PrEP; định kỳ đôn đốc tiến độ triển khai điều trị PrEP để đạt được chỉ tiêu đề ra.

Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh huy động vai trò của các nhóm cộng đồng, các tuyên truyền viên đồng đẳng trong việc tuyên truyền, kết nối và hỗ trợ khách hàng có nhu cầu với cơ sở điều trị PrEP. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông tạo cầu quảng bá dịch vụ PrEP qua các sự kiện truyền thông, truyền thông nhóm nhỏ, mạng xã hội và các ứng dụng điện thoại, tiếp cận khách hàng từ các nguồn (cộng đồng, cơ sở y tế…).

Đồng thời, cải thiện môi trường thân thiện, đa dạng hóa trong cung cấp dịch vụ và kết nối các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tới khám và sử dụng dịch vụ. Tích cực triển khai các can thiệp duy trì điều trị PrEP theo hướng dẫn tại công văn số 102/AIDS-ĐT ngày 17/02/2021 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về việc hướng dẫn triển khai các can thiệp duy trì điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Tập trung rà soát, lập danh sách khách hàng dừng từ 01/10/2024 tới 31/3/2024 và tháng sau đó với các thông tin: độ tuổi, giới, đối tượng, nghề nghiệp, nơi chuyển gửi, nguyên nhân dừng, số kỳ tái khám dưng, số lần liên hệ hỗ trợ khách hàng và các thông tin liên quan khác. Phối hợp với người chuyển gửi để liên hệ tư vấn tạo động lực, hỗ trợ khách hàng vượt qua rào cản (nếu có) để quay lại nhận dịch vụ khi còn nguy cơ nhiễm HIV, hỗ trợ khách hàng nhận dịch vụ ở những địa điểm thuận tiện, phù hợp.

Chú trọng tới công tác củng cố kỹ năng tư vấn sàng lọc khách hàng khi nhận dịch vụ lần đầu tiên hoặc quay lại nhận dịch vụ sau khi đã dừng một thời gian. Chú ý tư vấn hỗ trợ khách hàng dưới 18 tuổi. Quản lý, theo dõi chặt chẽ việc cung cấp thuốc PrEP tại cơ sở điều trị theo hướng dẫn tại công văn số 133/AIDS-ĐT ngày 12/3/2020 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai, thực hiện chỉ tiêu giao năm 2024 đúng tiến độ kế hoạch đề ra và báo cáo kết quả hoạt động trên phần mềm HMED theo quy định và bằng văn bản về Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Sở Y tế trước ngày 27 hằng tháng.

Việt Nga

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Ngày 25/4/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông phòng chống các bệnh tật học đường cho 186 học sinh khối 1 trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Bắc Giang.

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khám răng, miệng cho các bé 

Tại đây, các bé được khám tổng quát; Tai, mũi, họng; Răng, hàm mặt; Khám thể lực, được hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày và cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân...Đặc biệt các bác sỹ chú trọng khám tập trung các bệnh thường mắc phải ở độ tuổi tiểu học như: răng miệng, cong vẹo cột sống...

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khám Tai, mũi, họng cho các bé

Chương trình khám sức khỏe miễn phí cho học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu của Trung tâm Kiểm soat bệnh tật được tổ chức bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, tuân thủ đúng quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành, đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác. Đây là một hoạt động có ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện các bệnh tật học đường để kịp thời xử trí, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe học sinh, qua đó áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của các em.

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng

Trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức  khám sức khỏe miễn phí cho các em học sinh khối 2, Trường tiểu học Võ Thị Sáu.

 Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kiểm tra cột sống cho các bé

Tác giả: Bích Hợp

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm được phát động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, các cấp, các ngành về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng và làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Với chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu”.  Tuần lễ Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024 được triển khai trong thời gian từ ngày 29/4/2024 đến 06/5/2024 và có thể kéo dài đến Ngày Môi trường Thế giới 05/6/2024; lồng ghép với các sự kiện và ngày Lễ lớn 30/4, 1/5, Để hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị các đơn vị phối hợp triển khai các nội dung sau:

 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Bắc Giang chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nội dung về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vệ sinh cá nhân, phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân trước tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

 Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu Công nghiệp tham mưu với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý các KCN tổ chức phát động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024, với  chủ đề Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024: “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu”. 

Tập trung tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (Website, đài phát thanh, loa phát thanh, mạng xã hội….), treo băng zôn, áp phích tại đơn vị, địa phương nơi tập trung đông người, với các nội dung về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân trước tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan.   

Đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông thông trực tiếp hoặc trực tuyến nhằm giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng về sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để nâng cao sức khỏe và phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Trần Huyền

Đề nghị báo giá vắc xin tiêm chủng dịch vụ ( lần 2)

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Tập huấn về chăm sóc trước sinh, dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con tại huyện Yên Thế

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Sáng ngày 22/4/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức lớp tập huấn về kiến thức chăm sóc trước sinh, dự phòng lây truyền 3 bệnh HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con cho 40 nhân viên y tế thôn bản/ tổ trưởng tổ dân phố tại huyện Yên  Thế.

