Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới  đó là: Đổi mới, đa dạng hoá và đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục rộng rãi đến từng người dân, nhất là thanh niên, thiếu niên và nhóm người có nguy cơ cao… nhằm xây dựng nhận thức đúng về nguy cơ và hiểm hoạ của dịch HIV/AIDS, có thái độ cư xử đúng đắn với người nhiễm HIV/AIDS, có tinh thần tích cực tham gia phòng chống căn bệnh này; gắn phòng chống HIV/AIDS với xây dựng gia đình văn hoá, làng, bản văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá; xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội...

 Những năm gần đây, công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS đã góp phần nâng cao được nhận thức của người dân về sự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, các hình thức thông tin giáo dục và truyền thông vẫn chưa thực sự làm cho mọi người thay đổi hành vi, chống kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hợp tác giúp đỡ của xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ.

Cùng với nhiệm vụ chung của toàn tỉnh về đổi mới và phát có hiệu quả công tác truyền thông về phòng chống mại dâm HIV/AIDS trên địa bàn, Bắc Giang xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm đối với Ngành Y tế trong năm 2024: 100% các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trong ngành y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS. 100% các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Phấn đấu đạt 30% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; 25% người lao động trong các khu công nghiệp; 80% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ 2 sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.  Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS.

Để thực hiện được các mục tiêu cụ thể cần: Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền trên báo chí, chú trọng tuyên truyền trên các báo điện tử có lượng độc giả lớn; trên các hình thức thông tin cơ sở (đài truyền thanh, bảng tin công cộng, tuyên truyền viên và báo cáo viên cơ sở...); tuyên truyền cổ động (pano, áp phích...); xây dựng các sản phẩm truyền thông (video clip, phim...); Tăng cường tuyên truyền trên nền tảng công nghệ số của các mạng xã hội, các ứng dụng có khả năng tiếp cận và được nhóm đối tượng đích thường sử dụng; Cung cấp thông tin, kiến thức, tài liệu tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS và thông điệp tích cực về bệnh HIV/AIDS trên Cổng/Trang thông tin điện tử của ngành Y tế và các cơ quan, đơn vị; Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng: Đối tượng ưu tiên truyền thông: Người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy; Người nhiễm HIV; Người có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển giới nữ; người bán dâm, mua dâm; Người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên, vợ, chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV. Đối tượng truyền thông khác: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bao gồm phụ nữ mang thai; Gia đình có người nhiễm HIV; Người dân ở vùng sâu, vùng xa; Người thuộc nhóm người di biến động; Lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương các cấp. Tăng cường truyền thông phòng, chống HIV/AIDS nhân sự kiện, đặc biệt trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Tháng hành động quốc gia và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức cung cấp thông tin tình hình dịch HIV/AIDS và các văn bản chỉ đạo, định hướng về phòng chống HIV/AIDS cho phóng viên, cộng tác viên các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và địa phương;  

Ngoài các hình thức đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về phòng, chống mại dâm HIV/AIDS trên địa bàn cần duy trì và mở rộng mô hình các tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS; Tiếp tục tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS, duy trì các thành tự đã đạt được, nhân rộng các mô hình phòng chống mại dâm HIV/AIDS có hiệu quả.

Tác giả: Nguyễn Văn Hòa

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:14956

Số lượt truy cập: 43484108