Hướng đi mới trong phòng chống HIV: Điều trị PRep trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Theo ước tính của các chuyên gia, cả nước hiện có khoảng gẩn 250.000 người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng. Tỷ lệ nhiễm HIV ở trong nhóm phụ nữ bán dâm được ở mức thấp dưới 3%. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tăng lên một cách đáng lo ngại, từ 6,7% năm 2014 lên trên 12% trong những năm gần đây. Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV khó kiểm soát trong nhóm MSM do các vấn đề liên quan như: sự biến động giữa các tỉnh, thành phố, hành vi quan hệ tình dục không an toàn và chưa có biện pháp an toàn hiệu quả. Với xu hướng tỷ lệ nhiễm mới ở đối tượng này, biện pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep) là một trong những giải pháp quan trọng để ngăn chặn dịch HIV bùng phát.

Theo Cục Y tế phòng, chống HIV/AIDS: Chỉ tính riêng 10 tháng năm 2023, số người nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) là 14 trong 67 ca mắc mới (chiếm 20,89%). Đối tượng nhiễm HIV hầu hết ở người trẻ tuổi, nhóm tuổi 15-39, chiếm 78,83%, nhóm tuổi 15-24 chiếm 26,67%. Với sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan, ban, ngành, trong thời gian qua Ngành Y tế đã đồng bộ triển khai các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS theo hướng tiếp cận toàn diện và cung cấp dịch vụ từ dự phòng, xét nghiệm đến chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS. Độ bao phủ các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS liên tục được mở rộng và cải thiện về chất lượng. Nhiều mô hình, sáng kiến về cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được nghiên cứu, áp dụng và triển khai phù hợp với bối cảnh dịch HIV được ứng dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế. Chỉ riêng trong năm 2023, cả nước đã thực hiện tư vấn và xét nghiệm cho khoảng hơn 2.700.000 lượt người, trong đó số lượng xét nghiệm dương tính với HIV khoảng 18.700 trường hợp. Cấp phát 247.684 sinh phẩm xét nghiệm. Phân phát miễn phí khoảng 10 triệu bơm kim tiêm cho người nghiện chích ma túy, 84.135 người nghiện chích ma túy được tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm; có hơn 26.000 phụ nữ bán dâm và 72.215 nam quan hệ tình dục đồng giới được tiếp cận với chương trình bao cao su; khoảng 8,5 triệu bao cao su và 4,4 triệu chất bôi trơn được phát miễn phí cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV đang được triển khai đồng bộ trong nhóm MSM như: Truyền thông thay đổi hành vi gồm truyền thông trực tiếp qua nhóm lớn, nhóm nhỏ, sự kiện, truyền thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) và các ứng dụng hẹn hò của nhóm MSM (Blued, Grind...). Thông qua đó, tạo điều kiện cho nhóm MSM tiếp cận thuận lợi các dịch vụ HIV/AIDS; kết hợp truyền thông dịch vụ HIV/AIDS và truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV ở nhóm MSM. Bên cạnh hoạt động truyền thông, công tác tiếp cận, tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng và cơ sở y tế cũng được đẩy mạnh. 

Việt Nam là quốc gia dẫn đầu Châu Á  Thái Bình Dương về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep), góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Hiện nay Việt Nam đã triển khai Prep tại 219 cơ sở y tế và tư nhân ở 29 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ người điều trị ARV luôn đạt kết quả tốt, trong số người đang điều trị ARV có 82% được làm xét nghiệm tải lượng HIV nhằm theo dõi hiệu quả điều trị ARV, trong số này có 98,3% người bệnh điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang gặp những thách thức nhất định. Dịch HIV đang được phát hiện chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong nhóm này. Nam quan hệ tình dục đồng giưới và người chuyển giới nữ là những đối tượng nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, toàn quốc tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này chiếm tới gần 60% số người HIV được phát hiện, có những địa phương báo cáo có tới hơn 80% người nhiễm HIV được phát hiện trong thời gian gần đây là thuộc nhóm nam quan hệ đồng giới.

Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã xác định nhóm MSM nói chung và nhóm người bán dâm đồng giới nói riêng là những đối tượng cần được ưu tiên trong can thiệp dự phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (HIV/STIs). Trên thế giới, đã có rất nhiều mô hình can thiệp được triển khai nhằm tăng cường dự phòng lây nhiễm khám điều trị HIV/STIs cho nhóm đối tượng này, như mô hình giáo dục đồng đẳng, mô hình phổ biến quan điểm thông qua thủ lĩnh, mô hình tiếp thị xã hội... 

Với nhiệm vụ “Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS và năm 2023” rõ ràng còn nhiều khó khăn và thách thức. Ngoài sự phối hợp các liên ngành, huy động cộng đồng và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cần tiếp tục tập trung triển khai các can thiệp dụ phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao như quan hệ tình dục đồng giới, người nghiện chích ma túy, người chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm và bạn tình, bạn tiêm chích của người nhiễm HIV. Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (Prep) ở cả hệ thống công lập và tư nhân.

Tác giả: Nguyễn Hòa

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:15441

Số lượt truy cập: 45282398