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được Bác sĩ khoa Sức khỏe sinh sản- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cung cấp kiến thức về chăm sóc trước sinh dự phòng lây truyền HIV,  viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con; Quản lý, chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh đẻ ra từ mẹ nhiễm HIV, viêm  gan B, giang mai, nhằm tăng cường kênh truyền thông trực tiếp cho người dân tại cộng  đồng từ đội ngũ y tế thôn bản, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh lây truyền từ mẹ sang con ở trẻ em trên địa bàn tỉnh.  

Dự kiến sẽ có 5 lớp với các nội dung trên được tổ chức tại huyện Yên Thế trong tháng 4 và tháng 5 với tổng số 197 học viên là Nhân viên y tế thôn bản/ tổ trưởng tổ dân phố được tập huấn nội dung này.

Trần Huyền

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giới thiệu được 30 khách hàng vào điều trị PrEP

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Thực hiện Kế hoạch số 82/KH-KSBT ngày 11/4/2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang về việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) trên địa bàn tỉnh năm 2024, ngày 16/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức buổi truyền thông, khám, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV trên địa bàn huyện Lục Nam.

Tham gia buổi làm việc có Đội tư vấn, khám, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) lưu động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và một số cán bộ liên quan; đại diện đồng đẳng viên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); nhóm khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV trên địa bàn.

Cán bộ TTKSBT truyền thông, tư vấn cho khách hàng điều trị PrEp

Với mục đích quảng bá gói dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV cho các đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM tại tỉnh Bắc Giang; góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao và giảm lây nhiễm HIV từ nhóm này ra cộng đồng dân cư, Đội tư vấn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh vừa truyền thông nhóm vừa đưa những khách hàng có nhu cầu vào điều trị.

Theo đó, Đội tư vấn giới thiệu về PrEP, lợi ích của PrEP, tiêu chuẩn đối tượng tham gia điều trị PrEP, quy trình cung cấp PrEP tại Bắc Giang. Đội cũng cung cấp cho khách hàng thông tin về các dịch vụ hỗ trợ, thuốc kháng HIV (thuốc ARV) điều trị PrEP; chi phí xét nghiệm sàng lọc, theo dõi điều trị PrEP; chi phí xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

Kết quả, Đội tư vấn, khám, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) lưu động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã giới thiệu được 30 khách hàng vào điều trị PrEP; trong đó có 02 khách hàng cũ và 28 khách hàng mới.

Đỗ Tập

 

Tăng cường quản lý sử dụng thuốc điều trị PrEP nguồn viện trợ trên địa bàn tỉnh.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Ngày 11/12/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế có Quyết định số 5154/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025. Hiện tại, Cục Phòng, chống HIV/AIDS điều phối thuốc điều trị PrEP nguồn viện trợ bao gồm nguồn PEPFAR và Quỹ toàn cầu Phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ (QTC) phân bổ cho cơ sở điều trị các tỉnh, thành phố.

Để quản lý sử dụng có hiệu quả thuốc điều trị PrEP, Cục Phòng, chống HIV/AIDS chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Bệnh viện Bệnh nhiệt đới các tỉnh, thành phố - Đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố tăng cường quản lý sử dụng thuốc điều trị PrEP nguồn viện trợ, thực hiện và hướng dẫn, giám sát cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP triển khai từ tháng 10/2020 tại Phòng khám ngoại trú,Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Tính đến cuối năm 2023, cơ sở điều trị đã tổ chức thu dung điều trị cho trên 357 khách hàng sử dụng PrEP. Trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đạt 102 khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP ít nhất 01 lần.

Khi tiến hành phát thuốc cho các đối tượng yêu cầu đơn thuốc phải có đủ 3 chữ ký gồm bác sỹ kê đơn, dược sỹ phát thuốc, khách hàng nhận thuốc hoặc bảng kê ký nhận thuốc có chữ ký của dược sỹ phát thuốc, khách hàng nhận thuốc kèm đơn thuốc của bác sỹ. Đơn thuốc ngoài các thông tin của mẫu đơn thuốc theo quy định kèm theo số căn cước công dân/hộ chiếu của khách hàng. Trong đơn thuốc cũng nêu rõ nguồn thuốc.

