Nhận biết và điều trị viêm đường hô hấp dưới

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

        Viêm đường hô hấp dưới là viêm nhiễm tại các cơ quan đường hô hấp dưới. Bệnh có thể do các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra. Viêm đường hô hấp dưới rất nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bệnh phải cấp cứu, thậm chí tử vong

1. Viêm đường hô hấp dưới là bệnh gì?

Viêm đường hô hấp dưới là tình trạng viêm nhiễm tại đường hô hấp dưới do các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra. Ngoài ra, viêm đường hô hấp dưới còn do bị kích ứng từ một số chất kích thích: khói bụi trong môi trường, chất độc từ khói thuốc lá, các loại hóa chất, những chất có nguy cơ gây dị ứng...

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm đường hô hấp dưới nhưng: trẻ em, người cao tuổi, người mang thai, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người mắc bệnh mạn tính, nhất là bệnh tim, phổi, tiểu đường,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp dưới cao hơn.

Một số bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến:

photo-1676715893206

Viêm đường hô hấp dưới có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Viêm phế quản cấp: là căn bệnh hay gặp nhưng thường lành tính và ít để lại di chứng. Bệnh thường xảy ra sau những đợt cảm cúm và gây ra những triệu chứng như: ho có đờm hoặc không, hắt hơi, đau đầu, sổ mũi, sốt, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, đau tức ngực,...

Viêm phổi: Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi, trong đó chủ yếu là do vi khuẩn, virus. Triệu chứng thường gặp phải là sốt, khó thở thường xuyên khạc đờm... Viêm phổi có thể gây suy hô hấp và gây tử vong nếu không được điều trị sớm và đúng cách.

photo-1676715896467

Viêm đường hô hấp dưới có thể gây ra sốt.

- Viêm tiểu phế quản: Hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Giai đoạn đầu, bệnh gây ra những triệu chứng gần giống với cảm lạnh. Sau đó sẽ bắt đầu nghiêm trọng hơn thường ho nhiều, khò khè và có cảm giác khó thở.

- Lao phổi: Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn có thể di chuyển đến nhiều cơ quan khác. Đáng lo ngại khi bệnh có thể lây nhiễm khi người bệnh ho, khạc đờm, hắt hơi.

 

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh

       Để chẩn đoán bệnh chính xác, ngoài việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn thực hiện:

- Đo nhiệt độ cơ thể, kiểm tra lượng oxy trong cơ thể bằng máy đo SpO2; Nghe phổi để đánh giá các tiếng rales trong phổi. Với những trường hợp có biểu hiện nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định:

- Chụp X-quang hay chụp CT phổi; Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng viêm, chức năng gan, thận; Xét nghiệm đờm: giúp xác định được loại vi khuẩn và virus gây bệnh.

3. Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới

Thông thường bệnh nhân sẽ cải thiện bệnh sau từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đột ngột chuyển biến nặng và có những biến chứng rất nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tùy theo thể trạng từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp:

- Điều trị viêm phế quản cấp: Bệnh nhân cần giữ ấm cho cơ thể; Nên nghỉ ngơi đầy đủ; Bỏ thuốc lá; Uống nhiều nước để bù nước và các chất điện giải; Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe; Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

- Điều trị viêm phổi: Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho các loại thuốc phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, khi người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp cấp: khó thở, tím tái,... bác sĩ sẽ cấp cứu thở oxy hay thở máy tùy tình hình cụ thể.

- Viêm tiểu phế quản: Có thể tự khỏi nếu chăm sóc đúng cách tại nhà.

- Điều trị lao phổi: điều trị theo quy chuẩn của Bộ Y tế và người bệnh cần uống thuốc theo đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ chỉ định.

4. Phòng ngừa viêm đường hô hấp dướiĐể phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp dưới đồng thời ngăn chặn lây lan bệnh sang người khác cần:

- Không nên hút thuốc lá và tránh những nơi có khói thuốc.

- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khử trùng các bề mặt đồ vật trong nhà, nhất là khi có dịch bệnh đường hô hấp.

- Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài và đến những nơi công cộng.

- Nên dùng giấy ăn che miệng khi ho và hắt hơi; Không tiếp xúc với người bệnh.

- Tiêm phòng vaccine cúm, sởi, quai bị, rubella; vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn…

                                                                                  Theo SK&ĐS

User Online:1269

Total visited: 32611761