Phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Những năm gần đây, tỷ lệ đuối nước ở trẻ em, học sinh Việt Nam đã giảm (tỷ suất tử vong giảm từ 12,7/100.000 trẻ em vào năm 2010 còn 6,8/100.000 trẻ em vào năm 2019) nhưng vẫn cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 lần so với các nước phát triển

Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, hàng năm nước ta có khoảng 3500 đến 4000 trẻ em chết đuối, là nước có tỷ lệ trẻ em bị đuối nước cao nhất trong khu vực và cao gấp 10 lần các nước đang phát triển. Trong đó Bắc Giang nằm trong 15 tỉnh, thành phố có số trẻ em đuối nước cao nhất cả nước. Đặc biệt tỷ lệ này gia tăng nhiều hơn trong các kỳ nghỉ hè. Để hạn chế tai nạn này, bố mẹ cần biết nguyên nhân và cách phòng tránh: 

1. Nguyên nhân gây nên đuối nước ở trẻ em

Đuối nước do sự bất cẩn của người lớn

Nhiều trẻ bị đuối nước là do sự lơ là, chủ quan của bố mẹ chưa giám sát trẻ chặt chẽ hay thiếu người trông nom, chăm sóc để trẻ tự do vui chơi gần ao, hồ, mương máng, sông, ngòi...

          Trẻ em dưới 5 tuổi có thể bị đuối nước ngay trong xô, chậu, chum, vại, bể chứa nước, giếng khơi trong gia đình. Trẻ lớn hơn có thể gặp tai nạn ở ao, hồ, sông, suối,...

Trong dịp nghỉ hè, trẻ em nông thôn  ra đồng, sông, suối mò cua, bắt ốc, chăn trâu, bò, tắm, bơi lội... cũng có nguy cơ bị đuối nước.

          Đuối nước do môi trường sống không an toàn

Ao quanh nhà không có rào chắn, hố nước sâu sau khi đào lấy đất, hố ở các công trình xây dựng không có rào chắn, không có biển cảnh báo, biển cấm...  Trẻ em đi học bằng thuyền, phà trên sông suối, hồ lớn.  Đó là môi trường không an toàn, trẻ bị có thể  bị đuối nước. 

Đuối nước do trẻ không biết bơi, chưa được rèn kỹ năng sống

Đuối nước cũng một phần do trẻ không biết bơi, không biết xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.

          Có trường hợp, trẻ không biết bơi, không có kỹ năng cứu đuối lại nhảy xuống nước cứu bạn, dẫn đến hậu quả: không cứu được bạn,  mình bị đuối nước theo.

Trẻ biết bơi mà không có kỹ năng cứu đuối, khi cứu bạn cũng có thể bị đuối theo.

Muốn cứu người bị đuối nước, ngoài biết bơi còn phải có kỹ năng cứu đuối. Như vậy mới an toàn cho bản thân và người được cứu.

2. Biện pháp phòng tránh đuối nước cho trẻ em

          Phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà là của toàn xã hội:

- Bố mẹ cần tạo môi trường sống an toàn cho trẻ, cần giám sát, quan tâm đến trẻ, không để bé chơi một mình trong những khu vực có các nguy cơ gây đuối nước.

          - Hướng dẫn để trẻ biết bơi, biết xử lý tình huống khi bơi như: vận động trước khi xuống nước, an toàn trên mặt nước khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy hay cách sơ cứu người khi bị sặc nước, hướng dẫn các kỹ năng cứu đuối phù hợp với lứa tuổi.

          - Cần có biển báo, rào chắn, bảo vệ tại các nơi có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ.

- Khi trẻ phải đến trường bằng thuyên, phà bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn đưa đi kèm, không cố đi trên thuyền, phà đã quá tải.

          Đuối nước là một trong những tai nạn có thể phòng tránh được. Do vậy, các bậc phụ huynh hãy nỗ lực phối hợp cùng toàn xã hội phòng chống đuối nước hiệu quả cho con em mình.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:2413

Số lượt truy cập: 33505862