Tại cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP, số lượng thuốc cấp phát cho khách hàng khi khám điều trị lần đầu tiên, không quá số lượng thuốc điều trị cho 1 tháng. Khi tái khám lần hai sau điều trị lần đầu tiên, không quá số lượng thuốc điều trị cho 2 tháng. Khi tái khám các lần tiếp theo, không quá số lượng thuốc điều trị cho 3 tháng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang áp dụng chặt chẽ những biện pháp kiểm soát thuốc được cấp miễn phí. Ghi tên cơ sở điều trị và tên khách hàng trên vỏ lọ thuốc bằng mực không xóa; Yêu cầu khách hàng trả lại vỏ lọ thuốc sau khi dùng. Trường hợp khách hàng không trả lại đủ số vỏ lọ thuốc, chỉ cấp thuốc hằng tháng và có giải pháp phù hợp kiểm soát các khách hàng này. Cục Phòng, chống HIV/AIDS chỉ đạo các cơ sở điều trị có thể lựa chọn các biện pháp phù hợp khác và thống nhất với Đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố để thực hiện.

Theo chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP, lập kế hoạch, điều tiết và điều phối thuốc. Cơ sở điều trị thực hiện lập kế hoạch thuốc hằng năm gửi về Đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố. Trường hợp cơ sở điều trị bắt đầu cung cấp dịch vụ sau thời điểm lập kế hoạch, Đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố hướng dẫn cơ sở điều trị này thực hiện lập kế hoạch bổ sung. Trường hợp thuốc nhận về cơ sở điều trị có nguy cơ không sử dụng hết, cơ sở điều trị thông báo cho Đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố. Đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố thực hiện điều tiết thuốc đã nhận về cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố. Trường hợp không thể điều tiết thuốc đã nhận về cơ sở điều trị, Đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố gửi văn bản đề nghị Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Thuốc đề xuất điều tiết chuyển cho cơ sở điều trị khác có hạn sử dụng tối thiểu 3 tháng.

Để công tác quản lý sử dụng thuốc điều trị PrEP có hiệu quả, cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang tăng cường quản lý số liệu, tài liệu về kế hoạch, báo cáo thuốc. Số liệu của kế hoạch, báo cáo thuốc được rà soát, gửi đi và quản lý trên phần mềm HMED. Bản in ký và đóng dấu của kế hoạch, báo cáo thuốc gửi về Đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và lưu tại cơ sở điều trị. Bản in ký và đóng dấu của tổng hợp kế hoạch, báo cáo thuốc gửi về Cục Phòng, chống HIV/AIDS và lưu tại Đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

Việt Nga

Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Theo giám sát dịch tễ, bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện từ tháng 05 – tháng 7 hàng năm. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn, gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Để chủ động phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản có hiệu quả, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, các Khu công nghiệp tỉnh (KCN) thực hiện tốt một số nội dung sau:

Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là cơ quan truyền thông trên địa bàn tổ chức đợt truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Lợn và chim là những ổ chứa vi rút VNNB. Để chủ động phòng, chống bệnh VNNB, khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

          Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy.

          Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

          Tiêm vắc xin VNNB đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:

          + Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; + Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;

          + Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

           Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh biến chứng, di chứng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát bệnh chủ động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng, doanh nghiệp, phát hiện sớm các trường hợp nghi/mắc bệnh VNNB để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: Sốt cao từ 39 - 40°C, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Trẻ mất ngủ, quấy khóc, vật vã, mê sảng hoặc ly bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật (da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh), lập tức phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, đồng thời tiến hành điều tra dịch tễ ca bệnh (Phụ lục kèm theo), lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản theo quy định, gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.

 

Thường xuyên tổ chức giám sát véc tơ truyền bệnh nếu chỉ số muỗi, bọ gậy cao, tổ chức thực hiện phun hóa chất diệt véc tơ truyền bệnh, trước khi phun hóa chất phải tổ chức vệ sinh môi trường, loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy.

Chỉ đạo các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn tiến hành rà soát, tổ chức tiêm vắc xin VNNB cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên đạt tỷ lệ cao, đầy đủ, đúng lịch, an toàn hiệu quả. 5. Bổ sung đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch, để sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra.

Thực hiện nghiêm túc quy chế thông tin, báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

Đỗ Phú

Để PrEp trở thành một công cụ mạnh mẽ trong cuôc chiến chống lại HIV/AIDS

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV-PrEP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Pre-Exposure Prophylaxis. Sử dụng thuốc kháng HIV cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của virus HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới. PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng virus là Tenofovir Disoproxil Fumarate (TDF) 300 mg và Emtricitabine (FTC) 200 mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên

Tại Việt Nam, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đã được triển khai thí điểm từ năm 2017 tại TP. Hà Nội và TPHCM. Kết quả thí điểm cho thấy điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là khả thi và được chấp nhận như là một biện pháp dự phòng trong các quần thể nguy cơ cao.

