Dấu hiệu và cách phòng chống bệnh lao phổi

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
          Tại Việt Nam, mặc dù chương trình chống lao quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong kiểm soát, phát hiện và điều trị, song bệnh lao ở nước ta vẫn còn nặng nề, đứng thứ 12 trong số 22 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất, thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới.
          Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó. Tùy theo vị trí bị bệnh mà người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi (chiếm 80 - 90%) và lao ngoài phổ (chiếm 20%).           Bệnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao đối với các trường hợp như: người mắc bệnh HIV/AIDS, người đang hóa trị, xạ trị ung thư, trẻ nhỏ hoặc người già… Tuy nhiên, nếu người mắc phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì người bệnh có thể khỏi. Triệu chứng bệnh lao phổi không phải khó nhận biết, tuy nhiên rất nhiều người bệnh không chú ý phát hiện và điều trị sớm, đến khi bệnh diễn biến nặng mới đi khám. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để người bệnh có thể nhận biết để điều trị kịp thời và chủ động phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng.          Ho, ho ra máu: Người bệnh ho trên 3 tuần dùng thuốc kháng sinh nhưng không giảm ho thì có thể là do lao phổi. Ho ra máu cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhưng có thể gặp ở 60% những người lao phổi thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp nên những người có triệu chứng ho ra máu.         Khạc đờm: Khạc đờm là biều hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân không thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.         Gầy, sút cân: Là triệu chứng thường gặp ở bệnh lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không rõ nguyên nhân rõ ràng không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… có các triệu chứng ho, khạc đờm có thể đã mắc lao phổi.          Sốt, ra mồ hôi: Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhự hoặc gai gai lạnh về chiều. Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là mồ hôi trộm. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi.          Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.          Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao (Hiện nay đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình TCMR được triển khai ở tất cả các xã, phường, thị trấn). Đồng thời, thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.         Đối với những người đã nhiễm lao cần thực hiện các biện pháp tránh lây cho người xung quanh như: nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị; che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miệng khi cười, nói, ho, hắt hơi sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm quá trình trị liệu. 

Nguồn tin: Khoa Truyền thông GDSK

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Tin hoạt động Tin hoạt động

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:1613

Số lượt truy cập: 32616673