Bài toán khó về ùn tắc và tai nạn giao thông

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Ùn tắc giao thông được hiểu đơn giản khi tham gia giao thông mà bạn khôn thể lưu thông. Tình trạng ùn tắc xảy ra thường xuyên, trọng điểm, ở một số đô thị lớn. Mật độ, phạm vi ùn tắc ngày càng rộng, thời gian ùn tắc ngày càng nhiều hơn vậy thì nguyên nhân do của nó là gì?

Thời gian qua, Hà Nội, TPHCM đã chủ trương thí điểm nhiều phương án "giải cứu" giao thông nội đô như: Cấm xe cá nhân vào trung tâm ngày chẵn/ lẻ; cấm xe máy; phát triển giao thông công cộng; phân làn phương tiện, đếm xe tại các tuyến trọng điểm… Nhưng có vẻ các phương án đều chưa mang lại hiệu quả.

Với mật độ xe máy và số lượng xe máy ước tính ở Hà Nội khoảng hơn 7 triệu xe đã có thời gia Hà Nội nghiên cứu cấm phương tiện xe máy tham gia lưu thông, đối với vần đề này KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - nêu quan điểm, hiện nay mong muốn của những nhà làm quy hoạch là hệ thống giao thông công cộng phải có sự kết nối như đường sắt, metro ngầm, BRT, taxi... và đặc biệt phải bỏ xe máy. Hà Nội rất muốn bỏ xe máy nhưng rất khó vì nó liên quan đến cuộc sống người dân. Chúng ta phải tính đến sự nhân văn, vì trong điều kiện hiện tại, người dân đi làm, đi học, đi chợ, đi đón con... đều cần đến xe máy cả. Muốn bỏ xe máy thì phải có hệ thống giao thông công cộng phát triển, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Giải pháp gì cũng phải nhân văn!".

Việc gia tăng phương tiện cá nhân gây nên vấn đề ùn tắc giao thông đang rất được quan tâm, nhất là ở một số TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Tuy nhiên, đến nay chưa có giải pháp căn cơ, giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc mà chỉ mang tính chất tương đối hoặc tạm thời. Do lượng phương tiện tăng nhanh, vấn đề phơi nhiễm của người tham gia giao thông cũng được xã hội quan tâm, nhiều chất độc do phương tiện thải ra đòi hỏi cần có lộ trình kiểm soát.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này có nhiều, như do sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém, chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường sá quá nhỏ hẹp, nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo hiệu trên một đoạn đường; vỉa hè bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô, dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn; nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn TNGT.

Tốc độ đô thị hóa, sự phát triển hạ tầng cũng là một nguyên nhân dẫn đến mức độ tắc đường ngày càng “rộng, dài” tại các thành phố lớn. Mật độ tập trung dân số và các phương tiện tham gia giao thông tại các TP này có thể cao hơn rất nhiều so với thực tế, do các phương tiện ngoại thành, tạm trú, tạm vắng chưa được thống kê đầy đủ khi cư trú, sinh hoạt và tham gia giao thông trên địa bàn. Hệ thống, hạ tầng giao thông để đáp ứng kịp với tốc độ đô thị hóa cần có sự đầu tư dài hạn liên quan đến rất nhiều tài chính và sự quyết sách của Chính quyền.

Một trong những giải pháp trước mắt có thể đem lại hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng đó là đồng bộ hóa các giải pháp, quy định về an toàn tham gia giao thông; tích cực tuyên truyền, cam kết lái xe đúng quy định triển khai từ học đường - công sở, nơi làm việc tới từng cộng đồng dân cư.

                                                                                                         Tác giả: Nguyễn Hòa

User Online:1110

Total visited: 32613576