Tại Bắc Giang, hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) đã được khởi động và tháng 10 năm 2020, sau 3 năm đi vào hoạt động, dự án điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ( PrEp) đã chứng minh hiệu quả. Sau 3 năm đã có 337 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ, số khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP ít nhất một lần năm 2022 đạt 68%, năm 2023 đạt 98,3%. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2023 toàn tỉnh có 320 người có nguy có cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất 1 lần đạt 107% kế hoạch năm. Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang phấn đấu tỷ lệ người MSM được điều trị PrEP đạt 30%. Số khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị PrEP ít nhất 1 lần đạt 600 người. Tỷ lệ khách hàng duy trì điều trị PrEP sau 3 tháng đạt trên 80%. Hoạt động điều trị PrEP được lồng ghép vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS, các số liệu báo cáo về PrEP được lồng ghép vào hệ thống giám sát, báo cáo chung về HIV để theo dõi tình hình dịch HIV và đánh giá hiệu quả các hoạt động điều trị PrEP.

Điều này làm cho PrEP trở thành một công cụ mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, việc sử dụng PrEP cần phải được thực hiện đúng cách, kết hợp với các biện pháp an toàn khác như sử dụng bao cao su, để đảm bảo hiệu quả tối đa. Điều này có thể giúp người dùng PrEP cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong việc duy trì một cuộc sống lành mạnh và tích cực.

Để đạt được hiệu quả trong việc triển khai sử dụng PrEP, cần có một kế hoạch và quy trình chặt chẽ, kết hợp sự hỗ trợ từ các tổ chức y tế, chính phủ và cộng đồng. Dưới đây là một số cách để triển khai PrEP một cách hiệu quả:

Giáo dục và Tuyên truyền: Cung cấp thông tin chi tiết và dễ hiểu về PrEP cho cộng đồng, bao gồm cả lợi ích, rủi ro và cách sử dụng đúng. Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng như truyền hình, radio, truyền thông mạng và các hoạt động tương tác trực tiếp với cộng đồng.

Tiếp cận và Dự đoán Nguy cơ: Xác định các nhóm nguy cơ cao như những người có quan hệ tình dục không an toàn, người dùng ma túy tiêm chung, và cung cấp PrEP một cách có mục tiêu đến những nhóm này.

Chương trình Thử nghiệm và Xác nhận: Cung cấp dịch vụ kiểm tra HIV định kỳ và xác nhận trước khi bắt đầu sử dụng PrEP, kèm theo tư vấn về hành vi an toàn và các tùy chọn điều trị khác.

Dịch vụ Hỗ trợ và Tư vấn: Đảm bảo rằng người sử dụng PrEP nhận được sự hỗ trợ và tư vấn liên tục từ các nhà cung cấp y tế, bao gồm cả kiểm tra sức khỏe định kỳ, hỗ trợ tinh thần và giáo dục về sức khỏe tình dục.

Cải thiện Tiếp cận và Chi phí: Tạo ra các chính sách và chương trình bảo hiểm y tế hoặc tài trợ để giảm thiểu chi phí cho việc sử dụng PrEP và tăng cơ hội tiếp cận cho mọi người.

Theo dõi và Đánh giá: Thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá định kỳ để đảm bảo việc triển khai PrEP được thực hiện đúng cách và hiệu quả, từ đó điều chỉnh và cải thiện các chiến lược khi cần thiết.

Bằng cách kết hợp những biện pháp này và tạo ra một hệ thống hỗ trợ và giám sát mạnh mẽ, việc triển khai PrEP có thể mang lại hiệu quả cao trong việc phòng tránh lây nhiễm HIV và cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Việc điều trị bằng PrEP mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người sử dụng như:

Bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV: PrEP có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên đến 99% khi sử dụng đúng cách, cung cấp một lớp bảo vệ mạnh mẽ cho người sử dụng.

Tự tin hơn trong mối quan hệ: Việc sử dụng PrEP có thể giúp người dùng cảm thấy an tâm hơn trong các mối quan hệ tình dục, giảm lo lắng và căng thẳng liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Kiểm soát sức khỏe cá nhân: PrEP cho phép người sử dụng có quyền kiểm soát sức khỏe của mình và quyết định về việc bảo vệ bản thân khỏi HIV.

Phòng tránh dịch bệnh: Sử dụng PrEP không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào nỗ lực phòng ngừa lây lan của HIV trong cộng đồng.

Tuy nhiên, sử dụng PrEp cần lưu ý một số điều để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị đó là: Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng, để đảm bảo hiệu quả, người sử dụng cần tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình sử dụng PrEP theo chỉ dẫn của bác sĩ; Kiểm tra thường xuyên, việc thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ là quan trọng để đảm bảo PrEP vẫn hoạt động hiệu quả và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào; Bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm khác, PrEP không bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm khác như các bệnh lây qua đường tình dục khác hoặc viêm gan B, vì vậy việc sử dụng bảo vệ bổ sung như bao cao su vẫn cần thiết

Để thực hiện mục tiêu giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội thì việc sử dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP) sẽ và luôn là một công cụ mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại dịch HIV/AIDS.

