Công tác phòng, chống HIV/AID- Một năm nhìn lại

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Tính đến 30/11/2022 toàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 3578 người nhiễm HIV/AIDS (trong đó phát hiện mới 75 trường hợp nhiễm HIV); số bệnh nhân AIDS đã tử vong là 1302 người; số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là 2276 người, trong đó có 1512 người đang sinh sống, cư trú tại địa phương; tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng là 0,084% . Hoạt động can thiệp dự phòng, chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tiếp tục được duy trì triển khai với đa dạng dịch vụ như: Dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện; dịch vụ chăm sóc, điều trị nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV).

Toàn tỉnh hiện có 1.311 bệnh nhân đang được điều trị tại 05 phòng khám ngoại trú trên địa bàn tỉnh (trong đó có 1.157 bệnh nhân có thẻ BHYT), số bệnh nhân điều trị ARV mới 83 người, tử vong 12 người, bỏ điều trị 34 người. Số bệnh nhân điều trị đồng nhiễm VGC là 150 bệnh nhân. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và duy trì cho 60 khách hàng là đối tượng nguy cơ cao. Số phụ nữ mang thai điều trị ARV là 11 bệnh nhân, số trẻ em sinh ra điều trị dự phòng ARV là 10 trẻ.

Công tác điều trị Mathadone tại các cơ sở cũng được thực hiện có hiệu quả với tổng số 1.286 bệnh nhân đang tham gia điều trị. Số bệnh nhân được cấp thuốc Methadone dài ngày là 103 BN tại 5 cơ sở ( TTKSBT, Hiệp Hòa, Lục Nam, Lạng Giang, Việt Yên).

Xác định công tác thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi là một trong những vấn đề then chốt để giúp việc phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả. Năm 2022, toàn tỉnh đã tổ chức được16.252 lượt tuyên truyền trực tiếp, phối hợp  nhiều hình thức truyền thông phù hợp với đối tượng tham gia như: in ấn tờ rơi, băng rôn tuyên truyền; tổ chức tháng truyền thông lây truyền từ mẹ sang con và tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS... ; tổ chức tư vấn xét nghiệm HIV cho 58.283 lượt người, trong đó số người nghiện chích ma túy được xét nghiệm là 4.102 lượt người (22 trường hợp dương tính), số MSM xét nghiệm là 57 (10 trh dương tính), Phụ nữ mang thai là 19.463 lượt (5 trh dương tính). Triển khai xét nghiệm Online cho 110 trường hợp (2 trh dương tính).

Với sự chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hoạt động truyền thông, tuyên truyền trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, kiến thức phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; huy động được sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Hầu hết mọi người dân đều hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về dự phòng HIV/AIDS để tự phòng tránh cho bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần hạn chế việc lây nhiễm HIV trong xã hội. Phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư", Tháng hành động quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS được cán bộ, công chức và đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng mạnh mẽ và lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao được giáo dục tuyên truyền tích cực; nhờ vậy, nhiều đối tượng ma túy, mại dâm sau khi được cai nghiện, giáo dục đã thay đổi hành vi để phòng lây nhiễm HIV, trở thành tuyên truyền viên tham gia tích cực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đã không còn phức tạp, gay gắt. Bên cạnh đó, một số địa phương có người nhiễm HIV/AIDS sống trên địa bàn đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để người nhiễm vượt qua khủng hoảng hòa nhập cộng đồng và an tâm lương thiện làm ăn, tránh những hành vi làm lây truyền HIV/AIDS cho người khác. Con em của người nhiễm đều được đến trường học tập. Nhiều mô hình câu lạc bộ, tổ, nhóm phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng được xây dựng và phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV như: nhóm giáo dục đồng đẳng; câu lạc bộ phụ nữ, câu lạc bộ thanh niên tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS; phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân cư"...

Mặc dù tình hình bệnh HIV/AIDS ở tỉnh được khống chế, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ, trong khi đó các nguồn viện trợ quốc tế cho chương trình phòng chống HIV/AIDS đang dần bị cắt giảm... nên gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Để góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp về chuyên môn, như: Tăng cường truyền thông, quảng bá các hoạt động và dịch vụ phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, tuyến cơ sở, hoạt động truyền thông, tiếp cận tư vấn cho nhóm nguy cơ cao làm xét nghiệm HIV và đa dạng hóa các mô hình xét nghiệm ở tất cả các tuyến; đẩy mạnh hoạt động can thiệp bơm kim tiêm cho nhóm nghiện chích ma túy, can thiệp bao cao su, chất bôi trơn cho MSM trên các địa bàn triển khai; duy trì hiệu quả hoạt động điều trị trước phơi nhiễm; tăng cường truyền thông để thu dung thêm bệnh nhân mới tham gia điều trị Methadone, triển khai rộng khắp việc cấp thuốc dài ngày cho bệnh nhân tại cơ sở điều trị các huyện còn lại; tăng cường xét nghiệm CD4, xét nghiệm tải lượng, triển khai tốt hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; phối hợp giữa các ban, ngành và huy động cả cộng đồng chung tay thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, tiếp tục vận động thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến tác hại của HIV/AIDS và các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS nhằm khống chế lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư.

                                                                                             Tác giả: Trần Huyền

User Online:1401

Total visited: 32612390