Lợi ích của PrEP và những đối tượng chỉ định, chống chỉ định trong điều trị

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.

Theo số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực châu Á về việc triển khai chiến lược sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) với số lượng người sử dụng PrEP vượt quá 65.000 người vào năm 2023, đồng thời, trong giai đoạn từ 2020 đến 2023, đã có tổng cộng 96.500 người tham gia chương trình. Cả nước duy trì hơn 70% người dùng PrEP trong 3 tháng. Bên cạnh đó, những mô hình linh hoạt và đa dạng để triển khai PrEP, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.

Tại Bắc Giang, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2023, toàn tỉnh có 320 người có nguy có cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất 1 lần đạt 107% kế hoạch năm.

Lợi ích của PrEP đã được chứng minh và ngày càng có nhiều khách hàng mong muốn được sử dụng. Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được ban hành kèm theo Quyết định số 5968/QĐ – BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế nêu rõ, những người người đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây sẽ được chỉ định PrEP: HIV âm tính; không có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp.

Cùng với đó, người có nguy cơ cao nhiễm HIV, cụ thể là có một trong các yếu tố dưới đây trong vòng 6 tháng qua: Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng bao cao su với từ hai bạn tình trở lên; có bạn tình có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ yếu tố nguy cơ nhiễm HIV; có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV > 200 bản sao/ml hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV; có tiền sử mắc hoặc đang điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đƣờng tình dục, đã từng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) và vẫn có hành vi nguy cơ cao, dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích, yêu cầu sử dụng PrEP2 .

PrEP cũng được chỉ định với người mong muốn sử dụng PrEP và đồng ý xét nghiệm HIV định kỳ.

Bênh cạnh đó, hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ, không chỉ định PrEP nếu có một trong các tiêu chí dưới đây: HIV dương tính; người có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV; dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.  

Không sử dụng phác đồ có TDF khi độ thanh thải creatinin <60 mL/phút và/hoặc cân nặng dưới 35 kg.

Để nâng cao hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP), khách hàng cần tìm hiểu kỹ với ích của PrEP và tuân thủ điều trị tốt theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Càng tuân thủ tốt, càng bảo vệ tốt cho bản thân và cộng đồng.

 

Đỗ Tập

 

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:2735

Số lượt truy cập: 33990812