Trần Huyền

Đề nghị báo giá kiểm tra, sửa chữa thiết bị chuyên môn (lần 2)

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang lập danh mục thiết bị cần sửa chữa đề nghị các cá nhân, đơn vị cung ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật, có khả năng cung ứng cho Trung tâm gửi báo giá với các yêu cầu chi tiết phụ lục kèm theo. Cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1240356/1713491379355_KSBT-DVTYT_s%E1%BB%ADa+ch%E1%BB%AFa+thi%E1%BA%BFt+b%E1%BB%8B_signed_signed_signed_signed+%282%29.pdf/ac4f9b09-fbe3-4538-9f9f-dfc0d5ae386d

Phụ lục tại đây: /documents/1085139/1240356/1713324348545_2.+Ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+b%C3%A1o+gi%C3%A1+s%E1%BB%ADa+ch%E1%BB%AFa_signed_signed_signed.pdf/969f1bb3-ebfe-42da-b6e1-cba7a5e4a679

CDC Bắc Giang

Mời báo giá cung cấp dịch vụ tháo, vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra, chạy thử TTB phục vụ chuyển trụ sở làm việc

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Căn cứ đề nghị lấy báo giá vận chuyển thiết bị của khoa Xét nghiệm ngày 12/4/2024 (khoa Dược-VTYT nhận ngày 15/4/2024).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu tháo, vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra, chạy thử TTB phục vụ chuyển trụ sở làm việc, nội dung cụ thể xem tại đây: /documents/1085139/1240356/1713341487057_b%C3%A1o+gi%C3%A1+v%E1%BA%ADn+chuy%E1%BB%83n.zip/475bcea2-c9dd-48b1-bed9-73230dedd5b7

Phụ lục xem tại: /documents/1085139/1240356/1713341610426_b%C3%A1o+gi%C3%A1+v%E1%BA%ADn+chuy%E1%BB%83n.zip/a4a1060b-2145-4c36-b3c8-7a6f32c6beae

Đề nghị báo giá lập hồ sơ cấp phép tiến hành công việc bức xạ phục vụ hoạt động xét nghiệm

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang lập Nội dung công việc cần lập hồ sơ cấp phép tiến hành công việc bức xạ đề nghị các cá nhân, đơn vị cung ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật, có khả năng cung ứng cho Trung tâm gửi báo giá với các yêu cầu chi tiết phụ lục kèm theo. Chi tiết xem tại: /documents/1085139/1240356/1713324073507_1.+KSBT-DVTYT_+b%E1%BB%A9c+x%E1%BA%A1_signed_signed_signed_signed.pdf/c934f6e7-4029-4a5f-aa08-ed66573329df

Phụ lục xem tại đây: /documents/1085139/1240356/1713324115738_2.+Ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+b%C3%A1o+gi%C3%A1+b%E1%BB%A9c+x%E1%BA%A1_signed_signed_signed.pdf/719e645c-4c8d-49da-aad9-95127d1a04cf

CDC Bắc Giang

Tập huấn hướng dẫn điều tra giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi năm 2024

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Sáng ngày 17/4/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức Tập huấn hướng dẫn điều tra giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi năm 2024 cho hơn 209 cán bộ đang thực hiện công tác phòng chống HIV tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế các huyện: Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang, Thị xã Việt Yên và Thành phố Bắc Giang.

Tại buổi tập huấn các học viên được đồng chí Trần Xuân Thanh – Trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hướng dẫn triển khai Kế hoạch điều tra giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi năm 2024, quy trình chọn mẫu của các đối tượng nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và MSM trong giám sát trọng điểm lồng ghép giám sát hành vi năm 2024, đồng thời hướng dẫn phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu, tổ chức thực hiện điều tra, giám sát trọng điểm các đối tượng và một số điểm khác biệt các năm trước cũng như những yêu cầu đặc ra cho các điều tra viên khi thực hiện phỏng vấn các nhóm đối tượng này.

    

Cũng tại buổi tập huấn, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận những vấn đề trong triển khai thực hiện để đi đến những giải pháp thống nhất giải quyết những vướng mắc gặp phải khi triển khai chương trình ở 5 huyện vì mỗi địa bàn có những đặc thù riêng.

Qua buổi tập huấn, các học viên đã nắm rõ được các bước triển khai điều tra giám sát trọng điểm, nắm rõ được đối tượng, cỡ mẫu cần điều tra, giám sát, xác định được vị trí, khu vực, tụ điểm có thể tiếp cận được những đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV, hỗ trợ việc định hướng lập kế hoạch can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các đối tượng này trên địa bàn.

