Bỏ tiêm vắc-xin, hậu quả khôn lường

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

         (BGĐT) - Những ngày qua, trên mạng xã hội rộ lên tình trạng “nói không với vắc-xin” trong một số nhóm bà mẹ trẻ. Trao đổi với phóng viên Báo Bắc Giang, bác sĩ Đặng Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khẳng định, nếu bỏ tiêm vắc-xin, hậu quả sẽ khôn lường với sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh.
Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh.
           Những ngày qua, thông tin “Nói không với vắc-xin” hay còn gọi là anti vắc-xin (không tiêm vắc-xin hoặc để cơ thể tự sinh kháng thể chống lại bệnh tật) xuất hiện trên một số trang mạng được không ít người đồng tình. Vậy xin cho biết ý kiến của bác sĩ?           Theo tôi, đây là trào lưu mang tính chất tiêu cực ở một số người chưa hiểu hoặc nhận thức thiếu đầy đủ về vắc-xin. Nhiều năm trước, trào lưu đã xuất hiện ở một số quốc gia, họ “tẩy chay” vắc-xin và sau đó phải chịu hậu quả nặng nề vì bệnh truyền nhiễm nguy hiểm quay trở lại.          Thực tế đã chứng minh, vắc-xin là một trong những thành tựu khoa học lớn của nhân loại. Nhờ đó, con người phòng ngừa và kiểm soát được nhiều loại bệnh tật, giúp hàng triệu trẻ thoát những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện có gần 200 nước, trong đó có Việt Nam đưa vắc-xin vào sử dụng, đó là kết quả không thể phủ nhận. Theo bác sĩ, nếu việc bài trừ vắc-xin lan rộng, hậu quả sẽ thế nào?            Vắc-xin là các chế phẩm được sản xuất từ vi sinh vật (vi khuẩn, virus), một hay nhiều thành phần của chúng đã được làm biến đổi để trở thành vô hại trước khi đưa vào cơ thể người, nhưng nó lại kích thích sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh. Trẻ được tiêm vắc-xin, cơ thể khỏe mạnh, phát triển trí não tốt, hạn chế khả năng mắc bệnh và nếu không tiêm dễ mắc bệnh truyền nhiễm, thậm chí có thể gây thành dịch.           Quá trình triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho thấy, nơi nào kết quả tiêm thấp, nguy cơ mắc bệnh và phát sinh dịch rất cao. Nhiều trẻ không được phòng vắc-xin đã mắc bệnh dẫn đến tử vong hoặc bị di chứng nặng nề như liệt, chết não... Do đó, trào lưu anti vắc-xin lan rộng không chỉ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe trẻ mà còn tạo gánh nặng bệnh tật cho cả thế hệ tương lai, tác động trực tiếp đến phát triển bền vững của quốc gia. Trào lưu này đã ảnh hưởng tới Bắc Giang chưa, thưa bác sĩ?           Chúng tôi chưa tổ chức khảo sát riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, thông tin trên mạng xã hội thường lan truyền, ảnh hưởng nhanh, rất đáng lo lắng. Bởi không phải ai cũng có nhận thức đầy đủ và đúng về tầm quan trọng của vắc-xin.             Bên cạnh đó, một số trường hợp phản ứng liên quan đến tiêm chủng thời gian qua cũng khiến không ít người lo ngại, băn khoăn. 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ tiêm chủng vắc -xin đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu giảm nhẹ (2-3%) so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêm giảm có nhiều nguyên nhân nhưng không loại trừ khả năng bị ảnh hưởng bởi trào lưu anti vắc-xin. Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về sự cần thiết của việc bổ sung vắc-xin với trẻ trong độ tuổi?           Bắc Giang có đầy đủ vùng sinh thái, giao lưu lớn, được nhận định là vùng lưu hành bệnh uốn ván, viêm não Nhật Bản B. Trước năm 1985, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều dịch nguy hiểm, tỷ lệ mắc cao. Trung bình hằng năm có hơn 10 nghìn trường hợp mắc sởi. Năm 1981, dịch bạch hầu khiến 1.074 ca mắc. Năm 1982, tại Việt Yên xảy ra dịch bạch hầu làm 200 người nhiễm, 37 trường hợp tử vong...           Từ kết quả này cho thấy, việc tiêm vắc-xin đối với trẻ trong độ tuổi là cực kỳ hiệu quả và cần thiết. Một số trường hợp phản ứng liên quan đến tiêm chủng chỉ mang tính chất cá thể, do trùng lặp ngẫu nhiên với bệnh lý khác hoặc do một số trường hợp đặc biệt cơ thể của trẻ không thích nghi. Đến nay trên địa bàn tỉnh không có ca phản ứng nào được xác định do tiêm chủng hoặc do vắc xin.Từ năm 1985, tỉnh đưa 6 loại vắc-xin phòng bệnh gồm: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi vào TCMR. Đến nay, 20 loại vắc-xin được đưa vào chương trình. Nhờ đó, chúng ta lần lượt thanh toán thành công bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2004, nhiều năm không còn bệnh bạch hầu và duy trì thành quả đến nay. Tỷ lệ mắc nhiều loại bệnh giảm dần theo các năm, trong đó có viêm não Nhật Bản B rất nguy hiểm. Để người dân nhận thức đúng về tiêm vắc-xin, ngành y tế có chủ trương, biện pháp gì để bảo vệ thành quả cũng như tiếp tục nâng tỷ lệ trẻ được bổ sung miễn dịch trong chương trình?            Trước mắt, đơn vị tiếp tục nắm bắt thông tin, tham mưu cho ngành tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sự cần thiết, tầm quan trọng của vắc-xin để mỗi địa phương, gia đình, người dân coi đây là một phần công việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của con em cũng như cộng đồng, tích cực đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực của Chương trình TCMR ở các tuyến.           Tăng cường tập huấn an toàn tiêm chủng, hướng dẫn phụ huynh theo dõi sức khoẻ trẻ sau tiêm và xử trí ban đầu các tình huống. Duy trì việc phân công bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các đơn vị y tế thành lập tổ sơ cấp cứu hỗ trợ tại nơi tiêm chủng sẵn sàng xử lý, cấp cứu trường hợp phản ứng nặng sau tiêm... Bác sĩ có khuyến cáo gì với các gia đình có con nhỏ?            Để phòng bệnh, trẻ phải được tiêm chủng, nếu không sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh do thiếu miễn dịch bảo vệ, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin trong Chương trình TCMR và cả những vắc-xin chưa có trong Chương trình tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế huyện, thành phố và trạm y tế xã, phường, thị trấn. Hãy coi tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.  

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:2914

Số lượt truy cập: 34416494