Những ghi nhận trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

 Với sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, các cá nhân đã và đang làm việc cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Cùng sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cán bộ, nhân viên y tế trong công tác phòng, chống HIV/AIDS đã góp phần quan trọng từng bước thực hiệu mục tiêu Chiến lược Quốc gia về chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Những thành tựu chính trong công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 được Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổng hợp:

Tiếp tục mở rộng và đa dạng dịch vụ xét nghiệm HIV, phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới qua các giải pháp XN mới như: XN tại các cơ sở y tế, XN dựa vào cộng đồng, tự XN. Sử dụng sinh phẩm mới để phát hiện sớm nhiễm HIV, recency testing, sinh phẩm XN thế hệ 4... Về công tác xét nghiệm sàng lọc HIV đã bao phủ 100% tuyến huyện với hơn 1.300 cơ sở và xét nghiệm khẳng định HIV đã bao phủ 100% tỉnh/thành phố với 204 phòng xét nghiệm khẳng định. Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện với 97 phòng xét nghiện khẳng định. Hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định HIV cũng đang được triển khai thí điểm sử dụng 3 test nhanh tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa. Xét nghiệm nhiễm mới đã được triển khai tại 28 tỉnh/thành phố trên cả nước.
          Cải cách công tác thống kê, quản lý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát dịch HIV. Đến nay, hệ thống thông tin quản lý người nhiễm HIV (HIV-INFO) phiên bản 4.0 và phần mềm quản lý điều trị PREP, ARV, cung ứng thuốc (HMED) đã được triển khai cho 63 tỉnh/thành.

Công tác truyền thông được thực hiện có hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau như: nói chuyện sức khỏe, tư vấn, xét nghiệm… tại các khu công nghiệp, trường học và truyền thông đa phương tiện. Hầu hết các bạn thanh niên trong độ tuổi lao động, học sinh, sinh viên được tiếp cập với các hình thức truyền thông hiểu đúng về HIV/AIDS. Tổ chức thành công Mít tinh cấp Quốc gia Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12 và các hoạt động Hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 
          Hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone được duy trì, mở rộng một các có hiệu quả. Tính đến 30/9/2022, chương trình Methadone đã được triển khai tại hơn 600 cơ sở điều trị và cấp phát thuốc trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố với hơn 51.000 người bệnh tham gia điều trị trong đó gần 3.000 người được cấp thuốc mang về nhà. Điều trị Methadone đã góp phần khống chế được tình hình nhiễm HIV trong người tiêm chích ma túy. Nhiều người bị nghiện, chích ma túy sau khi sử dụng bằng thuốc thay thế Methadone đã yên tâm hơn, kiên trì điều trị, tin tưởng hệ thống cơ sở y tế, yên tâm điều trị góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

Về điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP) triển khai đa dạng thông qua các mô hình TelePrEP, PrEP trực tuyến, OS, lưu động... Tốc độ tăng trưởng khách hàng nhanh hơn so với các nước trong khu vực. Tính đến 31/8/2022, đã có 210 cơ sở PrEP triển khai cung cấp dịch vụ PrEP (nhà nước và tư nhân) tại 29 tỉnh, thành phố. Số khách hàng được tiếp cận với dịch vụ PrEP ít nhất 1 lần trong kỳ báo cáo là 40.020 khách hàng (đạt 88,9% so với chỉ tiêu 45.000 khách hàng vào năm 2022); số khách hàng duy trì trị điều trị PrEP trên 3 tháng liên tiếp đạt 69,6%; 80,4% số khách hàng PrEP là MSM.
          Điều trị thuốc kháng HIV (ARV) được mở rộng: Hiện có 499 cơ sở ĐT, trong đó 362 cơ sở đang điều trị thuốc ARV BHYT Tổng số: 167.022 BN, trong đó 3.453 BN trẻ em, 163.568 người lớn. Mở rộng điều trị ARV qua Bảo hiểm y tế, phấn đấu tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 95% trở lên. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt tới 96% và Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt được tỷ lệ này.
          Đạt được những thành tựu trên là do sự chỉ đạo sát sao, liên tục của Hệ thống chính trị đối với mục tiêu Chiến lược của Ngành Y tế, trong đó có một phần đóng góp quan trọng của các tổ chức quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Với mục tiêu chấm dứt AIDS vào năm 2030 nhiệm vụ đặt ra còn hết sức nặng nề, khó khăn, thách thức cần tiếp tục sự quan tâm đặc biệt của các toàn Hệ thống chính trị và sự chung tay của các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã và đang xây dựng, triển khai, hành động có hiệu quả các chương trình, kế hoạch để thực hiệu thành công mục tiêu Chiến lược về phòng chống HIV/AIDS.

                                                                                                                                       Tác giả: Nguyễn Hòa


 

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:1552

Số lượt truy cập: 33547012