Đỗ Phú

Đề nghị báo giá bảo dưỡng, hiệu chuẩn thiết bị

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu bảo dưỡng, hiệu chuẩn thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu phòng chống sốt xuất huyết năm 2024 và kinh phí giám sát nước sạch nông thôn, nội dung cụ thể xem tại đây:

/documents/1085139/1240356/1713323249447_1.+Th%C6%B0+m%E1%BB%9Di+b%C3%A1o+gi%C3%A1+hi%E1%BB%87u+chu%E1%BA%A9n%2C+b%E1%BA%A3o+d%C6%B0%E1%BB%A1ng%28hanttbg_ttksbt%29%2816.04.2024_17h02p06%29_signed_signed_signed_signed.pdf/8ce24e07-cba9-461c-aec4-c67aa27e8c92

Phụ lục tại đây: /documents/1085139/1240356/1713323309704_ph%E1%BB%A5+l%E1%BB%A5c+b%C3%A1o+gi%C3%A1+HI%E1%BB%86U+CHU%E1%BA%A8N%2C+B%E1%BA%A2O+D%C6%AF%E1%BB%A0NG_signed_signed_signed.pdf/64a59916-2ec3-468e-8888-e50e16200cbd

CDC Bắc Giang

Thực hiện tốt chủ đề: “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, diễn ra từ 15/4 đến 15/5 được Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm chọn chủ đề là:“Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.

An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, cấp bách, lâu dài; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc. Ngày 21 tháng 10 năm 2022, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Chủ đề tháng hành động năm 2024 được lựa chọn nhằm tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an ninh an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy và các cấp chính quyền, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; để đáp ứng ngày càng cao hơn trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.

Ban chỉ đạo liên ngành trung ương cũng đánh giá, trong những năm qua công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương; cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã vào cuộc và tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác tuyên truyền, thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm được tăng cường, góp phần ngăn chặn kịp thời, giảm nguy cơ mất an toàn thực phẩm, đặc biệt là giảm các vụ ngộ độc tại các khu công nghiệp.

Hệ thống văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế. Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu sạch và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; Đấu tranh phòng chống gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm từng bước đạt được nhiều thành tựu. Nhận thức và trách nhiệm của người tiêu dùng được nâng cao.  

Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong những năm qua còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể là ở nước ta đã xuất hiện việc nhập lậu một số thực phẩm nguy hại, nhiều loại thực phẩm với hình thức kinh doanh mới, như kinh doanh, quảng cáo trên nền tảng xã hội đa quốc gia, khó quản lý. Năng lực hậu kiểm còn hạn chế; thiếu hụt lực lượng triển khai, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Chưa ứng dụng được công nghệ thông tin trong quản lý an toàn thực phẩm.

Thực trạng trên đã và đang đặt ra các yêu cầu mới về đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, nhất là chính quyền cơ sở trong đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm.

Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang đã triển khai Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch được triển khai nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm .

Tháng hành động gồm các nội dung chính như: Chỉ đạo, triển khai đợt cao điểm về truyền thông an toàn thực phẩm và kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật trong thời gian diễn ra Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, trường học theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát an toàn thực phẩm và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; tăng cường chỉ dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh và các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, thông báo bằng văn bản… đến các tổ chức, cá nhân và Nhân dân nhằm tăng cường kết nối cung - cầu thực phẩm an toàn.

Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm từ ngày 10/04/2024 đến 15/05/2024. Truyền thông được thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, hướng đến các đối tượng gồm: Chính quyền các cấp; các cơ quan tham gia quản lý, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Người tiêu dùng thực phẩm. Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông về các nội dung bảo đảm an toàn thực phẩm .

Cùng với các hoạt động trên, Ban chỉ đạo liên ngành của tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng tổ chức đợt kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về an toàn thực phẩm  trong thời gian từ ngày 10/4/2024 đến ngày 15/5/2024. Đồng thời triển khai công tác giám sát ô nhiễm thực phẩm và phòng, chống dịch, bệnh.

Đỗ Tập

 

Bắc Giang xây dựng kế hoạch thuốc điều trị PrEP nguồn Dự án Qũy Toàn cầu năm 2025

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Để chuẩn bị cung ứng thuốc điều trị PrEP nguồn Dự án Qũy Toàn cầu cho các cơ sở điều trị, căn cứ Công văn số 255/AIDS-ĐT ngày 13/3/2024 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế về việc Xây dựng Kế hoạch thuốc điều trị PrEP nguồn Dự án Qũy Toàn cầu năm 2025, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện việc rà soát kết quả triển khai điều trị PrEP tại các cơ sở điều trị năm 2023, chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 để xác định chỉ tiêu năm 2025 của từng cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh.

Dựa trên cách tính nhu cầu số lượng thuốc PrEP của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP lập kế hoạch thuốc PrEP năm 2025 để đảm bảo đáp ứng kịp thời cho công tác điều trị PrEP trên địa bàn tỉnh.

Về thuốc điều trị PrEP nguồn Dự án Quỹ Toàn cầu có tên thuốc, hàm lượng là Emtricitabine & Tenofovir Disoproxil Fumarate Tablets 200mg/300mg. Quy cách đóng gói 30 viên/hộp với liều dùng trung bình/ngày là 01 viên/ngày. Tổng nhu cầu số lượng thuốc PrEP của kế hoạch năm 2025 được tính bằng số lượng thuốc sử dụng của 12 tháng năm 2025 cộng số lượng tồn kho an toàn tại cơ sở cuối năm 2025 trừ số lượng tồn kho đầu năm 2025. Trong đó, số lượng thuốc sử dụng của 12 tháng năm 2025 là ước tính nhu cầu thuốc cho số khách hàng nhận thuốc từng tháng năm 2025. Số lượng tồn kho an toàn tại cơ sở cuối năm 2025 được tính bằng 3 lần số lượng thuốc sử dụng trong tháng 12 năm 2025. Tồn kho đầu năm 2025 là số lượng thuốc ước tính còn tồn tại cơ sở điều trị đến ngày 31/12/2024.

