Cách chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
          [caption id="attachment_323" align="aligncenter" width="600"] Liệu người bị nhiễm HIV/AIDS có thể sống chung với các thành viên khác trong gia đình?[/caption]          Câu hỏi luôn được đặt ra với những người nhiềm HIV đó là: liệu người bị nhiễm HIV/AIDS có thể sống chung với các thành viên khác trong gia đình? Nếu sống chung phải thực hiện những biện pháp vệ sinh nào để tránh lây bệnh cho người thân? Nhiều nghiên cứu đã khẳng định người nhiễm HIV/AIDS vẫn có thể tiếp tục sống chung với gia đình nếu người thân hiểu biết đúng về HIV/AIDS. Trong khi chăm sóc người thân nhiễm HIV/AIDS, các thành viên trong gia đình cần lưu ý:          - Quần áo, đồ vải dính máu người bệnh phải được ngâm nước Javen 0,1-0,5% trong 30 phút rồi giặt lại bằng xà phòng; nếu dính các chất đặc như chất nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại. Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm...), cần cho vào 2 lần túi nylon, buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác.           - Bệnh nhân phải dùng riêng một số đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay, kim tiêm...           - Khi máu và chất tiết của người bệnh rơi vãi ra ngoài, dùng giấy hoặc vải hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng nước xà phòng rồi lau lại bằng nước Javen hoặc cồn 70 độ.           - Người trong gia đình nên mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương hay giặt đồ cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nếu bị dính máu, dịch tiết của bệnh nhân thì rửa sạch ngay bằng nước xà phòng, sau đó dùng cồn 70 độ sát trùng lại.           - Nếu người trong gia đình bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV (như kim tiêm, dao cạo) làm bị thương, cần nặn ngay máu ra, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó, phải liên hệ ngay với các cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự phòng.           - Trong quan hệ tình dục với người nhiễm HIV/AIDS, phải luôn sử dụng bao cao su. Còn những biểu hiện tình cảm khác như vuốt ve, nắm tay... không làm lây bệnh.           - Về ăn uống, cần cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ các chất (thịt, cá, trứng, gan, đậu, rau củ, trái cây). Nếu người bệnh chán ăn, buồn nôn thì cho ăn uống từng chút một và chia thành nhiều bữa. Tránh cho ăn rau sống vì nó khó tiêu và dễ gây nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân hay nôn, nên cho dùng thức ăn lỏng. Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, cần sử dụng thức ăn mềm, nghiền nát, tránh các loại gia vị, uống nhiều nước.           - Về thuốc điều trị, bệnh nhân và người nhà không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa quy định dựa vào quá trình thăm khám, theo dõi và làm các xét nghiệm.  

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:1224

Số lượt truy cập: 33693911