Bắc Giang: Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025
Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 48), Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết số 48, quyết tâm kiềm chế, giảm số thương vong do tai nạn giao thông (TNGT) tối thiểu 5%/năm, hướng tới năm 2030 giảm ít nhất 50% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2020. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết số 48 phù hợp với điều kiện của địa phương; phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện đối với các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan. Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ tỉnh đến cấp cơ sở, gắn trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.
Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Kế hoạch số 1391/KHUBND ngày 06/4/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; quyết tâm hoàn thành các mục tiêu giảm TNGT, khắc phục ùn tắc giao thông, ổn định tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tăng cường, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về TTATGT. Quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch chung, ngành, lĩnh vực, bảo đảm việc xây dựng mới hoặc chỉnh trang các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng. Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả của Ban An toàn giao thông các cấp từ tỉnh đến xã đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo Kết luận số 55-KL/TU ngày 07/3/2021 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 113-NQ/TU ngày 22/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chú trọng nâng cấp các tuyến đường trọng điểm phục vụ khai phá tiềm năng của tỉnh và kết nối phục vụ phát triển vận tải, công nghiệp, khu dân cư, đô thị, du lịch, tạo đột phá lớn nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến quản lý, sử dụng công trình.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn. Bố trí vốn kịp thời và đạt tối thiểu 10% kinh phí trong nguồn sự nghiệp kinh tế của địa phương hằng năm để thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Nghiên cứu rà soát, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, tránh ùn tắc giao thông, nhất là các tuyến đường kết nối liên vùng, các tuyến đường trong khu vực có khu, cụm công nghiệp; xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; xoá bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến, luồng đường thủy nội địa. Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trong các đô thị. Kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm về TTATGT; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành giao thông vận tải, công an, y tế, bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm TTATGT. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả TNGT; tập huấn kỹ năng sơ cứu TNGT cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.
Việt Nga
Tin hoạt động
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Tập huấn hệ thống giám sát, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm 11/12/2024
- Thư mới báo giá in tranh Poster các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung 04/12/2024
- Thư mời báo giá về việc in tranh Poster phòng chống bênh sán lá gan nhỏ 04/12/2024
- Thư mời báo giá in tranh Poster những điều cần biết phun thuốc diệt muỗi và tranh Poster sử dụng... 04/12/2024
Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang truy cập:35497
Số lượt truy cập: 84242564