Sau khi tiến hành rà soát, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lập kế hoạch thuốc điều trị PrEP nguồn Dự án Qũy Toàn cầu năm 2025 trên địa bàn tỉnh là 80.550 viên để đảm bảo đáp ứng nhu cầu điều trị PrEP, tăng gần 22 nghìn viên so với ước tính nhu cầu thuốc prep nguồn viện trợ cho bệnh nhân/khách hàng năm 2024.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả hiện nay. Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Trong đó chỉ tiêu tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được điều trị PrEP đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030. Ngày 11/12/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5154/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định 5154) với chỉ tiêu 72.000 người có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị PrEP vào năm 2025. Việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm HIV ở nhóm có hành vi nguy cơ cao, qua đó giảm tỷ lệ nhiễm HIV mới và về lâu dài sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho quỹ BHYT khi chi trả cho các dịch vụ điều trị HIV. Thuốc PrEP được uống đều đặn 1 viên mỗi ngày vào 1 thời điểm nhất định. Người điều trị có thể dùng các biện pháp hỗ trợ như hẹn giờ, ứng dụng điện thoại nhắc nhở … để khỏi quên. Nếu lỡ quên hãy uống ngay khi nhớ ra (không uống quá 2 viên trong 24 giờ); PrEP đạt hiệu quả bảo vệ tối đa khi dùng 7 ngày liên tục với quan hệ tình dục hậu môn và 21 ngày liên tục đối với quan hệ tình dục âm đạo hoặc tiêm chích ma túy.  PrEP an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ có một số ít người (khoảng 10%) gặp tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu …, nhưng các tác dụng phụ thường nhẹ và chấm dứt sau một đến hai tuần. 

Việt Nga

Trung tâm KSBT Tăng cường triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trước tác động của nắng nóng, hạn hán.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.

Nhằm giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp xử trí, phòng chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng; biết cách áp dụng các biện pháp xử lý nước đơn giản đảm bảo chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt và đảm bảo vệ sinh môi trường trong mùa khô hạn thiếu nước. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã có công văn số 287/KSBT-TTGDSK ngày 10/4/2024 về việc tăng cường triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trước tác động của nắng nóng, hạn hán,  đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu Công nghiệp tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng; hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình cho các cán bộ y tế, người dân và người lao động trên địa bàn./.

 

Trần Huyền

 

Đẩy mạnh công tác truyền thông nhóm về dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) trên địa bàn tỉnh

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Để công tác điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) trên địa bàn tỉnh được triển khai có hiệu quả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông nhóm về dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Các hoạt động truyền thông nhằm quảng bá gói dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) cho các đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm nam quan hệ tình dục với nam (MSM) tại tỉnh Bắc Giang; góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao và giảm lây nhiễm HIV từ nhóm này ra cộng đồng dân cư.

Nam quan hệ tình dục đồng giới là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV hiện nay. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao tuy có giảm nhưng riêng trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) lại tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang phấn đấu tỷ lệ người MSM được điều trị PrEP đạt 30%. Số khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị PrEP ít nhất 1 lần đạt 600 người. Tỷ lệ khách hàng duy trì điều trị PrEP sau 3 tháng đạt trên 80%.

Trong năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ tổ chức 18 buổi truyền thông trực tiếp tại các tụ điểm nhóm MSM, ưu tiên các tụ điểm trên địa bàn thành phố, các khu công nghiệp, khu nhà trọ tập trung nhiều công nhân lao động.... Dự kiến sẽ tiếp cận truyền thông cho 360 khách hàng. Tại các buổi truyền thông, khách hàng sẽ được các báo cáo viên của khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trực tiếp giới thiệu về các hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) trên địa bàn tỉnh; lợi ích của PrEP; tiêu chuẩn đối tượng tham gia điều trị PrEP; quy trình cung cấp PrEP tại Bắc Giang. Ngoài ra, khách hàng sẽ được cung cấp thông tin cụ thể về các dịch vụ hỗ trợ: Thuốc kháng HIV (thuốc ARV) điều trị PrEP; chi phí xét nghiệm sàng lọc, theo dõi điều trị PrEP; chi phí xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; chi phí nhân sự tìm ca, kết nối và hỗ trợ khách hàng duy trì điều trị;

Để đẩy mạnh công tác truyền thông nhóm về dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chỉ đạo khoa Phòng, chống HIV/AIDS xây dựng kế hoạch tuyền thông và dự toán kinh phí chi tiết cho từng cuộc. Chuẩn bị nội dung, chương trình, phân công cán bộ làm báo cáo viên. Đồng thời, thông báo cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu Công nghiệp nơi triển khai truyền thông nhóm để phối hợp tổ chức thực hiện. Thống nhất với đồng đẳng viên nhóm MSM về thời gian, địa điểm tổ chức, thông báo khách hàng tham gia các bổi truyền thông nhóm. Hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán các cuộc truyền thông nhóm. Phòng Tài chính kế toán hướng dẫn thủ tục và chứng từ, thanh quyết toán hoạt động theo quy định.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh yêu cầu các nhóm đồng đẳng viên MSM tích cực phối hợp với khoa Phòng, chống HIV/AIDS lựa chọn các tụ điểm, liên hệ đầu mối về địa điểm tổ chức, thông báo các thành viên trong từng tụ điểm tham gia các buổi truyền thông nhóm theo kế hoạch, đảm bảo ít nhất 20 khách hàng/cuộc.

Việt Nga

 

PrEp – Giải pháp hiệu quả trong dự phòng lây nhiễm HIV

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

PrEp - là một chiến lược dự phòng HIV trong đó người chưa nhiễm HIV dùng thuốc kháng vi rút tenofovir/emtricitabine (TDF/FTC) để phòng lây nhiễm HIV, chương trình này được triển khai tại tỉnh Bắc Giang từ tháng 10/2020 đến nay. Sau 3 năm đã có 337 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ, số khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP ít nhất một lần năm 2022 đạt 68%, năm 2023 đạt 98,3%. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2023 toàn tỉnh có 320 người có nguy có cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất 1 lần đạt 107% kế hoạch năm.

Trong năm đã trin khai được trên 75% s cuc tuyên truyn cho nhóm đồng đẳng viên MSM trên địa bàn tnh năm 2023 về PrEp và  thc hin phn mm t xét nghim HIV Online được 100% s người xét nghim theo kế hoch giao trong năm 2023.

thể nói, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP) là biện pháp dự phòng hiệu quả trên 90% cho người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và tuân thủ  điều trị. PrEP là một trong số các dịch vụ y tế thiết yếu cần được duy trì liên tục trong mọi tình huống để đáp ứng nhu cầu của người dân trong dự phòng và điều trị HIV. Khi dùng PrEP hàng ngày, nó có thể ngăn chặn không cho HIV xâm nhập và nhân lên trong cơ thể lên đến hơn 90% qua đường tình dục và 70% qua đường tiêm chích.

Tại Việt Nam, điều trị PrEP được triển khai từ năm 2017 ngay sau khuyến cáo của WHO. Đến 31/12/2021, có 28/63 tỉnh, thành phố với gần 200 cơ sở điều trị PrEP cho gần 38.000 người. Nhằm đạt được mục tiêu kết thúc AIDS vào năm 2030 thì số người nhiễm HIV mới được phát hiện hằng năm cần dưới 1000 người. Năm 2021, Việt Nam phát hiện được gần 13.000 người nhiễm HIV, trong đó số người nhiễm HIV mới là khoảng 6.000 người. Điều này đặt ra vấn đề là các biện pháp dự phòng nhiễm HIV, bao gồm PrEP cần phải được triển khai mạnh mẽ, tăng số người được tiếp cận và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ được cung cấp.

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Trên thực tế chưa có trường hợp MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) nào trên thế giới bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc nếu họ không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ.

Để tiếp cận được rộng rãi hơn và tiết kiệm chi phí đi lại, một trong những giải pháp được đưa ra đó là khám chữa bệnh từ xa được Tổ chức Y tế Thế giới  khuyến cáo là một giải pháp phù hợp để các quốc gia thành viên áp dụng nhằm góp phần đạt được mức độ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế chất lượng, hiệu quả về chi phí, cho dù họ ở bất cứ đâu, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe ngày càng cao trong cộng đồng

Vì vậy, tất cả những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao và chưa nhiễm HIV đều có thể tham gia chương trình này. Cụ thể là: người nam có quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, người bán dâm, người tiêm chích ma túy, bạn tình của người nhiễm HIV và người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt ức chế vi rút (vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu); Những người đã điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) nhưng tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV cũng nên dùng PrEP.

Thuốc PrEP uống hàng ngày, mỗi ngày một viên. Có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn.  Nếu quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên không được uống quá 2 liều trong một ngày (trong 24 giờ). PrEP không tương tác với đa số các thuốc khác nên an toàn khi uống cùng với nhau.

Hiện tại thuốc PrEP tại Bắc Giang đang được cung cấp tại các cơ sở điều trị PrEP của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Trong thời gian tới, thuốc PrEP sẽ được cung cấp rộng rãi tại các điểm uống ARV, Methadone  của các huyện, thành phố khác trong tỉnh.

Trần Huyền

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:3717

Số lượt truy cập: 33755953